loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-01-2022

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Con xin trình pháp với thầy, mong thầy hoan hỷ góp ý cho con:
Giác ngộ không phải là diệt tham sân si mà là điều chỉnh hành vi để buông xả và phòng ngừa phải không thầy? Vì con chợt nghĩ, khổ mới giúp mình tu, vậy thì lúc không khổ mình có nên tìm cái khổ để tu không, hoặc nếu mình không tạo nghiệp thì khổ đâu ra mà tu? Con nghĩ như vậy là vô minh, hại mình hại người. Xong con nghĩ lại là tu không phải là chiến thắng, chịu đựng cái khổ hay diệt khổ (bằng tư tưởng và cảm xúc nhất thời), mà là để nó tự nhiên đến đi, và học ra để phòng ngừa.
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-12-2021

Câu hỏi:

Dạ con kính đảnh lễ sư ông. Thưa sư ông, duyên may con được nghe pháp thoại của sư ông gần 3 năm nay. Sau một năm nghe pháp, con đã hiểu và hành đúng như lời sư ông dạy, sáng suốt tại đây và bây giờ. Cũng có lúc duyên đến con ngồi thiền hơn cả tiếng đồng hồ. Trong lúc ngồi thiền con cũng rõ ràng nhận biết tất cả. Cuộc sống của con nhẹ nhàng và thanh thản hơn nhiều. Con cứ ngỡ như vậy là con đã tu và hành đúng như lời sư ông đã dạy.
Nhưng hôm nay một chuyện làm con thật bất ngờ, con xin trình sư ông. Con và chị bạn có một câu chuyện bất bình. Vậy là cơn sân nơi con đùng đùng trào dậy, mặt con đỏ bừng, tim đập mạnh, con không tự kìm chế được cơn sân đó. Về đến nhà con tự nghĩ, vậy bấy lâu nay con thiết tưởng con đã tu đúng, nhưng còn sân như vậy thì thật là mơ hồ. Giờ con phải làm sao thưa sư ông? Con xin sư ông một lời khuyên. Con xin kính lạy sư ông, mong sư ông luôn khoẻ mạnh để dẫn dắt chúng con đi đúng con đường tu tập.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2021

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con đã thường chánh niệm tỉnh giác một thời gian, trong các hoạt động bình thường. Con thấy thân tâm an tĩnh hơn, và con từng nghĩ rằng có lẽ các tập khí đã mất dần rồi.
Tuy nhiên hôm nay "đụng chuyện", tâm sân lại từ đâu nổi lên. Ban đầu con hơi thất vọng, vì tưởng đã tiêu trừ được rồi; nhưng cũng chính vì thấy tâm sân nên con không bị tâm sân cuốn đi, không thể hiện ra ngoài thành lời nói sân, hành động sân; nhờ vậy không có chuyện gì lớn xảy ra.
Con chợt hiểu là những tập khí có thể mãi mãi ở đó, khi đủ duyên nó lại khởi lên. Nhưng chỉ cần thường chánh niệm tỉnh giác thì mình sẽ không dễ bị nó điều khiển; tập khí còn hay mất cũng không phải chuyện quan trọng nữa.
Con xin cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có một câu hỏi xin Thầy từ bi chỉ dạy. Làm sao biết được pháp môn nào phù hợp với căn cơ của mình? Có phải là khi thực hành mình thấy được lợi lạc từ đó, hay là pháp môn mình thấy thích và dễ hiểu? Con xin tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-12-2021

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Cho con xin cúi đầu đảnh lễ và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy ạ.
Kính bạch Thầy, con có nghe trong bài Pháp Thoại nào đó thầy có chia sẻ rằng: Có 2 hướng sống.
1 là tạo tác để trở thành, 2 là buông xả để trở về. Đến bây giờ còn vẫn thường soi sáng và chiêm nghiệm bản thân.

Con phát hiện có 1 hướng nữa là: "Tạo tác để trở về". Bởi vì con chưa rõ ràng, thông suốt về hướng này. Mong thầy từ bi chỉ dạy giúp con với ạ.
Có phải một người sau khi nắm rõ hướng: "Buông xả để trở về". Nhưng còn do nhân duyên, phát nguyện trong quá khứ, mức độ dích mắc và nhiều yếu tố khó giải thích... Mà một người vẫn phải tạo tác, lăng xăng khi thì với thái độ buông bỏ, khi thì còn dính mắc.
Nhiều lúc biết rằng tạo tác là khổ, nhưng họ vẫn làm vì lợi ích cho người khác.
Đấy có phải hướng của Bồ Tát đúng không ạ?
Chính những tạo tác đó tạo ra luân hồi, sinh tử. Nhưng lại chính nó lại giúp tăng trưởng trí tuệ phân tích và hiểu biết nhiều mặt của cuộc sống.
Có phải theo hướng này thì dần sáng rõ tinh thần "Huyền Không" mà thầy chia sẻ phải không ạ?
Và cũng là thực hành câu: "Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu..."
Có như vậy thì mới dần dần "Đối cảnh vô tâm" được, phải không Thầy?

Con xin tóm lại câu hỏi: Con muốn sống theo tinh thần "Huyền Không" thì theo hướng sống "Tạo tác để trở về" như vậy có sai lệch không ạ?
Con mong rằng Thầy có nhiều sức khoẻ, để những người như chúng con được nương tựa.
Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2021

Câu hỏi:

Dạ con kính lạy Thầy.
Thầy cho con hỏi là: một người với tâm mong muốn đạt điều này đạt điều kia trong cuộc đời hoặc đạt những điều về tâm linh như là đạt các tầng bậc thiền định... Người này thực hành thận trọng, chú tâm, quan sát đến tận cùng thì có đi đến giác ngộ không ạ? Hay phải hội tụ cả: trong tâm không mong cầu và thực hành tận cùng thận trọng, chú tâm, quan sát thì mới có thể đi đến giác ngộ? Con xin kính cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2021

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Vừa rồi con được xem một chương trình truyền hình rất hay, tên là "Serengeti" trên kênh BBC World. Nội dung là về thế giới động vật; về cách sinh tồn các gia đình voi, sư tử, báo, khỉ, nai... trên thảo nguyên Châu Phi; qua những giai đoạn sinh tồn, sinh con, nuôi con, con trưởng thành... Cảnh quay thật đẹp, đất trời, cây cỏ, sông hồ, muôn loài muông thú...

Tuy vậy, ấn tượng lớn nhất đối với con lại là sự khắc nghiệt của sinh tồn. Mỗi con thú luôn phải đối diện với sự nguy hiểm, căng thẳng từng phút giây; kiếm ăn đã khó, khi tìm được thức ăn lại phải tìm cách bảo vệ, phải canh chừng; rồi lại phải lo cho đàn con... Có lẽ chỉ có những giây phút ít ỏi nô đùa với đàn con là vui vẻ, còn lại chỉ là một nỗi khổ bao trùm. Vậy mà quá trình sinh hóa tự nhiên vẫn thúc đẩy sự tồn tại, sinh trưởng của mỗi loài. Con tự hỏi nếu con thú ý thức được sự khổ này, liệu nó có còn ham muốn sự hiện hữu?

Nhìn vào xã hội, con thấy cũng có những nét tương đồng. Nhờ có ngôn ngữ, khái niệm mà người ta có ý thức; nhưng cũng chính ngôn ngữ, khái niệm đã phủ một lớp vải thật đẹp như "lí tưởng", "mục tiêu", "trách nhiệm"... lên tiến trình tham ái, hiện hữu... mà thực tế chỉ là sự giành giựt các điều kiện sinh tồn như tài sản, tiếng tăm. Phải chăng những người giác ngộ đã trực nhận được tiến trình tham ái này, qua đó sinh tâm nhàm chán, buông được những dính mắc, và sống một cuộc đời an nhiên?

Con xin Thầy chỉ dạy.
Con xin chân thành cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2021

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con thấy mình trong cuộc sống có quá nhiều tâm si, hay phân vân do dự. Con chọn lựa một cuộc sống giản dị bình yên không mong cầu, không tham vọng. Bình thường thì con rất an yên với cuộc sống của mình. Nhưng mỗi lần có ai đó khuyên con thay đổi bản thân cố gắng phát triển bản thân sự nghiệp con cũng bị những lập luận của họ làm cho lung lay và nghi ngờ bản thân mình, mặc cảm. Như vậy là con chưa thực sự hiểu mình và cái chân hạnh phúc? Con ở cùng quý thầy và các bạn đạo thì con hài lòng với cuộc sống giản dị của mình, còn gặp các bạn ngoài xã hội thì lại cảm thấy mặc cảm tự ti, thậm chí tránh mặt và không muốn gần gũi họ. Như vậy là do nhận thức của con là vay mượn chứ bản thân con chưa liễu ngộ cuộc sống nên mới dễ bị hoàn cảnh làm cho phân vân nghi ngờ thế đúng không ạ?
Mong thầy chỉ dạy cho con được sáng rõ hơn ạ.
Con thành kính tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2021

Câu hỏi:

Bạch Thầy, con xin đảnh lễ Thầy và xin được đặt 2 câu hỏi ạ:
1. Xin Thầy chỉ cho con cách đọc tụng hồi hướng cho những con vật con vô tình làm chúng chết hoặc bị thương. Đôi lúc do thiếu chánh niệm con lỡ phạm, con cảm thấy rất có lỗi với chúng.
2. Con đọc kinh sách thấy đức Phật, Lục tổ Huệ Năng và nhiều chư vị khác đã rời bỏ gia đình để tìm đường giải thoát. Con phát tâm muốn xuất gia từ nhỏ nhưng lớn lên ba mẹ sợ con đi tu nên muốn con lấy chồng rồi giờ sinh 2 đứa con được 7 tuổi nhưng trong con luôn âm ĩ ý niệm xưa. Con thiết nghĩ kiếp người khó được nếu không tận dụng để tu mà vướng bận mãi gia đình đến lúc chết rồi thì luyến ái cũng lôi ta mãi trong vòng luân hồi. Xin Thầy cho con lời khuyên về chướng ngại gia đình này. Con đã lỗi lầm lập gia đình rồi, con không muốn lại lỗi lầm bỏ đi thời gian còn lại cho luyến ái ràng buộc. Thoáng một chốc con đã gần 40 tuổi rồi Thầy ạ. Đời người ngắn lắm. Bản thân con thì đã sẵn sàng cho lý tưởng và đã tìm được nơi phù hợp cho con để tu tập. Con kính mong Thầy khai thị cho con.
Con xin cảm ơn và chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2021

Câu hỏi:

Kính Thầy,
Mong thầy giải đáp rằng là con học Phật Pháp. Thấy mỗi người dạy 1 kiểu, 1 phương pháp khác nhau. Con càng học thì càng loạn, không biết đường nào mà lần. Mong thầy cho con biết gốc rễ của Phật Pháp là gì? Và trước khi muốn đào sâu vào Phật Pháp như Chánh Niệm Tỉnh Giác, Thiền Định được thì cần nền tảng gì? Và pháp tu căn bản cho người căn cơ thấp như con là gì ạ? Con xin cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »