loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-12-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư.
Con rất hoan hỉ khi nhận được câu trả lời của Sư. Con xin cung kính đảnh lễ tri ân, ân đức của Sư. Nếu nói con mới vào đạo là không đúng bởi thực ra con quy y đã được 10 năm nay rồi. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình nên con chỉ có mua sách về đọc. 2 năm nay con tìm và in tất cả sách của Thầy NH và Thầy NT, đọc sách thì nhiều nhưng hành thì không được bao nhiêu.
Cho đến lúc con nghe được bài Pháp Thực Tại Hiện Tiền của Sư, con mới vở lẽ ra rất nhiều điều thú vị. Trước đây con có tụng kinh, thậm chí là trì chú Đại Bi nghiêm mật. Nhưng bây giờ con muốn bắt đầu lại từ đầu thưa Sư. Con mong là Sư sẽ chỉ dạy giúp cho con hiểu hơn về giữ giới, bố thí, phóng sanh, trì chú đúng cách để con có thể am hiểu hơn trên con đường học đạo. Con cảm ơn Sư.
Kính Sư. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-12-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Cứ khi nào con tưởng là con đã thấy rồi thì thực ra lại chưa thấy gì cả. Con chiêm nghiệm điều này tới lần này là 4 lần rồi ạ. Cứ mỗi lần chìm đắm xong con lại nhìn ra được mình nhiều hơn, đó là những bài học vô giá. Con xin cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-12-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Đến nay con vẫn tự vấn Nghiệp là gì? Phải chăng tiến trình thập nhị nhân duyên có thể giải thích được điều này? Thầy có một câu nói rất đúng đắn đó là: "Nghiệp là con đường đưa đến bờ giác" nhưng tại sao nó lại vận hành như thế?
Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con xin được đảnh lễ Thầy. Con xin trình pháp mong Thầy điều chỉnh giúp con ạ.
Con luôn thực hành điều Thầy dạy bất cứ lúc nào con nhớ ra, mặc dù con vẫn luôn quên mình trong nhiều tình huống. Một thời gian sau con đã được diện kiến tâm sân và tâm buồn trước khi nó phát khởi, điều này thật tuyệt vời, con tri ân Thầy và Pháp.

Con hiện đang bị kẹt ở sự lo lắng và sợ hãi, lúc sự lo lắng và sợ hãi khởi lên con quan sát nó, cảm nhận thân và tâm con, bụng cồn cào, hơi thở gấp và nhanh, tay chân mất lực, lòng bàn tay lạnh đi. Con vẫn tiếp tục quan sát, diễn biến này chỉ dừng lại khi con ngừng suy nghĩ về đối tượng làm con sợ hãi, nhưng khi con tiếp xúc với đối tuợng đó thật sự ở ngoài thì con cảm giác như muốn ngất xỉu đi hay chết đi cho xong, vì sức ép của nỗi sợ đó quá lớn như muốn nuốt chửng con. Sự sợ hãi lo lắng đã cản trở nhiều điều trong cuộc sống, và con đã đầu hàng nó, chấp nhận lẩn tránh để không đương đầu trực tiếp với nó, con đã để tâm lo lắng sợ hãi điều khiển hành vi của con.

Vào một ngày, con ngồi lại, im lặng và con đã tự vấn bản thân đối diện với nỗi sợ của con để biết rõ nó đến từ đâu, con không sợ chết vì con đã hiểu rõ tính chất của nó. Nhưng con sợ cảm giác ngồi trên máy bay, con trước đây đi máy bay rất nhiều, lần gần đây nhất con bay hơn 8 tiếng, hơi lâu so với những lần trước, và chuyến bay khá dằn xóc, sau đó con đã bị hội chứng sợ đi máy bay, sợ độ cao, con sợ cảm giác chới với khi rơi, sợ cả khi ngồi cáp treo. Khi trong máy bay suy nghĩ tiêu cực nhảy ra trong đầu con rất nhiều, và con chỉ quan sát nó, nhưng đến cuối cùng con mệt mỏi quá và đã để tâm sợ hãi điều khiển hành vi.
Con đã gặp bác sĩ tâm lý, đã điều trị hơn 1 năm nay, nhưng không có tác dụng nhiều. Mọi người xem cơ hội đi công tác xa giống con là điều tuyệt vời, nhưng con lại chỉ thấy là điều mệt mỏi, con đã xin nghỉ việc và qua công ty khác như một cách trốn tránh, nhưng Pháp đã đưa đẩy con phải tiếp tục đi máy bay ở công ty mới. Suy cho cùng đây đúng là bài học rất lớn của đời con bây giờ mà con phải học ra. Pháp đang muốn con tốt nghiệp điều này, con hiểu.

Con đã tìm hiểu một số phương pháp đối trị: tập thở, niệm hồng danh cầu gia hộ, thiền tha thứ, thiền rải tâm từ, nhưng con biết bất cứ pháp đối trị nào cũng chỉ là tạm thời, không nên áp dụng và lệ thuộc vì đó là lấy đá đè cỏ, đuổi hổ về rừng, và cũng chỉ là tham lam si mê mong dẹp nhanh vấn đề.

Câu hỏi của con là, con có nên tiếp tục ngồi lại và hướng tâm vào đối tượng làm con sợ hãi để con được gặp tâm lo lắng sợ hãi đó nhiều hơn, hòng có thể thấy nó rõ ràng hơn, con nghĩ nếu con làm vậy thì lại là hữu vi hữu ngã. Mong Thầy điều chỉnh và hướng dẫn con ạ.
Con cám ơn Thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con thường biết mình, tâm khởi lên gì con thường biết ngay. Pháp đến đi khi tâm rỗng lặng thì nó tự thấy. Tuy nhiên con không thể tự mình thoát ra khỏi trạng thái hôn trầm, trì trệ hoặc những thói quen xấu. Nếu khởi tâm muốn thoát ra thì là tạo tác. Nếu để nguyên thì lại hôn trầm trì trệ và các thói quen xấu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2016

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy,
Có một sự việc vừa xảy ra với con, và con băn khoăn không biết như thế nào, con xin được tham vấn Thầy ạ.
Chiều hôm nay khi con đang trên đường đi bộ về nhà, con gặp một người đàn ông ăn mặc khá tươm tất gọi con lại, vẻ mặt có vẻ hốt hoảng bảo rằng vừa mới bị giật đồ, mất hết tiền và cần tiền về quê. Lúc đó trong lòng con thoáng chút nghi ngờ, nhưng con lại nghĩ nhỡ đâu người ta bị cơ nhỡ thật, nên con đưa vài trăm nghìn cho chú đó. Chú đó xin số điện thoại của con để liên lạc lại và con cũng cho. Sau đó con tiếp tục đi tiếp, và lòng có chút bâng khuâng, không biết mình có bị gạt. Khi đó con có hơi khó chịu, nhưng con cũng nhận thấy sự khó chịu đó bắt nguồn từ tự ngã không muốn bị gạt của mình, và cả sự tham tiếc của. Sau đó con lại nghĩ nếu người ta gạt mình, thì đó là quả của mình, là do mình đã từng gạt người nên mình mới chịu như vậy. Trong lòng con khởi lên ý nghĩ sám hối không dám lừa gạt ai, và cũng đồng thời con khởi lên ý niệm 'Nếu chú đó gạt mình, mình sẽ tha thứ cho chú để chú không không bị mang tội lừa gạt phần nào, và cũng mong là chú sẽ không phải làm việc bất thiện ấy nữa. Còn nếu chú không gạt mình, thì là do cái tâm nghi ngờ bỏn xẻn của mình không muốn hao tài tốn của đang tự làm mình khó chịu. Cho nên cho dù là như thế nào đi nữa, mình cũng nên cho nó đi qua, và xem như mình vừa bố thí vừa trả quả'. Con nghĩ như vậy có phải là con vẫn còn tham tiếc không ạ? Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy con muốn chia sẻ những trải nghiệm thực tế của con ngay trên thân tâm mình với các hành giả đang tiến hành trên con đường hành thiền Vipassana.
Bệnh tật, bất an, lo âu, phiền não,... phần lớn là những người hành thiền không ai thích những điều này ngay cả chính con cung vậy, luôn muốn tìm 1 sự bình yên và sự an lạc thì cảm giác dễ chịu hơn rồi đắm chìm trong sự an lạc ấy. Nhưng đó chính là sự sai lầm trong việc hành thiền. Vì pháp luôn luôn biến đổi luôn luôn sanh diệt không hề như ý muốn của mình nên mới có vô thường, khổ và vô ngã. Nhưng sự tuyệt vời của sự lo âu, bất an, lo sợ, phiền não... là những điều mà pháp đang giúp mình rèn luyện 1 cái tâm dũng mãnh hơn cho những kẻ yếu đuối. Chỉ cần mình biết trọn vẹn nhìn chúng như chúng đang là và từ bi nhẫn nại với chúng là được. Con thấy phần đông là các hành giả thường không có chịu đựng nổi bất an lo âu sợ hãi, theo con trải nghiệm thì trong hành thiền không có 2 từ "chịu đựng" vì khi có chịu đựng là đã có bản ngã xen vào rồi cho nên sinh khổ. Chỉ cần "thấy" là được.
Con trình pháp với Thầy nhằm giúp các bạn có thêm cách nhìn đúng đắn hơn để vượt qua những khó khăn trong khi hành đạo. Trong pháp trình của con có gì sai mong Thầy từ bi tha thứ. Con xin cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hai tháng trước con có cơ duyên gặp và nghe được lời hướng dẫn của Thầy, con mới thấy và hiểu được thế nào là thiền trong cuộc sống. Con xin cảm ơn Thầy.
Con có 1 người bạn quen trong khóa thiền vipassana 10 ngày cách đây 1 năm. Người bạn của con lúc nào cũng muốn tìm kiếm phương pháp để đơn giản hóa cuộc sống của mình. Bạn ấy đọc rất nhiều sách về tâm linh, con người và cuộc sống của nhiều tác giả, đặc biệt rất ngưỡng mộ Ohso. Bạn ấy cố gắng thức dậy sớm để ngồi thiền 2 tiếng, 1 tháng bạn tham dự khóa thiền một ngày 2 lần. Lúc nào bạn cũng sợ bị chi phối, ví dụ như là bạn nói tâm chưa định nên không dám xem các chương trình giải trí, nhưng khi bạn tự tìm xem 1 tập phim nào đó thì nói là hôm nay đã mất hết 3 tiếng rồi bây giờ phải đọc ít sách rồi mới đi ngủ. Bạn con chỉ mới 37 tuổi nhưng có suy nghĩ là công việc kỹ sư phần mềm trong 15 năm nay đã quá mệt mỏi muốn tìm chỗ nào đó yên tĩnh một mình được làm những điều mình thích.
Con cũng gửi cho bạn 1 vài bài giảng của Thầy, nhưng bạn không nói gì. Mong Thầy hướng dẫn con để con giúp bạn khỏi đi vào con đường tẩu hỏa nhập ma.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con xin có một câu hỏi về Bát Chánh Đạo, xưa nay vẫn được coi là con đường để tu tập, nhưng con lại được nghe rằng Bát Chánh Đạo là cách mà một bậc Thánh đi vào đời, cư xử trong cuộc đời, chứ không phải là cách tu tập để trở thành bậc Thánh.
Con xin lấy ví dụ là: người thì dùng thìa đũa và chén bát để ăn cơm. Một con tinh tinh có thể được huấn luyện để sử dụng thìa đũa và chén bát để ăn, nhưng không vì thế mà con tinh tinh sẽ trở thành con người. Một người còn có tâm phàm thì chắc là không thể hành xử theo Bát Chánh Đạo một cách tự nhiên và thuần thục như một vị Tăng ạ. Con xin thành tâm sám hối và kính xin Thầy chỉ bảo cho con được rõ ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2016

Câu hỏi:

Kính chào Thầy,
Thưa Thầy, làm sao để có bình an tự tại và và thiền Vipassana có giúp cho tư duy đúng sự thật như nó là không thưa Thầy?
Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe để giúp chúng con trên đường tu học.
Con kính chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »