loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-02-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Khi mà trong công việc, mình có nhiều cơ hội để làm và tạo ra tài sản nhưng khi làm như thế thì thời gian dành cho việc học hành Phật pháp bị giảm đi nhiều thì có phải lòng tham đang hiện ra như thế rồi cứ bị cuốn vào đó. Và nếu ko tận tâm với công việc thì mình lại cảm thấy đồng tiền lương khi nhận được có vẻ không được xứng đáng cho lắm ạ.
Dạ thưa Thầy, vậy thì như thế nào cho đúng tâm với thời gian dành cho học hỏi Phật pháp và thời gian dành cho công việc ạ?
Con xin chân thành cúi đầu đảnh lễ và cảm ơn Thầy rất nhiều ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2020

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy!
Khi tự quan sát, con thấy mình có xu hướng "xa mặt cách lòng". Khi ở bên cạnh ai, con hết lòng với họ nhưng chỉ vừa rời đi có vẻ như con rũ bỏ hết cảm xúc và kỷ niệm vừa qua như thể người dưng nước lã, không có gì đọng lại, không có ý muốn thân thiết hay quan tâm hơn. Con có đang đi lạc lối trong con đường tu tập tứ niệm xứ không ạ? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ đường cho con ạ. Con xin cúi đầu đảnh lễ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2020

Câu hỏi:

Bạch Thày! Con thường nghe trong pháp thoại Thày khai thị, Thày hay nhắc đến câu "dòng Pháp". Đây có phải là trật tự vận hành của tự nhiên như là sự vận hành của vạn vật: Mặt trời, mặt trăng, dòng sông, ngọn gió cho đến máu chảy, tim đập, mắt thấy, tai nghe không có khái niệm hay quan điểm cá nhân xen vào. Và thậm chí cả cái lúc khi thì tĩnh lặng khi thì xao động của tâm thức chúng sinh. Mà cái biết trong sáng vô ngôn cảm nhận được phải không ạ? Con tri ân Thày ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Qua câu hỏi về Niết-bàn ngay trong kiếp sống hiện tại, và đã được Thầy trả lời chỉ dạy thêm cho con, khiến con cảm thấy như được củng cố thêm niềm tin trong quá trình học giáo lý của Đức Phật và thực hành những nội dung trong giáo lý ấy (cụ thể là Tứ Niệm Xứ).
"Đến để Thấy, chứ không phải đến để Tin", con đã từng nghe câu nói này, và con cảm thấy mình rất may mắn khi được tiếp cận với giáo pháp - một tài sản vô cùng quý báu, và may mắn hơn khi được Thầy chỉ dạy và khai thị thêm. Càng thấy ra sự thật thì con càng có niềm tin vững chắc hơn nơi giáo pháp. Bản thân con cũng rất cảm ơn cái thế giới ảo này (internet) đã giúp cho con có cơ hội được nghe các pháp thoại và nghiên cứu kinh sách ngay tại nhà. Đối với con thật là điều tuyệt vời!
[Thế giới ảo và đời sống thật] ngay đây đã có sự phân biệt về ngôn từ cũng như ý nghĩa của ngôn từ (ngôn ngữ). Con thấy rằng dù Ảo hay Thật đều là đặc trưng của thế giới vọng tưởng - đều không đích thực. Khi đã vượt khỏi sự phân biệt Có và Không, Ảo và Thật thì sẽ không bận tâm đến ý nghĩ Thỏ không có sừng, bởi lẽ điều đó không có một bản chất thâm sâu nào khi sự phân tích về sừng tiếp tục đi sâu vào những phần tử tinh tế nhất gọi là các vi hạt (vi trần). Ngay cả cái thân tứ đại của chúng ta - con người, cũng chỉ là các vi hạt hiệp thành, theo nghĩa chế định.
Trong quá trình thực hành Tứ Niệm Xứ kết hợp với một chút kiến thức về Vi Diệu Pháp (A-tỳ-đàm) con thấy ra rằng, suy cho cùng toàn bộ thế giới hiện tượng mà mọi diễn biến trong đó chẳng qua chỉ là sự tự diễn biến của một phần tâm của con, hay nói theo cách khác thì thế giới ảo và đời sống thật tất cả đều không đích thực - vọng tưởng. Chỉ nên nương vào nó để tiếp cận đến chân lý.
Con tin rằng tiếp cận được đến chân lý là điều chắc chắn sẽ thành tựu, bởi vì có một chủng tử thiện, và hơn thế nữa, một chủng tử vô lậu, sẽ được gieo vào tâm (đặc biệt là tàng thức - alaya thức), và sẽ luôn duy trì tinh tấn chánh niệm tỉnh giác như thế trong từng khoảnh khắc tại đây và bây giờ. Như vậy sẽ là một cứu cánh duy nhất cho chính con ngay trong đời sống hiện tại, còn tương lai mặc nhiên sẽ phản chiếu từ thực tại này (không bận tâm về tương lai).
Ngay trong lúc này khi viết thư cho Thầy, con ý thức rằng con đang nương vào ngôn ngữ, vào máy tính, vào internet, vào điện năng..., con hiểu rằng các hiện tượng, khái niệm, tên gọi, sự phân biệt (nhị biên)... chỉ là phương tiện, qua đó biết nương vào một cách thiện xảo để giúp mình thấy ra (không bị ngăn che), để tiến gần hơn đến chân tâm.
Như lời Thầy đã nói "Niết-bàn thật thì chỉ khi thực chứng mới là thứ thiệt". Câu nói này làm cho con nhớ đến nội dung câu chuyện đối thoại giữa rùa và cá. Qua thực hành thì con mới chạm đến được trạng thái "Rỗng lặng - Trong sáng" là như thế nào, mà nếu trước đây chỉ nghe nói thôi thì không thể cảm nhận được.
Trên tất cả, con muốn nói lời cảm ơn thật sâu sắc đến Thầy và vạn pháp, đã giúp cho con ngày càng bớt bị ngăn che bởi những khái niệm tên gọi, những sự phân biệt nhị biên...
Con xin chân thành cúi đầu đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2020

Câu hỏi:

Con xin phép được đảnh lễ Thầy, đầu thư con xin chúc Thầy thật nhiều sức khoẻ, có lẽ con không biết dùng từ ngữ nào đủ để cám ơn công lao chỉ bảo dạy dỗ của Thầy ạ. Sau một thời gian thực hành con nhận thấy cái tâm của mình chuyển biến rõ rêt, từ một cái tâm luôn lo lắng, sợ hãi, bất an rồi đau khổ thì giờ đây khi gặp những chuyện rắc rối, hay có người xúc phạm mình con không còn thấy đau khổ nữa, mọi thứ cũng chỉ nghe và biết vậy nên cái tâm thấy bình an. Con cám ơn Thầy thật nhiều.
Con vẫn tiếp tục quá trình tu tập và nhân tiện đây con cũng xin hỏi Thầy thêm là việc ăn uống có ảnh hưởng đến việc tu tập không ạ, hiện nay thì con chẳng kiêng khem cái gì. Con xin Thầy chỉ dẫn cho con ạ. Con xin tri ân Thầy thật nhiều ạ.
Kính thư,
Con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2020

Câu hỏi:

Thầy ơi!
Hôm nay, ngồi yên, con thấy tâm mình rỗng lặng và thật hoan hỉ. Con mỉm cười với những sự việc trái ý nghịch lòng đã qua, với những điều tồi tệ diễn ra trong đời sống hằng ngày.
Tự nhiên con thấy quả thật Pháp vận hành hay thật. Nếu không gặp người không như ý mình, trái ý mình, hoặc những biến cố nghịch cảnh thì làm sao con hiểu được hỉ nộ ái ố là thế nào và nó bắt nguồn từ đâu.
Nếu luôn được như ý mình thì làm sao con biết được tâm mình đang tham ra sao, sân khi không như ý ra sao, và si mê ảo tưởng ra sao. Cảm giác đó khổ thế nào! Nếu không có điều trái ý, thì con đã bị ngủ quên, cho tâm Tham đắm và Si mê thỏa mãn, cho Sân được nuôi dưỡng mà mình không hay biết. Con biết ơn sự vận hành của Pháp.
Và con thấy sự phán xét có trong mỗi con người, con thấy ai cũng có điều này. Chính sự phán xét chủ quan theo ý mình này làm cho nội tâm mình xáo trộn và gây ra nhiều mâu thuẫn. Có người nói ra hoặc không nói ra nhưng lại để nội kết trong lòng, chính con cũng vậy. Nhìn thấy được điều đó, buông nó ra, thấy mọi người trong cuộc đời ai cũng có điều đáng thương, đáng quý và đáng để mình học. Học bài học nhân quả thông qua mỗi người.
Có những điều con nghe lý thuyết thật nhiều, nhưng phải thật sự chân thật với chính mình và phải tự mình thấy ra thì điều đó mới làm mát mẻ cho tâm hồn mình thật sự.
Có thể con không trình bày được rõ ràng những điều con cảm nhận. Nhưng thật sự, giờ phút này đây, con chỉ muốn được quỳ dưới chân Phật, dưới chân Thầy để đảnh lễ Phật, đảnh lễ Thầy với tất cả lòng biết ơn vô hạn.
Con kính chúc Thầy và tất cả quý Thầy trong trung tâm thân tâm thường an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-02-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Nhìn từ góc nhìn vọng tâm, Niết-bàn là trạng thái không có giới hạn (vô tận - ananta), không phải thể thông thường (bất tùy thể), là không một trạng thái nào giống nó (vô song - anupameya), là nơi cao nhất (tối thượng - anuttara), là bờ bên kia mà bờ bên này là sinh tử với dòng nước phiền não trôi ở giữa (bỉ ngạn - para), là nơi nương tựa cao nhất (parayana), là sự vẹn toàn (chu toàn - tana), là sự đảm bảo tuyệt đối (khema), là hạnh phúc (siva), là duy nhất (kevela), là không có nguyên nhân (analaya), là bất khả diệt (akkhara), là tuyệt đối thanh tịnh (visuddha), là siêu thế gian (lokattara), là vĩnh cữu (amata), là êm đềm (santi), là giải thoát (multi)...
Niết-bàn không phải ở một nơi nào khác theo ý nghĩa của không gian. Nó là một trạng thái ở ngay bản tâm của mỗi chúng sinh và việc đạt đến trạng thái đó về nguyên tắc có thể thực hiện ngay lập tức, trong kiếp sống hiện tại.
Niết-bàn thành tựu trong kiếp sống hiện tại, gọi là hữu dư Niết-bàn (sopadhisesa nirvana). Đó là sự chứng ngộ nirvana khi còn thân ngũ uẩn và bắt đầu từ đây mọi vận hành của Ý Khẩu Thân (ngay tại 7 Javana trong tiến trình tâm) đều không còn tạo nghiệp nữa. Khi rời bỏ thân xác, trạng thái đó trở thành vô dư Niết-bàn (nirupadhisesa nirvana), hay còn gọi là Đại Niết-bàn (maha pari nirvana).
Dạ thưa Thầy, cách hiểu về Niết-bàn như trên có gần đúng không ạ. Rất mong Thầy hoan hỷ chỉ dạy thêm cho con ạ!
Con xin chân thành cúi đầu đảnh lễ và cảm ơn Thầy rất nhiều ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-02-2020

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!
Dạ thưa Thầy, con xin trình Pháp.
Khi mới bắt đầu bước chân vào đạo, thì điều quan trọng đầu tiên là thấy, quan sát, thấy ra. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở thấy và quan sát không thôi thì vẫn chưa đủ. Muốn giác ngộ thì cần phải thật sự dũng cảm, dám dấn thân vào đau khổ mới được. Thường khi gặp cảnh bất như ý xảy đến thì thân tâm bất ổn vì khi đó thân tâm chạy theo cảnh, vui buồn theo cảnh. Cho dù có quan sát thấy thân tâm mình đang bất ổn đi nữa thì rồi cũng sẽ bị cảnh cuốn đi thôi. Lúc này sự dũng mãnh chính là cần phải tinh tấn để đưa thân tâm trở về thực tại như nó đang là. Ví dụ thực tại là đang đau khổ hay bất ổn, thì hãy dũng cảm sống trọn vẹn với chính tình trạng đau khổ hay bất ổn đó. Coi đây là bài học mà Pháp đang dạy mình, coi đây là cơ hội để mình được trải nghiệm bài học bất ổn đó. Nói suông thì nghe rất đơn giản, nhưng thực ra không hề đơn giản chút nào. Trở về trọn vẹn với bất ổn đang là tức là trọn vẹn cảm nhận lại thân tâm của chính mình trong lúc bất ổn như chính nó đang là mà không thêm vào đó mong muốn thoát ra, mong muốn mọi sự nhanh chóng trôi qua. Cảm nhận sâu sắc và trung thực nhất, không chống đối, không phản kháng, không mong muốn, chỉ đơn giản là cảm nhận trọn vẹn ngay trên chính thân tâm mình trong tình cảnh ấy mà thôi. Nếu có đủ sự dũng mãnh để làm được như vậy thì sẽ nhận ra rằng ngay trong quá trình tinh tấn trở về trọn vẹn với thực tại bất an, đau khổ ấy sẽ cùng lúc phát sinh ra chánh niệm và tỉnh giác. Cùng lúc ba yếu tố tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác có mặt. Và ngay lúc đó chính là giải thoát. Mặc kệ cảnh bên ngoài đang như thế nào nhưng thân tâm đã được giải thoát.
Con trình Thầy những điều trên ngay khi con vừa thực hành tinh tấn trở về trọn vẹn và thấy ra như vậy. Nhưng vì sự “trọn vẹn” trở về của con vẫn chưa được trọn vẹn 100% như thực tại đang là nên sự “giác ngộ và giải thoát” của con ngay lúc này cũng chưa trọn vẹn Thầy ạ.
Con chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-02-2020

Câu hỏi:

Mô Phật thưa sư. Xin sư cho con hỏi khi con ngồi thiền thì con bị ngáp liên tục, mặc dù con không buồn ngủ, con không bị tưởng tượng đâu ạ. Nó ngáp tự nhiên con không cố ý để ngáp ạ. Con xin cảm ơn sư ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-02-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con hỏi tất cả những gì mình mơ thấy đều là những ký ức nằm sâu trong tàng thức nhiều kiếp trước mà mình đã từng làm đúng ko ạ?

Xem Câu Trả Lời »