Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 03-01-2015
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Sadhu lành thay! Con chân thành cảm ơn Thầy đã tặng cho học trò 2 cuốn BẢO BỐI "Thực Tại Hiện Tiền & Sống Trong Thực Tại" rất nhiều. Con đọc được một phần rồi, con nhận thấy con rất có Duyên và rất quen thuộc với Pháp Thầy dạy (như là kiếp trước con là đệ tử Thầy vậy). Ví dụ: trước đây con hay nói với Bạn bè là con luyện "Cửu Âm Chân Kinh" và con luyện cũng giống Trương Vô Kỵ, hy vọng là con sẽ thành công. Con có "Tâm Nguyện" là sẽ hỗ trợ Chánh Pháp (do Thầy chỉ dẫn) phát triển trong khả năng của con.
Chúc Thầy an vui trong Thiện Pháp.
Ngày gửi: 01-01-2015
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, bữa nay em con cho con chiếc máy tính bảng và em ấy đã cài đặt sẵn, khi mở máy trang web Trung Tâm Hộ Tông liền hiện ra. Con hoan hỷ lắm, từ nay mỗi bước chân con đi nếu có chỗ nào chưa hiểu con tự do hỏi thầy mà không cần nhờ ai viết nữa thầy ạ. <p>
- Thưa thầy, lúc trước con rất sợ ma nhưng bây giờ con không còn sợ hãi nữa. Con suy ngẫm cõi âm có phải là âm bản của những ai còn ảo tưởng hoang đường vì họ cho là có và luôn sống với thế giới huyền ảo đã cảm vời ra rồi tự thọ nhận những cảnh giới ấy, phải không thưa Thầy? <p>
- Thưa thầy, những ai luôn trong lành định tĩnh sáng suốt, sống cuộc đời tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha là người thoát khỏi sanh tử luân hồi, chỉ còn pháp đang là, khi chết tánh chất nào trở về với tánh chất ấy, thực tánh thanh tịnh trong sáng sẵn có trong mỗi con người cũng thể nhập vào thực tánh của vũ trụ, từ đó chấm dứt hoàn toàn không còn sanh vào động vật, khoáng vật, thực vật... nữa có phải không ạ? <p>
Con thành kính đảnh lễ tri ân thầy.
Ngày gửi: 14-12-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy con xin phép được hỏi thầy 1 câu, con kính mong thầy giải thích cho con hiểu ạ. <p>
Thưa thầy khi mình hiểu được cái biết là mình vốn định tĩnh trong lành sáng suốt trước các pháp đến và đi. Và những việc lợi người lợi mình thì mình làm, vậy tức là mình đã có quan sát có chánh niệm để biết được niệm nào là thiện, niệm nào là ác để mình sử dụng. Vậy cái biết đó vẫn còn phân biệt để sử dụng vào mục đích. Pháp thì vẫn vận hành không có đúng có sai, đúng sai đó là do xã hội đặt ra vậy có những lúc pháp xấu hiện về mà mình dùng chánh niệm quan sát thì 1 là trở thành hành động, 2 là quan sát được sự sinh diệt của pháp. Nhưng con nghĩ là mình nên bộc lộ ra bên ngoài 1 cách không phán xét để xem hậu quả của pháp đó đối với mình như thế nào. Tuy rằng tâm mình không bị cấu nhiễm bởi pháp đó nhưng cũng không để pháp đó làm mình quan sát. Con có suy nghĩ như vậy mong thầy nói cho con hiểu ạ. Con xin cảm ơn.
Ngày gửi: 29-11-2014
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, cách đây mấy hôm, do một duyên khiến con khóc, nước mắt cứ chảy dài, câu nói của thầy ẩn hiện trong con là do lúc trước con hay nuốt nước mắt vào trong vô thức, nay gặp duyên nó trổ ra, thế là nước mắt con cứ chảy rồi con cho nó chảy, trọn vẹn với nó được một lúc là con loay hoay, tính toán, thêm bớt, lấy bỏ, bỗng nhiên con nhớ được lời thầy (lấy ngã để buông xả và xả ngã là hai vấn đề khác nhau, phải chánh niệm tỉnh giác để nhận ra). Vâng đúng rồi, con đang loay hoay tìm cách buông xả, khi tánh biết thấy ra lòng con nhẹ nhàng rỗng rang trong sáng, lúc đó con mỉm cười thấy ra tên chủ ngục vô minh, nó đã lừa con thật là vi tế. <p>
Thưa thầy, những ý con hiểu, con xin phép được nói ra, nếu thiếu sót chỗ nào, xin thầy dạy thêm cho con. Trong kinh Phổ Môn quyển nhật tụng mà lúc trước con vẫn tụng, có đoạn "gió đông đi biển chìm thuyền/ Niệm danh Bồ-tát sóng tan hết liền", giờ con mới hiểu niệm này là niệm giác, nhờ nghe tiếng lòng mà con đã thoát ra được. Thì ra quán âm bồ tát chính là quán tiếng lòng, gió đông chỉ là những tác duyên, nước biển đó chính là nước mắt chúng sanh, con đã bị thủy đại nhấn chìm. Con thật là vô minh, chính mình đã hại mình. Pháp đã nhắc con rằng khóc như vậy rất tổn hại cho thần-ý-khí-hình, tứ đại bất điều hòa là do nơi mình, một lần nữa con thực niệm lời thầy dạy cho một Phật tử ở xa điện thoại về đang khóc nức nở, không được thầy vỗ về mà thầy còn khuyên: "khóc đi con, khóc nữa đi con, rồi pháp sẽ đạy cho con tự biết cách điều chỉnh". <p>
Vâng thưa thầy, đúng là vậy, chỉ có tự mình mới thấy ra chính mình mà thôi. Cũng liền lúc đó, con mới có thể hiểu được lời thầy dạy, chỉ có giải thoát trong sự tương giao, vâng đây chính là sự tương giao giữa thân-tâm-cảnh. Những lời thầy dạy nghe qua rất bình thường và giản dị, nhưng vời vợi thẳm sâu. Từng giây phút chiêm nghiệm, con tỏ rõ lời thầy. Trên con đường tu tập, lúc nào cũng êm ả, phẳng lặng thì con ngã mạn biết chừng nào, đừng vẽ rắn thêm chân nữa, cứ đáng lẽ, sẽ là, phải là,... hoài thì toàn là khổ đau, mỗi một lần vấp là một lần con vững chãi thêm thầy ạ. <p>
Cho tới giờ này, con tĩnh lặng mà suy ngẫm thầy dạy không hư dối, vạn pháp vô thường biến chuyển là chân lý, trở về trọn vẹn tỉnh thức với đang là, tại đây và bây giờ, buông hết những ảo tưởng lăng xăng tạo tác ra thì ngay đó là giải thoát, không cần phải thêm hay bớt gì cả. <p>
Con thành kính đảnh lễ tri ân thầy.
Ngày gửi: 28-11-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con xin trình pháp với Thầy là có 2 điều xảy ra với con trong ngày hôm nay như sau: <p>
1. Từ khi con nghe được lời Thầy dạy thì con luôn hành theo. Con luôn chú tâm quan sát mọi hoạt động hàng ngày và lắng nghe trọn vẹn thân, thọ, tâm, pháp thì ngày hôm nay trong tâm của con tự nhiên rỗng lặng một cách lạ thường mà không phải do con tự làm rỗng lặng. Tuy nhiên tâm rỗng lặng này phát sinh lên khoảng vài phút rồi biến mất, như vậy là sao thưa Thầy? Dù chỉ được vài phút ngắn ngủi nhưng con thấy rằng tất cả các pháp bản chất là thanh tịnh, chỉ vì cái ngã hay cái ta ảo ảnh xen vào nên làm cho các pháp không còn bản chất thực của nó nữa mà dẫn tới sự đau khổ triền miên. Con nghĩ như vậy có đúng không Thầy? <p>
2. Hôm nay con bị cảm cúm, cơ thể rất mệt mỏi, cộng thêm sự lo sợ đến giờ phải đi đón 2 đứa con đi học về. Vì con chánh niệm nên con biết sự lo sợ và mệt mỏi đang diễn ra trên thân này. Con kiếm chỗ nằm một mình và theo dõi nó, được khoảng 30 phút thì tự nhiên trong cơ thể con như có một luồng điện chạy rần rần từ đầu đến chân. Luồng điện này chạy khoảng 10 phút, sau đó con thấy khỏe hẳn và con chạy xe đi đón 2 con được. Hiện tượng như vậy là sao thưa Thầy? <p>
Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 20-11-2014
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ Thầy! <p>
Hôm nay nhân ngày thầy giáo Việt Nam, sau khi tư duy về bài pháp Thầy giảng trong buổi trà đạo hôm thứ hai, con kính tặng Thầy mấy vần thơ ạ! <p>
Cái này có, có cái kia <p>
Dòng nghiệp thức, triền miên chảy <p>
Sanh rồi diệt, trong thời không <p>
Nơi trật tự, toàn hoàn hảo.
Ngày gửi: 17-11-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy con xin chia sẻ một câu chuyện tương tự của con với một đạo hữu sống trong ngôi nhà "hướng tử". Năm con 21 tuổi, con gặp một sư cô. Sau mấy tháng, sư cô ấy rất quí con nhưng sư cô buồn rầu nói với con rằng, con sẽ CHẾT YỂU. Nếu sư cô đó không nhầm thì ở tuổi 31. Sau đó 1 năm, lúc con 22 tuổi, con tình cờ lại gặp người khác. Người này cũng bảo con CHẾT TRẺ ở tuổi 28. Kể từ đó con vô cùng buồn bã, tháng ngày nặng trĩu như bị đeo án tử hình. Nay con đã qua sinh nhật lần thứ 30, tuổi dương con đang là 31, và tuổi âm có thể là 32. Như vậy, kết luận là những điều họ "phán" với con là không đúng. Hoặc từ giờ đến cuối năm nếu con chết biết đâu lại là một điều không tệ thì sao. Chết đi chắc gì đã xấu. Biết đâu lại được học lại pháp từ đầu. Con muốn nhắn tới đạo hữu kia không nên tin vào nhận xét đó mà đánh mất cuộc sống thật của mình. Cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 16-11-2014
Câu hỏi:
Con kính đảnh lể Thầy. <p>
Thầy cho phép con được cùng hoan hỷ với lời trình pháp của một bạn đạo gởi ngày 15.11. Khi vừa đọc xong bài ấy con đã tương cảm như chính ý nghĩ của mình. Khi xem Thầy trả lời con càng nổi da gà thêm: <p>
Khi nhận ra tánh biết/
Tánh biết tự sáng trong/
Không người tu người đắc/
Động tịnh đều thong dong. <p>
Con thấy khi hiểu Pháp thì sao đơn giản quá nhưng khi chưa biết sao cứ tìm kiếm cho thêm vào để rồi làm cho rắc rối thêm và cuối cùng thấy mình vẫn phiền muộn khổ đau hoài. Con thật hạnh phúc khi được hưởng ké những hồng ân này. Con không nói hết được lời cám ơn nên mỗi lần thăm Thầy chỉ cầu chúc Thầy được nhiều sức khỏe để chúng con được học hỏi và trải nghiệm vững chải thêm. <p>
Kính Thầy. Con T.N.
Ngày gửi: 08-11-2014
Câu hỏi:
Con cung kính đảnh lễ Đức Thầy! <p>
Xin Thầy hướng dẫn thêm cho con pháp hành thiền, lâu nay con vẫn áp dụng cách thiền theo hướng dẫn của Thầy, mỗi ngày con đều nghĩ tới câu: <p>
"Nói làm thường thận trọng,/
Luôn trọn vẹn chú tâm,/
Lắng nghe quan sát kỹ,/
Đến đi pháp lặng thầm" <p>
Mặc dù áp dụng trong ngày khoảng 40% các hành động và suy nghĩ, tuy nhiên con vẫn thấy được sự an nhiên, vô sự khi xúc chạm cuộc sống giữa đời thường. Tâm con luôn hiện hữu câu thơ trong kinh hạnh phúc mà Thầy đã giảng: <p>
"Khi xúc chạm việc đời,/
Tâm không động, không sầu/
Tự tại và vô nhiễm,/
Là phúc lành cao thượng" <p>
Khi làm việc gì con thường nhận biết rõ bằng tâm, pháp hơn thân, thọ. Mỗi khi khởi ý thì con liền nhận ra tâm tham hay tâm sân rất rõ, khi nhìn nhận một việc nào đó con thấy vô thường, khổ, và bản ngã. <p>
Và càng quan sát con thấy bản ngã con cao và dày quá, không biết diệt ngã bắt đầu từ đâu. Nhìn sang người thân thấy họ cũng như mình bản ngã cao vời vợi như núi. Là người kinh doanh, nên mỗi lời nói, quyết định đưa ra ảnh hưởng cảm thọ không ít người như nhân viên, khách hàng, đối tác... Con thấy bản ngã sinh và bản ngã bị diệt, từ ý nghĩ, lời nói, đến hành động đều có bản ngã hiện hữu. Khi con nghe người ta nói, con cũng thấy bản ngã của họ, khi con nói con cũng thấy bản ngã của mình. Riết rồi con cũng không dám mở miệng nói, mới nhận ra câu nói của Thầy đúng là chân lý "im lặng là vàng, nói hay cũng chỉ là bạc". Con là người nói nhiều, nhiều lúc nói không kịp nghĩ là mình đã nói gì, nay con ý tứ, thận trọng hơn trong lời nói, hạn chế nói lời vô ích, nói thô lỗ, nói bóng gió, tập nói lời Chân, Thiện, Mỹ. Có lần con lỡ nói thuận theo ý người khác thì vô tình người đó lại nghĩ con cùng tư tưởng với người đó, vô tình con làm người đó càng hoang tưởng hơn nên con biết mình sai và bài học đến với con "im lặng là vàng". <p>
Có lần đang khuya con nằm thiền, cảm giác định tâm đến rất nhanh và một sự an lạc trải qua khắp thân thể con, và cũng liền sau đó, khi con nhận thấy sự an lạc đang hiện hữu thì tự nhiên cảm giác an lạc này muốn biến mất, nó bỗng nhiên mong manh như bọt xà phòng, có thể tan vỡ bất cứ lúc nào và sau đó là an lạc biến mất. Con thấy được sự sinh diệt của sự an lạc, và thấy rõ sự vô thường, không bền vững của sự an lạc. <p>
Vài ngày sau con nằm thiền trước khi ngủ, lúc này cũng ngủ trong tỉnh thức thì con nhận thấy cơ thể mình bị định cứng ngắt lần thứ 1, giống như 1 tảng băng bao phủ khắp người, kế tiếp cứng hơn nữa lần thứ 2, lần này con vẫn biết được cảm giác cứng hơn cơ thể, con biết cảm giác định đến nhưng con không nói được nên con ớ ớ, chồng con nằm bên cạnh nghe con kêu tưởng con mớ nên sờ mạnh người con, làm con la toáng thật to trong đêm, khi con la lên con vẫn biết con đang nổi sân rất rõ. Con không biết hiện tượng này như thế nào. <p>
Con có đọc cuốn "Chân đế và Tục đế" có phân tích Vật chất và Tâm, hiện tượng gì thay đổi là Chân đế, hiện tượng không thay đổi là Tục đế, Thiền minh sát là quán vào Chân đế. Và có nói "Tuệ minh sát được thành đạt qua sự quán sát tinh tế các hoạt động của thân tâm khi chúng diễn ra. Tuệ minh sát không thể thành đạt qua sự quán sát hời hợt các đối tượng, cũng không thể thành đạt qua sự suy tư, phân tích. Vì thế thiền sinh phải chú tâm quán sát các hoạt động như thấy, nghe, sờ, đụng, ngửi, nếm, ăn, uống ... Khi chúng đang diễn tiến không bỏ sót hành động nào." <p>
Thưa thầy, con thấy mình còn hời hợt với các đối tượng thân, tâm, cảnh. Con chưa ghi nhận từng chi tiết chuyển động, nâng đỡ của gió như đi, đứng, nắm, bước, sờ... Con thường nhận biết các hoạt động sau khi con vừa làm, đôi khi không để ý do hoạt động này là thói quen nên con chỉ thận trọng thôi. Xin Thầy hướng dẫn cho con cách để thành đạt quán sát tinh tế các hoạt động thân tâm cảnh ạ. <p>
Con xin chào Đức Thầy ạ!
Ngày gửi: 28-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! <p>
Lâu rồi phật tử HN chúng con không đươc gặp Thầy, lời đầu tiên con xin kính chúc Thầy luôn được mạnh khoẻ.
Thưa Thầy! Sau một thời gian dài tập làm theo lời Thầy chỉ dạy, đó là quan sát thân tâm và chánh niệm mọi lúc khi đi đứng ngồi nằm đồng thời thu thúc lục căn, con đã thấy tâm mình lắng dịu rất nhiều, cụ thể là trong những ngày vừa qua, con cùng một số Phật tử lên núi thiền tập. Khi con ngồi quan sát hơi thở vào ra con thấy tâm lắng dịu dần và hơi thở trở nên rất nhẹ nhàng, tim cũng đập rất nhẹ. Tâm quan sát hơi thở vào ra càng lúc càng khăng khít chặt chẽ càng lúc càng vi tế dần dần con thấy một cảm giác nhẹ nhàng tĩnh lặng không có một suy nghĩ nào qua tâm, khi đó con biết một vài tiếng động sinh lên rồi diệt, tiếng động rất rõ và trong nó dường như được nhận biết qua da (cảm giác) và truyền thẳng vào tim không qua một ngôn từ hay ý nghĩ nào (con chỉ thấy như nó vậy thôi). Trong lúc đó, tâm con vẫn khăng khít nơi hơi thở vào ra không rời, lạ kỳ là tâm không hề phản ứng với những tiếng động đó mà nó vẫn bình yên dịu dàng đầy yêu thương. Con thấy hai chân hơi tê một chút nhưng vẫn dễ chịu. <p>
Thế rồi một tiếng rưỡi qua đi trong cảm giác dịu dàng đầy yêu thương, con xả thiền xuống núi lòng bình yên chân bước nhẹ nhàng trong chánh niệm một cách tự nhiên không cần tác ý chánh niệm mà cảm giác dở đạp theo từng bước chân. <p>
Kính bạch Thầy, đó là cảm giác đầu tiên con có được sau một thời gian dài hướng về chánh niệm con cũng không biết đó là gì, xin Thầy từ bi khai mở cho con và chỉ cho con biết sẽ thế nào. Con thành kính đảnh lễ Thầy.