loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Bây giờ mỗi khi đau khổ hay nóng giận con đều biết rõ nó sinh khởi và tự diệt đi. Con biết là nên sống tỉnh thức ở hiện tại, đi biết mình đi, ngồi biết mình ngồi, nằm biết mình nằm nhưng sao vào thực tế thì lại cuốn vào nhịp độ cuộc sống rồi quên mất. Có phương pháp nào cụ thể để thực hành không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con có câu hỏi, rất mong Thầy giúp đỡ: Mỗi sáng, vợ chồng chúng con thường trì chú Đại Bi (3 biến), các câu chú trong ngũ bộ chú. Con phát tâm tu tập theo hạnh đức Avalokitesavara để giúp đỡ chúng sinh. Có phải do tâm mong cầu hay không nhưng cách đây gần một năm, con tự nhiên xuất hiện các ấn (tay). Hiện nay, nếu khi nào có người đau ốm, con chỉ xin thầm đức Quán Thế Âm là tay con có thể chuyển ấn để có thể thực hiện việc chữa bệnh (con thực hiện việc này trước tiên với bố mẹ con, vợ con và người trong gia đình. Gần đây con cũng có làm việc chữa trị cho một vài người con gặp.
Rất mong Thầy cho con biết con có nên làm việc này không? Đây có phải là cảnh giới ma mà con gặp phải không? Con cũng lo lắng nhưng tâm con nghĩ làm việc để giúp đời nên con làm.
Con rất mong Thầy cho con lời khuyên.
Mô Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy,

Thưa Thầy con thấy Tánh biết – Bản ngã – Pháp có sự tương giao chặt chẽ với nhau. Tánh biết phát huy thấy ra sự thật là nhờ có bản ngã tạo tác sai lầm. Pháp đến đi theo vận hành tự nhiên của pháp còn bản ngã cứ theo cơ chế thu vào cái mình thích và loại bỏ cái mình không thích nên chắc chắn là phiền não khổ đau. Cho nên lựa chọn đường nào rồi cũng không sao chạy khỏi nguyên lý này. Nhưng điều kỳ diệu là nếu không lựa chọn, không sai lầm thì không thể thấy ra sự thật. Vì cái đúng là thấy ra cái sai chứ không có cái đúng hoàn hảo. Trong tu tập thực sự không có phương pháp vì không có cái giác ngộ lý tưởng mà phải từ cái sai lầm, đau khổ mới thấy ra sự thật.

Sứ mệnh của mỗi người trong cuộc đời này không phải là thành tựu điều gì mà là thấy ra sự thật là vô thường, khổ, vô ngã. Cho nên Thầy chỉ dạy nguyên lý để mọi người biết điều chỉnh nhận thức và hành vi không phải để trở thành con người lý tưởng mà thông qua đó để thấy ra bản chất thực sự của bản ngã, phát huy tánh biết rồi thì sẽ thông suốt được chính mình và đời sống. Con chỉ với cái thấy khách quan thuần túy không thêm, không bớt hằng giây hằng phút tự biết mình và trong sự tương giao với đời sống thì sự thật hé lộ dần mà không cần phải cố gắng tu tập, rèn luyện gì cho mệt. Đã bản ngã rồi lại chồng thêm cái bản ngã lý tưởng thấy ra sự thật thì chỉ tự trói buộc mình trong cái lý tưởng giác ngộ mà thôi.

Con xin cảm ơn Thầy và mong Thầy mạnh khỏe cho chuyến đi sắp tới.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Nhân có bạn hỏi về tứ thiền Phật nói trong kinh Pali (kinh "Phân biệt về sự thật"), con xin trình bày điều con hiểu qua tìm hiểu và xem bài giảng của Thầy. Nếu có sai xin Thầy chỉ dạy để bản đồ đạo lộ được rõ. Con cảm ơn Thầy nhiều.

Tứ thiền vô vi là có, nhưng khác với cách thực hành đạt tứ thiền của ngoại đạo (Bà La Môn). Đầu tiên, định vô vi có được nhờ thực hành sống theo Bát chánh đạo, do đó tâm dần trở nên không vọng động, tức "bình thường tâm" khi xúc chạm việc đời. Tâm chánh niệm tỉnh giác sẽ tự ứng Giới Định Tuệ khi có việc. Tâm lúc này ly dục ly bất thiện pháp, định tĩnh trong cuộc sống và mọi oai nghi. Đây là điểm khác biệt của định Phật giáo so với (dính mắc) vào sự cố ý ngồi rèn luyện để có định của ngoại đạo (sở đắc của bản ngã).

Còn khi ngồi thả lỏng vô sự, tâm rỗng rang, tĩnh lặng, trong sáng thì tâm cũng tự ứng Giới Định Tuệ. Nếu ứng yếu tố "Định" mạnh thì có định vô vi một cách tự nhiên, tuỳ lúc giải thoát khỏi các uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành hoặc cả bốn uẩn một lúc mà không cần phải xác định xem đó là chứng những bậc thiền thứ mấy. Nếu ứng yếu tố "Tuệ" mạnh thì tâm "nhu nhuyễn dễ sử dụng", biết tuỳ lúc ứng pháp, đến mức độ phù hợp sẽ tự ứng các tuệ giải thoát và biết đến lúc có thể hướng tâm giải thoát.

Mọi thứ đều đến đi một cách tự nhiên đến khi rốt ráo, nhờ thực hành theo Bát chánh đạo. Vì thế trong kinh Tứ Niệm Xứ hay kinh Chuyển Pháp Luân khi độ 5 anh em Kiều Trần Như, Phật không nói về các tầng thiền mà nói về tứ Thánh đế.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Sư ông,
Hôm nay con gặp phải một chuyện không vui. Con nhận thấy rằng mỗi khi gặp phải những chuyện không như ý, tâm con có xu hướng lẩn tránh. Nó không muốn đối diện với những điều khiến nó khó chịu. Nó phải tìm một điều gì đó để khỏa lấp: Nghe nhạc, hét thật to, đi đâu đó một mình... Con đang cố gắng thực tập như lời Sư ông chỉ dạy, nhưng con thấy thật khó làm sao. Tâm trạng con nhiều khi không thể "ngoi" lên được. Con thấy rất bức bối, nhưng lại loay hoay không ra được. Con xin Sư ông cho con lời khuyên.
Con xin thành kính tri ân Sư ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con là người hỏi câu có nên thiền sự thở đối trị để tăng sức dẻo dai khi quán pháp không. Và Thầy hỏi lại cách con quán pháp có đúng hay không.

Con nhận thấy mình không cố giải quyết pháp. Con chỉ xem ảo ái, dục tưởng từ đâu mà sinh khởi, phát triển ra sao, đi đến yên lặng và hoại diệt thế nào, sẽ đưa đến bài học, hậu quả gì. Ví dụ, con thấy ra ở quá khứ, mình đã ảo tưởng là vì lúc đó dính mắc, phóng đại trí tưởng tượng, không nhận rõ mức độ mạnh nhẹ, dài ngắn trong nhân duyên tương giao mình và người. Bây giờ tuy đã nhận ra đó là ảo tưởng, nhưng còn buồn phiền là vì luyến tiếc cái vui trong ảo tưởng đó. Ảo tưởng đó vẫn cứ tái hiện lên trong đầu là vì con còn thầm mong tương lai sẽ có lại nhân duyên đó. Tức là con bị lọt vào cho là, sẽ là, phải là.

Khi quán duyên khởi như vậy thì con nhận ra mình khổ vì tham, mà tham là vì con si mê không thấu rõ nhân duyên, muốn thường còn và chưa thông về vô ngã. Về lý thuyết, con hiểu 1 cá thể có tâm từ nhiều kiếp, kết hợp với thái độ, nhận thức đời này mà tư ra các hoàn cảnh và các hành, chứ không phải do cái ta điều khiển, thành ra con không nên đem cái ta này để ảo tưởng, giận hờn, mong muốn điều gì từ một cái ta khác. Đó là con hiểu lý thuyết, nhưng khi quán xét từ lý thuyết này đến trải nghiệm thực trong vấn đề hiện tại để thấy ra bản ngã tham thì con lại thấy khó quá nên buồn ngủ.

Con viết hơi dài, xin Thầy từ bi chỉ dạy. Con cảm ơn Thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Thầy có trả lời câu hỏi của một bạn hôm nay về lực từ trường (lực hấp dẫn) là "việc mong muốn được hay không còn tuỳ vào mức độ tâm". Con chưa rõ ý Thầy là mức độ "phước đức" hay mức độ "mong muốn"? Vì con nghĩ nếu tùy duyên thuận pháp thì tuy quyết tâm làm, nhưng mức độ mong muốn thường chỉ vừa phải và thường được điều chỉnh, chứ không mạnh mẽ được như mong muốn của bản ngã (vì nghĩ vậy nên con thường không chủ động để ý hoặc thu hút lực hấp dẫn, tuy nghiệm lại kết quả con cũng thấy có lực này với mình thật)?

Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Sư ông,
Con xin tri ân Sư ông vì những lời chỉ dạy. Hôm nay con xin Sư ông từ bi chỉ dạy cho con về pháp lục hòa. Con đã được nghe giảng về pháp lục hòa nhưng việc áp dụng trên thực tế lại không hề dễ. Nhất là đối với những người trẻ tuổi. Trong một môi trường tập thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau làm thế nào để mình dung hòa? Con xin Sư ông hoan hỷ chia sẻ những kinh nghiệm của Sư ông cho con và những người trẻ tuổi có thể học hỏi được không ạ?
Con được dạy rằng mình phải buông bỏ mọi quan kiến của mình, thậm chí kể cả nó có đúng đi chăng nữa. Nhưng làm thế nào để mình dung hòa chứ không phải là kẻ thụ động, không có chánh kiến, a dua, ai nói sao nghe vậy?
Con kính tri ân Sư ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, cho con xin hỏi: Khi căn tiếp xúc với trần thì chúng ta "trọn vẹn như nó đang là", và câu: "Thiền là trở lại soi sáng thân và tâm mình qua sự tương giao với đời sống". Hai câu này có mâu thuẩn nhau không Thầy, trọn vẹn như nó đang là thì con hiểu và đang thực hành, còn "soi sáng...." thì con không hiểu.
Kính mong Thầy chỉ dạy. Kính chúc Thầy luôn được bình an!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, làm thế nào để những thành tựu của một người tu hành thật sự không là chướng ngại của họ. Con đang thực tập từ kẻ không biết tu, đến lúc biết tu, lúc phước mỏng đến lúc phước dày lên từng chút một, rồi con có chút hãnh diện len lỏi vào, thấy sợ khi tỉnh giác. Con muốn mình thanh tịnh ngay trong nỗi khổ niềm đau và thanh tịnh trong cả sự vinh quang và thành tựu. Con vẫn biết các pháp có sanh thì có diệt, thường nhắc nhở không níu kéo tư tưởng vào pháp, nhưng thấy vất vả lắm.
Xin thầy chỉ dạy thêm cho con. Tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »