loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin được chia sẻ về tình trạng của bản thân con từ khi gặp Pháp Thầy.

Tình trạng trầm cảm dễ dẫn đến tự tử ngày nay ngày một nhiều hơn, đặc biệt ở người trẻ. Bản thân con cũng bị trầm cảm và có ý định tự tử nhưng nhờ may mắn gặp được những lời pháp của Thầy mà con biết mình vẫn còn lối thoát. Lắng nghe cảm nhận lại chính mình nhờ đó con thấy ra được nguyên nhân trầm cảm của con bắt nguồn từ chính bản ngã mà ra dù vẫn những duyên bên ngoài. Thời đại phát triển về vật chất nên mọi người chạy đua lẫn nhau xem ai có được những điều kiện sống thiên về vật chất hơn, xem ai tài giỏi hơn, nổi tiếng hơn. Bản thân con cũng bị cuốn theo vòng xoáy trên, nhưng duyên nghiệp phước báu của bản thân con có hạn, nên khi chạy đua theo con không đua theo kịp rồi sinh ra chán nản, u buồn, thất vọng, tự ti, những điều này cứ chồng chất theo tháng năm đến một lúc từ stress rồi stress nặng rồi thành trầm cảm luôn. Con hiểu ra sự thành công, danh tiếng, nỗ lực hơn người, trở thành người tài giỏi đều là chiêu bài của bản ngã nhằm khẳng định giá trị của nó. Trở về với chính mình mặc dù vẫn đang rất chật vật, bản ngã luôn khởi lên lao ra ngoài khi thiếu chánh niệm. Nhưng có đôi lúc con cảm nhận được nếu con cứ sống một cách bình thường không cần phải so sánh mình với bất kì ai thì con đâu có áp lực nào để mà phải căng thẳng. Con hiểu thì ra mọi khổ đau đều do mình dựng lên mọi khái niệm rồi lao theo khái niệm đó, khi không được thì thất bại đau khổ dẫn đến u uất trầm cảm.

Con hiểu ra vì sao trong những lời khuyên về bệnh trầm cảm Thầy thường khuyên nên quay về cảm nhận lắng nghe lại những gì ở chính mình. Có lắng nghe cảm nhận không phản ứng thì việc đầu tiên là những áp lực căng thẳng sẽ được giải toả, cái thứ hai dần dần sẽ thấy ra những ảo tưởng mà mình dựng lên làm mình khổ đau.
Chánh niệm tỉnh giác, luôn soi sáng chính mình là con đường duy nhất để không dẫn đến trầm cảm. Đây là những chiêm nghiệm con thấy ra qua sự trải nghiệm ở bản thân mình từ lời dạy soi sáng chính mình.
Con xin thành kính tri ân!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con có 1 trạng thái này xin Thầy chỉ giúp ạ.
Khi tâm rỗng lặng, tỉnh giác, con thấy mọi việc rất sáng tỏ. Ứng vào công việc làm con thấy mình “thông minh” và nhạy bén hơn, xử lý mọi việc trôi chảy, rất tự nhiên mọi ý tưởng cứ tự bật ra mà không phải do tư duy suy nghĩ lý trí mới làm đc. Khi con trả lời thắc mắc cho mọi người thì ai hỏi gì tự bản thân con bật ra câu trả lời, mà con thấy câu trả lời đó tự đến, con ko cần phải suy nghĩ hay nhớ lại vấn đề đó thế nào rồi mới trả lời đc.
Nhưng có một lần, mặc dù con buông xả mọi suy nghĩ, ý niệm nhưng con lại thấy kiểu hơi bị “đơ”, con bị hỏi một vấn đề nhưng con không có đc cái nhạy bén để nắm đc ý tứ người hỏi mà trả lời không đúng trọng điểm mặc dù con vẫn nhận biết được đầy đủ mọi việc đang diễn ra. Chỗ này con thực sự vẫn chưa rõ lắm tại sao. Nó khác hoàn toàn khi con cảm nhận được sự rỗng lặng, tỉnh giác. Con xin Thầy chỉ giúp con với ạ.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, khi ngủ sâu không mộng mị thì tướng biết không hoạt động và không ở đó, còn tánh biết vẫn luôn soi chiếu. Vậy thì có cần biết một cách ý thức là mình đang ngủ không ạ, hay chỉ là một cảm nhận về sự hiện thể, một trạng thái như thị, một cái "đang là" thôi ạ, nói cảm nhận ý con là nói cái biết không qua ý thức, không qua tư duy như thể "à tôi đang ngủ", vì con cảm nhận như vậy ạ. Khi mơ thì dễ hơn vì có thức hoạt động nên tánh biết dễ nhận ra được. Nhưng kể cả khi không có gì cả thì tánh biết vẫn luôn "đang là" với mọi thứ đúng không ạ, không sanh, không diệt, trống rỗng không bản ngã. Con biết là sẽ cần chiêm nghiệm, thực chứng để thấy và hiểu ra nhưng con thật hy vọng thầy có thể phần nào khai thị, chỉ ra giúp con ạ.

Ngoài ra, con thấy khi tâm trí khi ngủ là mình rất gần với tâm vô, tâm không, một cảm nhận gì đó gần với Chân không Diệu hữu (giống lúc thức ban ngày mà trọn vẹn, tỉnh thức phải không ạ) bởi khi ngủ thì mình không còn lao xao, vọng động của các giác quan nữa ạ. Có phải chánh niệm cả khi ngủ, trong mọi hoạt động, thì khi chào đón cái chết, mình sẽ rất nhẹ nhàng và tỉnh thức không ạ?

Con xin trình bày như vậy để kính mong được Thầy từ bi chỉ dạy. Con xin chân thành cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Hôm kia con có gửi thầy 1 câu hỏi, mong thầy xem và hướng dẫn giúp con. Chúc thầy nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-03-2020

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Thầy cho con hỏi là có phải khi mình thường tu tập chánh niệm tỉnh giác thì nhu cầu ngủ sẽ ít hơn trước không ạ. Dạo này con không hay bị buồn ngủ như trước, và giấc ngủ cũng tỉnh tỉnh chứ không ngủ say và ham giống em bé như trước kia nữa ạ. Nhưng con không mệt mỏi gì cả vẫn bình thường ạ.
Con kính đảnh lễ Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-03-2020

Câu hỏi:

Dạ, con kính bạch Sư Ông!
Lúc trước con thấy Sư Ông có dạy Kinh Trung Bộ cho quý Sư ở chùa vào buổi tối thứ năm trong tuần, con không biết lớp học có còn tiếp tục không ạ thưa Sư Ông, vì lâu rồi con không có thấy phát trên youtube ạ.
Con kính đảnh lễ Sư Ông và kính chúc Sư Ông thật nhiều sức khoẻ ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-03-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Sư ông, con có vấn đề này xin nhờ Sư ông chỉ dạy.
Đối với tình hình dịch bệnh Covid 19 phức tạp như hiện nay, bản thân con không thể làm được gì giúp ích nhiều cho xã hội, ngoài việc ăn ở đúng tốt và nghe theo chỉ dẫn của Bộ Y Tế. Nếu con khởi tâm cầu nguyện cho tình hình được tốt hơn có hiệu quả gì không Sư ông, nếu có Sư ông chỉ con cách khởi tâm cầu nguyện cho đúng để có thể đóng góp được nhiều nhất ạ?
Con cám ơn Sư ông và cầu mong Sư ông luôn được mạnh khỏe, bình an ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-03-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, xin cho con lại tiếp tục trình bày trải nghiệm của bản thân mình và những gút mắc của con.
Do bản thân con mặc dù chỉ mới 24 tuổi nhưng có thể nói từ nhỏ cho tới lớn cuộc đời con chỉ có đau khổ và thất bại. Và bây giờ vẫn là đau khổ chỉ khác duy nhất một điều đó là khi khổ đau có mặt, mặc dù cũng đầy đau buốt ở ngực, sợ hãi trước nó nhưng trong sự đau khổ và sợ hãi này tâm con vẫn đủ trầm tĩnh chịu đựng để đối mặt. Thực sự con nghe Sư Ông giảng lắng nghe cảm nhận khổ đau, con cứ nghĩ khi lắng nghe cảm nhận đến lúc nó hết đi sẽ được hạnh phúc hay an lạc nhưng có thể tập khí nghiệp của con khác người nên con chẳng thấy có an lạc gì cả ngoài một thái độ tâm trầm tĩnh (chỉ mới gần đây thôi) trước những đau khổ của thân và tâm này và đặc biệt là nhiều điều ảo tưởng trước đây về cuộc sống, bản thân con bị vỡ ra.
Đôi lúc con đã mong rằng mình được sống và lớn lên trải nghiệm một cách bình thường như bao người khác dù đó là ảo tưởng trong hạnh phúc đi chăng nữa, những khổ đau mà con trải qua có những điều mà người ta phải hơn nửa cuộc đời mới nhận ra thì những khổ đau đến quá sớm đã cho con thấy ra những sự thực này, những sự thực mà con chỉ muốn nó đừng là thực, nhưng không, nó thực như chính nó phải là như vậy. Con tự hỏi rằng tại sao Pháp lại cho con học những bài học trắc trở quá sớm như vậy nhưng rồi con hiểu không có cách nào khác đây là duyên nghiệp của chính con thưa Sư Ông. Con xin Sư Ông chỉ dạy thêm giúp con vài điều:

1/ Con không biết có thực sự đến một lúc nào đó khi hiểu ra những khổ đau thì mình sẽ có hạnh phúc?

2/ Ngoài ra, tâm con nếu như có thể trầm tĩnh chịu đựng trước đau khổ thì có thể hiểu được do nó đã quá quen với khổ đau. Nhưng thật kỳ lạ bây giờ đứng trước những thứ có được từ bên ngoài tới, con không còn cảm giác hân hoan trước nó nữa hay thậm chí còn cảm thấy e dè trước nó. Ví dụ một món đồ hay một mối quan hệ từ người thân đến bạn bè nếu họ cảm thấy mến mình, như trước đây khi nghe người ta nói điều gì đó tốt đẹp về mình thì thấy rất vui, tự hào nhưng bây giờ tâm con không còn hân hoan nữa, họ mến mình mà mình cũng chẳng còn thấy làm hân hoan nữa, vì có lẽ trải qua thất bại nhiều nên con cảm nhận đằng sau sự quý mến đó rồi sẽ có lúc không còn quý mến nữa. Con không biết những thái độ tâm này có vấn đề gì không, vì theo con được hiểu khi khổ đau thì người ta phải trân trọng vui vẻ hạnh phúc với những thứ có được, nhưng con chỉ cảm thấy mình không còn quan trọng những điều đó hoặc e dè trước nó? Xin Sư Ông chỉ bảo giúp con.

3/ Điều cuối cùng này, con muốn hỏi điều này để con có đủ niềm tin và nghị lực tiếp tục chịu đựng. Thưa Sư Ông có phải rồi tất cả chúng sanh đều đi đến giác ngộ giải thoát (Niết Bàn). Và trên con đường trở về sự giác ngộ thì KHỔ ĐAU là điều BẮT BUỘC phải trải qua. Nên chúng sanh nào chịu càng nhiều đau khổ càng sớm trở về sự giác ngộ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-03-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy! Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ!
Con xin Thầy chỉ dẫn cho con! Con thấy khi con làm việc gì đó dù lớn hay nhỏ tâm đều khởi lên và khiến con căng thẳng, con để ý cổ họng như siết lại và cơ thể như gồng lên, hơi thở nông và dồn từ ngực lên rất mệt mỏi. Khi đó thì con tác ý buông thư thì ko còn căng thẳng nhưng khi cần làm việc thì lại bị. Như bị thành thói quen mà đến khi ko làm việc hoặc khi ngủ con vẫn bị như thế làm con ngủ rất bất an và tỉnh dậy đầy mệt mỏi. Con kính cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-03-2020

Câu hỏi:

Dạ con xin thành kính đảnh lễ Thầy ạ.
Với sự chuyển hoá trong tâm kể từ khi con nghe Pháp thoại và được Thầy chỉ dạy, con vô cùng hoan hỉ. Con xin cung kính tri ân Ân đức của Thầy và Ân đức Tam bảo ạ.
Đạo Pháp thật mầu nhiệm, lành thay thưa Thầy!

Xem Câu Trả Lời »