loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-12-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi, nếu thời gian không phù hợp và Thầy bận quá thì Thầy cứ bỏ qua câu hỏi này của con.

Thầy ơi, con lớn lên trong sự so sánh hơn thua mà phụ huynh áp đặt lên. Con học hành trong sự kỳ vọng của thầy cô, thậm chí có nhiều người đặt hết niềm tin vào giúp đỡ. Con học hành cũng không hoàn toàn là suông sẻ, nhưng vẫn tốt nghiệp đại học hạng ưu ở một trường quốc tế đắc đỏ. Về việc học của con, cha mẹ phải bán đất, lấy ra tiền dành dụm.

Vậy mà ở năm cuối đại học, con lại có ý định đi tu. Tốt nghiệp thì con muốn xuất gia luôn, nhưng lúc đó con còn ràng buộc, con không thể bỏ lại cha mẹ. Cho đến giờ con nghĩ quyết định ở lại với cha mẹ là một quyết định đúng đắn, vì con học được rất nhiều bài học từ cuộc sống.

Cuộc sống cũng đã dạy con nhiều điều khi con cố phấn đấu lập nghiệp, "làm một cái gì đó", nhưng dần dần con thấy mọi cố gắng nổ lực đều vô ích. Chỉ có trở về "thời vị trung chính" mới là đúng nhất, đôi khi con cũng vui vẻ trong chân đế. Nhưng về tục đế thì con không biết làm sao cả. Nhà con có chút tiền, con lại được cha mẹ cho thừa kế một khoản, nên bây giờ con và cha mẹ cũng áo cơm không lo, chỉ lo ở nhà có gì làm được cho cha mẹ thì làm.

Chuyện thị phi ở đời, chuyện người khác đã từng đặt kỳ vọng vào con, đều làm cho con ngợp thở. Sắp đến Tết rồi, con cũng không có bao lì xì gì. Con không có việc làm, không thành công ở lĩnh vực nào. Con sợ ánh mắt kì thị, khinh thường của người khác, lại là sự tiếc nuối mỗi khi ông con nhắc đến con. Con sợ ánh mắt những đứa trẻ ngây thơ khi hỏi cha mẹ nó về con, rồi vòi vĩnh lì xì. Trong dòng họ, anh chị em với nhau, họ đều "bình thường" và thành công, lại thích hưởng thụ cuộc sống nên có thật nhiều đề tài để nói, để đi chơi, con thì không có gì, có chăng chỉ xã giao bắt chước họ cho vui vậy thôi. Con nhìn người khác mà cảm thấy con như vịt con xấu xí vậy.

Con không biết làm sao sống được ở tục đế cả. Dù biết rằng trong đời này, bài học về cái ngã của con cũng chừng đó, nhưng mà sao khó quá. Chỉ khi trở lại chân đế thì mọi đau khổ mới chấm dứt, mà khi đụng chuyện với người khác thì lại bị quy chuẩn ràng buộc, áp đặt. Nhưng tục đế vẫn là như vậy. Con xin phép được hỏi Thầy và xin lời khuyên từ Thầy. Con xin tri ân Thầy nhiều lắm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-12-2019

Câu hỏi:

Kính Sư!
Thưa Sư!
Hằng ngày rất ít khi con đàm luận Phật pháp với ai qua giao tiếp.
Con ít khi nói chuyện Phật Pháp với những người xung quanh con.
Nhưng khi con được nghe 1 ai đó nói chuyện Phật pháp và con cùng họ chia sẻ về Phật Pháp cơ thể con tự nhiên sởn gai ốc... khi chưa kịp nói chuyện con luôn bị vậy đến bây giờ.
Những ngày vừa qua con có trực tiếp nói chuyện với 1 số bạn đồng tu và 1 vị xuất gia con cũng bị như vậy, nhưng rồi khi con nói chuyện bắt được câu chuyện con nói mê ly về những điều con cảm nhận về cuộc sống lúc đó con quên luôn việc con đang nói với họ con cứ nói mà như không có ai cả nói 1 cách vô tư về cảm nhận của con mà không có ý niệm để nghi ngờ hơn thua cả, con cứ nói cứ nói theo những gì vị ấy hỏi con.
Con thật dù nhận biết mình sởn gai ốc nhưng đến bây giờ con vẫn k biết cái trạng thái đó gọi như thế nào, con đã thử để nói chuyện với các bạn các vị đồng tu mà nó vẫn đến 1 cách tự nhiên như vậy.
Kính Sư chỉ dạy cho con được rõ.
Con cảm ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-12-2019

