loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-05-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa xin cho con được hỏi, nếu con tu tập chỉ vì sợ hãi quả báo, không muốn mình sinh ra bị những bệnh tật, nghèo kém, bất hạnh,... chứ chẳng vì thấy cuộc đời là khổ gì cả nhưng vẫn tu đúng hướng thì vẫn được đúng ko ạ? Con xin cám ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-04-2020

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ.
Trước đây con tu tại gia và pháp tu Giới - Định - Tuệ và hay nghe pháp thoại của thầy.
Sau đó con lại tu theo pháp tánh không.
Chắc là con chưa thấu triệt, hiểu được những gì các thầy đã giảng nói nên đôi khi con cảm thấy băn khoăn không biết nên chọn pháp nào thầy ạ.
Con xin thầy cho con một vài lời khuyên với ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2020

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông, có phải một người buông lung phóng dật nên dù trải nghiệm những thăng trầm nhưng người đó vẫn không học ra được bài học gì từ những sai lầm mà ngược lại còn tăng trưởng tham sân si. Vì vậy vẫn bị khổ đau và dính mắc về chuyện đó, rồi lại tiếp tục lặp lại sai lầm rồi lại khổ đau. VD: nhiều người về già nhưng tính tình vẫn bốc đồng cư xử không chín chắn hay có nhiều người về già vẫn làm những chuyện sai lầm.
Còn người nào tâm định tĩnh sáng suốt, biết thận trọng chú tâm quan sát lại chính mình thì khi trải nghiệm qua mọi thăng trầm của đời sống người đó đều thấy ra được hết và bình thản trong đó, đã học được bài học của mình mới không còn sai lầm nữa.
Rốt cục giác ngộ giải thoát của mỗi chúng sanh nằm ở chỗ THẤY và BIẾT để SOI SÁNG lại chính mình đúng không ạ? Con xin kính tri ân Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-04-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Pháp - tự nhiên đã vận hành hoàn hảo và trí tuệ để tạo ra những bài học cho mỗi chúng sinh.
Vậy bản thân mỗi người chúng ta có cần phải ra sức giúp người, ra sức làm việc thiện, việc có ích hay không? Hay mỗi người chúng ta nên tập trung vào việc hoàn thiện chính mình cho đến tận cùng ạ?
Con chúc Thầy sức khỏe ạ, con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, xin Sư Ông giải đáp giúp con thắc mắc này ạ. Sư Ông có nói rằng các vị ngày xưa sau khi được Đức Phật chỉ ra sự thật nơi chính mình thì lên đường trải nghiệm riêng chính mình như 60 vị A-la-hán đầu tiên. Nhưng các vị này đã chứng thực đạo quả A-la-hán rồi thì mới lên đường trải nghiệm chính mình mà không cần phải hỏi thêm điều gì ở Đức Phật nữa.
Nhưng bản thân những người như con, gọi trong đạo Phật là chỉ mới thấy ra mình có tánh biết thôi. Ví dụ: Khi một đau khổ có mặt con lắng nghe được đau khổ đó bằng cách cảm nhận không phản ứng nhưng vẫn cảm thấy đau buốt tim, khổ trong tâm. Tâm con vẫn cảm nhận và thấy được cảm giác đó sinh và diệt, nhưng nó chưa thực chứng được sự tách biệt rạch ròi giữa tánh biết và các trạng thái này. Vẫn cảm nhận không phản ứng, vẫn thấy sự sanh diệt và vẫn cảm thấy buốt đau bởi cảm giác này.

1/ Có phải tánh biết con chưa phát huy nhuần nhuyễn, trình độ còn thấp? Tánh biết trong con chưa nhuẫn nhuyễn đến mức thấy đau khổ chỉ là đau khổ mà tâm vẫn không khổ? Thấy ra được rạch ròi giữa tánh biết và các trạng thái?
2/ Như con nêu ở trên, các vị xưa đều chứng thực A-la-hán nên mới có thể tự trải nghiệm mà không cần tiếp sự trợ giúp của Đạo sư. Còn những người như con chỉ mới thấy tánh biết ở mức thô sơ (kiến tánh) thì việc tiếp tục học hỏi có nên không ạ?
Con xin thành kính tri ân Sư Ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, hôm nay con có suy nghĩ này muốn trình lên Thầy, mong Thầy xem xét. Đức Phật dạy chúng ta phải từ bỏ, nhưng con cảm giác con chưa sẵn sàng để từ bỏ. Con vẫn ham muốn phải có tài sản, phải có vợ con, phải có quyền lực, phải sống lâu...
Theo con thì những ham muốn đó hết sức bình thường, và con nghĩ mình phải trải nghiệm cuộc sống này đầy đủ mới có thể từ bỏ. Người ta không thể từ bỏ khi không có gì trong tay phải không Thầy?
Theo con, chỉ cần sống hết mình với hiện tại, với thân thọ tâm pháp của mình, thì đến một lúc nào đó khi con đã cảm thấy đầy đủ với cuộc sống của mình, tự nhiên con sẽ học cách dừng lại.
Thưa Thầy con nghĩ vậy có đúng không ạ? Nhiều lúc con muốn đi tu, nhưng nhiều người khác khuyên con là tu tập không nhất thiết phải lên chùa, mà sống một cuộc sống viên mãn, giúp đỡ được nhiều người khác cũng là tu tập.
Xin Thầy cho con thêm ý kiến về quan điểm này của con ạ. Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2020

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông!
Với một người có vấn đề về tâm lý như con nên lại xin sư ông chỉ giáo. Con bình thường hay nghe pháp và đọc kinh sách nhiều tông phái nhưng thời gian gần đây trong khi thực hành con nhận thấy trong tâm con khởi rất nhiều niệm, con không biết những niệm đó là chánh tư duy hay là tạp niệm, vì tâm con suy nghĩ lăng xăng rất nhiều nhưng toàn là nghĩ về pháp.
Con xin cảm tạ ơn sư ông soi sáng!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, sau thời gian xoay quanh liên tục cảnh giác tâm với cái thấy, trì chú, tụng kinh, niệm Phật, nghiên cứu giáo lý... bây giờ tự nhiên con không làm gì hết, không có khởi ý tìm tòi gì nữa, sách không muốn đọc, giảng pháp càng không muốn nghe, cả cái cảnh giác cao độ cũng không còn.
Khi nào thấy cơ thể nặng nề thì biết nặng nề, khi nào hôn trầm thì thấy hôn trầm, khi nào lo lắng thì thấy lo lắng, hết thì thấy hết,... mà đặc biệt chỉ còn cảm thọ nổi lên còn trong ý nghĩ đã tĩnh lặng rất nhiều, con chỉ thấy bên trong mình không còn bó buộc gì nữa, giờ chỉ có bó buộc ở bên ngoài thôi và cũng không cảm thấy khổ sở như lúc trước nữa. Tuy nhiên cái con quan tâm là cái thấy bị ngăn che có lúc thấy ngăn che có lúc không thấy nên con biết mình vẫn còn bị hạn chế.
Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-03-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Khi làm việc lao động tay chân thì con có thể thực hành biết mình đang làm, tâm nhập với Pháp.
Nhưng khi con đọc sách, tài liệu xử lý công việc, con dễ bị thất niệm, tâm cuốn theo các ý nghĩ truyền tải của người viết để hiểu nội dung. Khi quay về biết mình đang đọc thì con lại bỏ rơi nội dung hoặc hiểu không sâu. Phải chăng đọc ‘hiểu’ là một dạng tác ý rồi kính thưa thầy?
Xin thầy cho con hướng dẫn trong thực tập này ạ?!
Con cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Gần đây con có cơ hội được ở 1 mình. Trước đây cứ ngỡ thích ở 1 mình, không có ai làm phiền, không cần ai quan tâm chăm sóc hay giúp đỡ ai. Chỉ cần 1 mình rồi tự làm việc tự giải trí.
Nhưng nay ở 1 mình mới chợt nhận ra. À hoá ra cũng có những giây phút cảm thấy cô đơn, cảm thấy đồng cảm với việc ngày trước em mình bảo rằng em cô đơn khi không được sống chung với chị. Mới hiểu được hoá ra cảm giác em gọi là cô đơn là thế này. Trước con không hiểu, nên còn trách ngược lại em. Thật ra chính con mới ích kỉ. Đúng là phải đặt mình vào chính hoàn cảnh đấy, trải nghiệm thật sự đấy mới thấu hiểu được đúng không ạ?
Và con cứ quan sát mình đang buồn, đang cô đơn, đang nhớ về em mình vậy thôi rồi con càng biết ơn sự kì diệu của cuộc sống. Những điều nhỏ bé thường ngày, những cơ hội để con hiểu bản thân và người khác hơn.

Con xin cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »