loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-12-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Ba con nghiện rượu nặng trong thời gian dài hơn 30 năm. Trong thời gian đó đã nhiều lần nhập viện vì sảng rượu nhưng khi thấy ổn tí là uống lại, uống từ sáng đến tối lúc nào cũng trong trạng thái đờ đẫn say mèm, nhà thì luôn nồng nặc mùi rượu và không khí u ám, tối tăm khiến ai cũng bị tâm bệnh. Lần nhập viện gần đây nhất cũng là lần nặng nhất là cách đây 2 năm, ba con bị xuất huyết não, lúc đó ba như bị liệt nằm 1 chỗ, tâm thần tán loạn không còn biết gì và không nhận ra ai, bác sỹ lắc đầu bảo chuẩn bị tâm lý là có thể không phục hồi hoặc có thể ra đi bất cứ lúc nào. Nhưng kỳ diệu là sau gần 3 tháng nằm viện ba con phục hồi có thể đi đứng lại và bắt đầu có ý thức trở lại, đến nỗi bác sỹ cũng bất ngờ. Lúc đó ba con nói là sẽ bỏ rượu vì thấy cả nhà cực quá, ai cũng hết sức vui mừng.

Rồi gần đây, con phát hiện là ba con đã uống rượu trở lại, nhưng còn dè dặt chưa công khai. Đây là bước khởi đầu trong cơ chế tái nghiện diễn ra trong các lần trước: đầu tiên uống không công khai -> sau đó bị phát hiện thì sân làm dữ lên lật ngược tình thế đổ lỗi cho tất cả, còn mình bị hại bị ép, rồi công khai và nói bất chấp đạp tất cả sang một bên, phủ nhận tất cả sự lo lắng chăm sóc của gia đình trong lúc mình đổ bệnh -> tiếp đến hễ ai đụng chạm đến bia rượu là dùng tâm sân làm vũ khí để uống càng nhiều như để trừng phạt mọi người và muốn truyền thông điệp 'càng nói sẽ càng uống cho thấy' -> gia đình con thấy cảnh tự hành hạ và trừng phạt này đáng sợ quá nên bỏ cuộc và thất vọng -> cuối cùng là công khai. Hiện tại ba con đang ở giai đoạn chuyển qua công khai rồi.

Hai chị em con mới gặp Phật Pháp gần 1 năm nay và có dẫn ba con đi nghe pháp để có thêm hiểu biết mới. Lúc đi nghe giảng pháp ba con cũng khen hay và có những buổi giảng cũng nói đến sự nguy hại của uống rượu, tổn hại đến trí não, và con đường đi về đâu của 1 người chết vì rượu, có cách giải quyết đau khổ khác lành mạnh hơn thay vì tìm quên bằng rượu... Vậy mà vẫn không phá được nhận thức của ba con về rượu, ba con dùng những lý lẽ khiến con rất bất ngờ và bất lực. Con xin trích một vài lý lẽ: bạn bè cười ba hèn làm ba phải ấm ức và quá sức chịu đựng của ba, cuộc đời ba chỉ còn tầm chục năm không hưởng lúc này thì còn gì là công bằng dù uống rượu mà chết sớm ba cũng chấp nhận, ba uống rượu có bệnh thì ba tự lo không cần ai lo, chỉ có rượu mới giúp ba tìm quên và giải tỏa được ấm ức bức bối trong lòng nên uống rượu có ích chứ sao không có ích, ba không hạnh phúc vì như chim nhốt trong lòng son hay cá trong chậu vàng dầu có được ăn ngon được chăm sóc cũng không hạnh phúc mà hãy để ba tự do uống rượu như thế ba mới vui mới hạnh phúc,... Tất cả khiến con quá bất ngờ, đã bao nhiêu lần suýt mất mạng, gan thì đã xơ, bộ não thì hiện tại vẫn còn tụ máu trong đó có thể tái phát đột quỵ bất cứ lúc nào mà ba con vẫn chưa học được bài học nào và chưa biết sợ.

Hiện tại, mọi lời khuyên nào mà ngăn cản ba con uống rượu đều bị gạt ra và bị trừng phạt bằng việc uống càng nhiều. Con nói cho ba biết những tổn thương tinh thần của gia đình thời gian ba nghiện rượu để khơi dậy 1 chút tội nghiệp với gia đình thì ba giận dỗi nói ba không tệ như vậy, con nói những mặt tiêu cực của uống rượu thì ba gạt phăng đi vì bảo là khác quan điểm có nói cũng vô ích và chấm dứt ngang câu chuyện, con khuyên ba nghe giảng pháp thì ba nói là ba chỉ còn vài năm thì nghe làm gì nữa,...

Còn một chuyện mà con chưa thử là con định nói ba nếu ba còn uống rượu thì con không về nhà nữa để xem ba con có lung lay được chút nào không. Nhưng con còn phân vân là có nên dùng điều này làm phương tiện không vì không khéo sẽ làm tình hình thêm căng thẳng. Con có nên thử điều này không ạ?

Hiện tại, vì chuyện uống rượu mà con đang dần mất giao tiếp với ba và chỉ biết hồi hướng cho ba. Con suy nghĩ con sẽ làm hết sức có thể còn kết quả thế nào cũng phải chấp nhận, chấp nhận việc ba uống rượu đến chết vì đó là nghiệp của ba con. Con nghĩ vậy là ổn không Thầy hay có cách nào để giúp ba con không thưa Thầy? Xin Thầy cho con lời khuyên!
Con xin lỗi Thầy về bức thư quá dài ạ!
Con cảm ơn Thầy!






Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, hôm nay con ngẫu hứng hoạ lại bài thơ của thầy:
“Không khởi tâm tu thế là tu
Khi động tâm tu dễ mê mù
Dễ bắt tâm tu theo bản ngã
Vô minh, ái dục mãi thiên thu”

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Theo con hiểu Thiền theo Đức Phật (theo kinh Tứ Niệm Xứ chẳng hạn), hay theo Thiền Tông (câu "Liễu liễu thường tri" của Tổ Huệ Khả) hay luôn trở về soi sáng tâm mình là giống nhau hay có thể nói là một, chỉ cách nói khác nhau thôi phải không Thầy?
Con chỉ mới nghe pháp thoại Thầy giảng, con chưa có điều kiện gặp Thầy. Xin Thầy chỉ dạy con thêm.
Con nguyện quy y! Nếu có thể xin Thầy cho con xin một pháp danh.
Kính lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2016

Câu hỏi:

Kính Chào Sư,
Con xin sư giúp con cái chỗ này ạ.
Theo con hiểu và sống là: Khi con thấy tâm con, thì con sống với tâm con. Ví dụ, tới giờ ngủ thì ngủ, ăn thì ăn, uống thì uống, tập thể dục thì tập thể dục, và có khách tới thì làm việc với khách. Và con nghĩ là trong khi làm các việc này, là con thiền rồi, và con có hạnh phúc.

Nhưng có một người anh em nói với con là, khi con thấy tâm và kiến tánh xong thì con phải ngồi thiền để có năng lượng làm cho con có một kim thân, có hào quang.
Đây là điều làm con băn khoăn, bởi vì khi con trở về được với con, con có tất cả rồi thì con đâu có cần làm gì khác đâu.
Nếu có làm gì, thì đó là ý đồ của bản ngã mà thôi.
Xin thầy giúp con!
Con cảm ơn thầy!





Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy con đã hiểu, vậy là chỉ sống thôi, không cần lo nghĩ nhiều. Cảm ơn Thầy đã giúp con bấy lâu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2016

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy cho con hỏi, vợ con vừa sinh con đầu lòng. Xin thầy nói cho con những nguyên lý cơ bản trong việc giáo dục con cái ạ.
Con kính đảnh lễ và xin chúc thầy nhiều sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2016

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy,
Hiện tại con đang bị mất phương hướng trong cuộc sống. Con không biết mình là ai, làm được gì, sống để làm gì... Mặc dù mỗi ngày con vẫn sinh họat như một người bình thường, có một công việc tốt, thu nhập tốt, được gia đình và bạn bè yêu quý và nể trọng. Con vẫn hòan thành các trách nhiệm với gia đình, với đồng nghiệp... nhưng trong lòng con thì rỗng tuếch và trống trải. Con không thấy mình đang sống, mà chỉ thấy mình lờ đờ trôi qua thời gian. Con không cảm thấy có bất cứ niềm vui nào cả. Mọi thứ thật trống rỗng, vô nghĩa và lặp đi lặp lại. Xin Thầy cho con lời khuyên với ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Trong các sách và khóa học về tâm lý, người ta bảo nếu mình cứ nhắc về điều gì đó ở dạng phủ định, thì điều ngược lại sẽ đến với mình. Ví dụ, mình nói "không để bị bệnh", thì não chỉ thu nhận được từ "bệnh" (có thể do nó không diễn giải/hình dung hóa được từ "không" cộng với từ "bệnh" để ra "khỏe"), nên kết quả là mình vẫn bệnh, mệt mỏi. Do đó, mình nên dùng trực tiếp từ ngữ ở thể khẳng định để truyền thông tin cho não, như "muốn khỏe mạnh".

Con xin hỏi khi mình tu, sống để thấy ra sự thật và chuyển hóa tâm mình thì con áp dụng tương tự được không Thầy? Ví dụ, khi con thấy mình có tâm tham, thì:
Thay vì biết mình "đang có tâm tham", thì con biết mình "đang có tâm không từ bi" (thay vì nói "tham" thể khẳng định, thì nói "từ bi" ở thể phủ định, để não thu nhận ấn tượng chữ "từ bi").
Sau đó, thay vì nhắc mình "không nên tham", thì nhắc mình "nên có tâm từ bi".
Con thấy cái này hơi tính toán lý trí, nhưng áp dụng nghiên cứu tâm lý (tín hiệu truyền tải, xử lý thông tin của não) vào đạo thì có nên không Thầy?
Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ!
Con nghiệm ra bản thân con có cái chu kì này: chăm chỉ học tập - tự mãn, xả hơi - thất vọng bản thân, chán chường vì buông thả - chăm chỉ lại. Thời gian con làm việc tập trung hiệu quả cao nhất chỉ khoảng 1 tuần. Trong khi sống buông thả hai, ba tuần. Con nghĩ chung quy chỉ vì con là người lười biếng, thích thỏa mãn bản thân. Tuy con biết nguyên nhân nhưng con không biết kiềm chế, vượt lên, thoát khỏi cám dỗ. Ý chí của con yếu quá.
Thầy chỉ cho con cách rèn luyện ý chí với. Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2016

Câu hỏi:

Thưa Sư,
Một người tu Thiền Minh Sát theo sự hướng dẫn của Sư, có nên tư duy khi ngồi thiền hay không? Hay chỉ nhận ra hiện tượng đang là? Con thành kính cảm ơn Sư.

Xem Câu Trả Lời »