Câu hỏi:

Ngày 14/12/2019
Con xin thành kính vọng bái đảnh lẽ Thầy!
Trước hết con xin lỗi vì đã làm phiền Thầy, vì con biết hiện Thầy đang có chuyến hoằng pháp xa xôi vất vả tại Hoa Kỳ.
Kính thưa Thầy!
Con xin trình kể về pháp hành của con để mong Thầy khai sáng và chỉ dẫn.
Hôm nay trên đường lái xe về nhà, đến một ngã tư đường (có tín hiệu) xe con rẽ phải, tuy đèn đi thẳng vẫn đỏ nhưng tín hiệu mũi tên dành cho xe rẽ phải xanh (được đi) con cho xe đi chậm và rẽ phải con quan sát phía sau có xe máy cũng bật đèn báo rẽ phải. Nhưng vì xe con đến trước nên con rẽ và đi bình thường. Nhưng người điều khiển xe máy vượt lên chỉ thẳng mặt con chửi bới thô tục với một bộ mặt rất khiêu khích và muốn gây sự. Con vẫn cho xe đi chậm bình thường vì phố đông người lại ban đêm. Khách bạn cùng đi trên xe con họ cũng không hiểu vì sao và họ sợ xẩy ra chuyện. Nhưng họ cũng rất bất bình. Lúc này con thấy tâm con dội lên sân giận. Nhưng con nghĩ thôi mình có làm gì sai đâu. Hơn nữa cãi cọ hơn thua chẳng ích gì. Nên con lái xe đi bình thường. Nhưng người này vẫn đi theo và tiếp tục gây sự. Lúc đó thực sự cơn giận ùa về làm con tối sầm mắt hơi thở gấp gáp. Nhưng con nghĩ phải nhẫn nại là tốt nhất. Nên con cho xe đi tiếp. Sau đó mọi người mới nói con xử sự vậy là tốt lắm, một điều nhịn chín điều lành.
Nhưng thưa Thầy, vậy mà cơn sân cứ bám theo, sau đó 10 phút con về đến nhà ngồi quan sát cơn sân khoảng gần mười phút nhưng hình ảnh người đó cứ dán chặt tâm trí con không sao con rời ra được tuy cơn sân có giảm chút ít nhưng không đáng là bao. Rồi bỗng con nghĩ: ồ đây là liều thuốc thử, phải cảm ơn người ấy mới đúng chứ! Thầy dạy rồi, nếu không va chạm ngoài đời sao có cơ hội để biết mình. Ồ vậy là cơn sân xì ra như quả bóng bị thủng. Và con cứ ngồi cười một mình. Và lúc này đây con cũng vẫn thấy hoan hỷ chẳng vướng bận gì nữa. Xin Thầy khai sáng không biết con hành vậy sai đúng ra sao ạ?
Con cũng muốn biết bao giờ Thầy quay về Việt Nam ạ?
Cuối thư con xin thành kính đảnh lễ nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ Thầy luôn khoẻ mạnh. Hoá độ người hữu duyên tránh lầm đường lạc lối (như con không có Thầy thì con vẫn còn hướng ngoại tìm cầu sở tri sở đắc)
Kính thư
Con An Bình

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-12-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy Nếu có những gđ về tài chính hạn hẹp nhưng muốn hồi hướng cho thân nhân đã quá vãng trong các lần giỗ tại chùa thì phải thực hiện như thế nào cho đúng? Con kính xin được sự chỉ dạy của Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-12-2019

Câu hỏi:

Kính bạch sư. Khi một người thích ăn ngon, thích ăn nhiều, đó là hiện tướng của tâm Tham đang sanh khởi, và khi một người đang đói và cũng khởi tâm muốn ăn vậy người này đang khởi tâm gì, trong hai trường hợp trên có điểm gì khác biệt trong phân tích Phật học. Kính sư khai thị.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-12-2019

Câu hỏi:

Thưa sư ông, con rất kính phục sư ông ở sự cần mẫn, kiên trì và nhẫn nại khi trả lời những câu hỏi của chúng con. Thật hiếm có người nào ở vị trí như sư ông, bận rộn như sư ông lại vẫn luôn thương tưởng hàng hậu học còn non kém chúng con mà tận tình chỉ bảo từng chút không quản ngại. Con là người cầu đạo thiết tha. Con từng tủi thân và khóc vì con là nữ nên không được thân cận những vị cao tăng để học hỏi và chỉ dạy. Con còn trẻ lại là ni nên không có cơ hội thân cận các bậc trưởng lão tăng, còn các vị tăng trẻ thì con là ni lại không dám gần. Mà nghe pháp để hành theo thì thực sự chỉ khiến con lạc vào rừng ngôn ngữ, khái niệm mơ hồ, nên con cũng từng lầm lạc, may có trang web này nên con mới được chỉ dạy lại thay đổi nhận thức và sự tu tập. Con vừa nghĩ, Tuy con là ni không thể gần sư ông để học tập nhưng sư ông có trang web này nên ngày nào con cũng có thể trình pháp cho sư ông những trải nhiệm trong sự tu tập của con. Để con vừa có được sự sách tấn cũng như sự chỉ dạy kịp thời trên con đường tu tập, sau này vô thường có đến với sư ông con cũng đã cứng cáp hơn trên đường đạo.
Sư ông hoan hỷ cho con thường tham vấn với sư ông như này nhé. Con cảm ơn sư ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-12-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con biết đến con đường thực tập theo Đạo Bụt khoảng gần 2 năm trở lại đây nhưng con chỉ mới biết đến Thầy và nghe Pháp của Thầy khoảng 3 tháng gần đây. Nhờ lời giảng giải của Thầy và xem mục hỏi đáp trên trang này, con đã gỡ bỏ được nhiều vướng mắc trong việc thực tập và cũng thấy ra nhiều điều màu nhiệm trong cuộc sống. Con kính tri ân Thầy ạ!
Hôm nay con xin trình bày cách hiểu của con và pháp hành của con, kính mong được Thầy từ bi chỉ dẫn ạ.
Con xin hỏi về tình yêu lứa đôi. Có bài hát được giới trẻ đón nhận rất nhiều, với ca từ rằng "Chọn con tim hay là nghe lý trí,..." Theo con thì "con tim" đại diện cho cảm xúc, mà "lý trí" thì đại diện cho lý lẽ, sự hợp lý, logic... Cả hai đều xuất phát từ ảo tưởng của bản ngã hết, nên không thể là tình yêu đích thực được ạ.
Theo con hiểu và thực hành thì chỉ có trở về trọn vẹn, chân thật với chính mình, chăm sóc vết thương của mình, thấu suốt được nguyên nhân khổ đau của mình,... thì mới thoát khỏi bể khổ của tình yêu ích kỷ. Từ đó thấy ra được vô ngã, vị tha, thấy mình "không hai" với người thương, khổ đau của người là khổ đau của mình, an vui của người cũng là an vui của mình, không còn ranh giới phân biệt giữa mình và người nữa... Và mỗi ngày con lại thực hành trọn vẹn-chú tâm-quan sát để tiến gần hơn đến tình yêu thương rộng lớn Từ - Bi - Hỷ - Xả... Bây giờ thì con thấy khi ở một mình con vẫn có hạnh phúc, và khi ở bên người thương con thì con thấy trân trọng, biết ơn.
Con xin hỏi con thực hành thương yêu như vậy có đúng hướng chưa ạ? Con cám ơn Thầy đã dành thời gian đọc câu hỏi của con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-12-2019

Câu hỏi:

Thưa sư ông. Ở chùa con vẫn duy trì thời khóa ngồi thiền ngày hai lần sáng chiều. Hôm nay con ngồi thả lỏng cảm nhận sự thở. Con ngồi một lúc thì thấy hơi thở ra vào nhẹ nhàng dần, cảm giác toàn thân nhẹ nhàng dễ chịu, cảm nhận được cả sự hơi lung lay nhẹ của thân, lúc đó con có tác ý đưa tâm về theo dõi phồng xẹp ở bụng thì tự nhiên hơi thở bắt đầu sâu dần và mạnh dần lên, không biết đó là trạng thái gì ạ. Có phải con rơi vào thiền định hay gì không ạ. Khoảnh khắc đó diễn ra trong thời gian ngắn thôi ạ. Mong sư ông khai thị cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-12-2019

Câu hỏi:

Kính gửi Thầy.
Con đã nghe Pháp thầy khoảng 1,5 năm nay. Trước con bị hoang tưởng. Con bị hoang tưởng lo lắng sợ hãi khi đọc sách của Osho. Giờ tâm con vọng tưởng sợ hãi. Tâm ngã mạn và hoài nghi lớn quá. Không biết phải làm sao. Mong thầy khai thị cho con. Cảm ơn thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2019

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ,
Thầy ơi, thời gian qua con mới thực sự hiểu được những gì thầy dạy thực đúng (trước đây con vẫn biết là đúng nhưng là cái biết của lý trí, của ý thức.) nhưng thời gian vừa rồi con đã ít nhiều chiêm nghiệm được:
Con thấy pháp thực sự, thực sự rất vi diệu. Nó đến rồi đi như là điều "nên phải thế". Ví dụ: con thích mua 1 món đồ với số tiền hơi mắc. Con rất thích và muốn mua nó. Nhưng lại có rất nhiều nghịch duyên đến cản trở con. Dù con đã cố gắng để có được nó. Như bình thường con sẽ tiếc, rồi bất mãn kiểu bực bội sao lại thế. Có tiền mà k mua được... nhưng khi con cứ bình thường, để nó đến rồi đi, k mua thì thôi. Thì ngay sau đó con đi khám và phát hiện mình có vấn đề về sức khoẻ thì số tiền đó vừa vặn để lo cho việc chữa trị cho con. Và còn nhiều thứ nữa con chiêm nghiệm thấy. Đúng thật. Pháp đến pháp đi. Việc của mình chỉ là nhận biết nó. Chỉ vậy thôi. Vì mọi điều là nên như thế.
Và con cũng nhận thấy, khi con thiền nằm hay ngồi, chỉ ngồi thôi, chỉ thư giãn thôi, và không có suy nghĩ lại những bài dạy thiền là tập trung vào hơi thở và niệm ghi nhận phồng xẹp thì vô hình chung con cũng không gây áp lực hay là có sự can thiệp của ý thức nữa, tức buông thư tự nhiên, khi rơi vào trạng thái an lạc thì biết an lạc, không cố níu giữ, mất thì biết mất, cảm thọ nào mạnh hơn thì con sẽ tự cảm nhận được, khi thân tâm yên lặng thì con sẽ tự cảm nhận rõ hơi thở 1 cách rất tự nhiên. Chứ không ý thức là "mình phải tập trung hơi thở" mà mọi thứ nó tự đến rất tự nhiên ạ.
Thưa thầy những điều con nói liệu đã đi đúng hướng thầy chỉ dậy chưa ạ? Con xin tri ân công đức thầy.

Xem Câu Trả Lời »