Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 18-11-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy, đọc tất cả thư hỏi của các bạn và trả lời của thầy con hiểu và thấy mình cũng có được những điều thầy dạy trong câu trả lời. Nhưng để viết hoặc nói ra thì con không thể. Vậy con có hoặc đã vào được pháp của thầy chưa? Vì quả thật con không có từ gì để nói, mong thầy chỉ dạy cho con. Con thành tâm tri ân thầy.
Ngày gửi: 25-10-2011
Câu hỏi:
Kính lễ Thầy.
Mỗi buổi tối con đều mở máy đọc những câu Thầy trả lời cho các bạn Đạo khắp nơi như con hàng ngày làm việc. Con hàng ngày làm việc cho người & với người cũng lặng lẽ & nhiệt tình không hề mỏi mệt như con nghe & học Pháp của Thầy. <p>
Tâm con không còn ước mơ chi cả vì chân trời trước con mở rộng quá, nó không bờ bến thì con lấy chi để mà mơ ước.
Hình như ngay cả sáng suốt định tĩnh trong lành mà mình không cố gắng đặt ra, không đi tìm, thì lại là một sự sống hài hòa tự nhiên mà chắc từ muôn kiếp trước con quên nó.<p>
Con kính trình Thầy và xin được lời dạy bảo.<p>
Nam Mô Phật Pháp Tăng.
Ngày gửi: 24-10-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con rất hoan hỷ khi thấy rằng Trang Web này ngày càng có nhiều người truy cập và chia sẽ các vấn đề trong quá trình tu tập. Bản thân con cũng đã và đang giới thiệu trang web cho nhiều người khi có duyên. "Tùy duyên thuận pháp" nghe dễ hiểu nhưng ứng dụng trong đời sống thực tế không hề đơn giản. Con nghe đi nghe lại các bài giảng của Thầy và hình như dần dần con hiểu ra và đang thực hành không biết có đúng không, nên con xin chia sẻ và xin Thấy chỉ dạy. <p>
Con lấy chuẩn mực là trạng thái "TÂM AN" khi đang sống và làm mọi việc để xem mình có động loạn, mong cầu, hay là đang tùy duyên để mà điều chỉnh thái độ kịp thời. Thí dụ con đang lái xe đi đâu đó có việc quan trọng, nhưng đã bị trễ giờ. Nếu TÂM con phát sinh lo lắng, hay tăng tốc độ xe... để bù giờ chẳng hạn thì con liền tự nhắc mình rằng: có sao đâu, trễ thì trễ; thậm chí có thể gây ra hậu quả gì đó thì đó CŨNG LÀ PHÁP; việc mình cần làm là nên lái xe trong trạng thái TÂM BÌNH AN, THƯ THÁI, với thái độ định tĩnh. Và thực tế khi con điều chỉnh thái độ như vậy thì con cảm thấy rất dễ chịu và không còn phải động loạn nữa. Kể cả khi còn gặp những chuyện phức tạp trong công việc thì con cũng thường tập điều chỉnh thái độ như vậy. Và khi đó PHÁP đến thế nào thì TÂM con vẫn bình an. Và thường thì mọi việc (PHÁP) lại diễn tiến theo chiều hướng thuận hơn. Có lẽ đúng là "PHÁP HỘ TRÌ NGƯỜI TRÌ PHÁP". <p>
Con thực hành như vậy có hợp lẽ Tùy duyên thuận pháp không, xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 24-10-2011
Câu hỏi:
Dạ con thưa Thầy,
Con vẫn thường xuyên theo dõi mục hỏi đáp, con xin chân thành đa tạ Thầy đã luôn kiên nhẫn lắng nghe và giảng giải một cách không mệt mỏi cho tất cả các Phật tử có mong muốn tìm hiểu về Đạo. Dạ nhân đây con xin có chút chia sẻ.<p>
Ai cũng biết đã là người Phật tử, đi theo con đường Đức Phật đã chỉ bày thì phải luôn lấy trí tuệ sáng suốt làm đầu. Và phải tự tin để biết tự mình thắp đuốc lên mà đi, còn những trợ duyên bên ngoài chỉ là phụ. Không thể giải thoát nếu chỉ dựa dẫm vào tha lực, dù đó là Đức Phật.<p>
Giáo pháp có hay, có đẹp thì cũng phải tỉnh thức mà lắng nghe và soi xét, chứ không đề cao tâng bốc vì làm vậy vô tình hạ thấp giáo pháp.<p>
Giáo pháp cũng không phải là trạng thái an lạc, hoan hỉ để thân tâm mình tận hưởng. Còn an lạc, còn tận hưởng là còn nuôi dưỡng cái bản ngã vốn đã quá to rồi. Cứ an nhiên mà thấy pháp như thực là vậy, không tìm cầu điều gì, không trông chờ giải thoát đâu xa. Không gì cả mới là tất cả. Tất cả là an nhiên, an nhiên là tất cả.<p>
Dạ con nghĩ đã nói vậy là sai rồi, con chỉ muốn được chút chia sẻ với anh chị em đồng Đạo như một cách để cùng nhau đi trên con đường đã được chỉ dẫn, với sáng suốt, định tĩnh và trong lành.
Dạ không sai không khác. Dạ là vậy.
Dạ con đa tạ Thầy.
Ngày gửi: 20-10-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Sư Ông, hiện nay con có nhận thức và tu tập như sau: "Khi tâm con khởi lên một ý niệm đánh giá người này xấu, pháp kia tốt, thì ý niệm đó chỉ do sự phê phán chủ quan của bản ngã con. Về bản chất thì pháp thực tánh nằm ngoài ý niệm tốt xấu của con, nên lúc ấy, con chỉ nhìn lại chính những ý niệm ấy để thấy sự khởi lên và diệt đi của chúng, không thêm bớt gì cả, con để cho Tánh Biết tự soi chiếu, thì ý niệm xấu tốt do bản ngã đánh giá cũng tự diệt". Thưa Sư Ông, liệu con nhận thức và tu tập như vậy đã đúng chưa ạ? Con xin Sư Ông chỉ dạy.
Ngày gửi: 05-10-2011
Câu hỏi:
Dạ, thiền không phải là mục đích, càng không phải là nơi để trú ẩn hay tránh né thực tại, thiền đơn giản là "hành trang hữu ích" để "đi trên con đường tinh tấn". Lúc xưa con nghĩ tu là để chứng đắc, để đạt ngộ hay giải thoát, giờ con hiểu thì ra dù có mang cái tên nào đi nữa thì những điều đấy cũng là tầm cầu, vọng tưởng của cái tôi bản ngã. Còn mục đích, còn lý tưởng là còn đầy tham ái của thân tâm này.<p>
Vượt qua, vượt qua, tới lúc không còn nghĩ tới vượt qua nữa, không còn bờ này bến nọ nữa, ấy mới là vượt qua.<p>
Dạ con mong sớm được tham học khóa thiền sắp tới.
Dạ đa tạ Thầy.
Ngày gửi: 04-10-2011
Câu hỏi:
Thầy bắt đúng 'bệnh' rồi ạ. Đúng là ban đầu tham ái nổi lên chỉ là đối tượng để quan sát, nhưng sau đó do có 'ý muốn' vượt qua trạng thái đó nên cái ta xuất hiện. Chính mong muốn của cái ta tạo tác này kéo dài sự hiện diện của tham ái nên đã gây ra lo âu phiền muộn.<p>
Thưa Thầy, ví như 3 người có bệnh, một người bình tĩnh quan sát bệnh trạng nên thấy ra nguyên nhân của bệnh, dù người đó có chữa lành lành bệnh hay chưa thì cũng đã biết rõ nhân quả và không lo âu sợ hãi nên không phiền não khổ đau. Người thứ hai chỉ ngồi niệm Phật để mong hết bệnh, thì tuy có an tâm hơn nhờ tin vào tha lực nhưng trong sâu xa vẫn còn sợ hãi vì bị thúc bách bởi mong cầu hết bệnh. Người thứ ba loay hoay đi tìm thuốc để trị bệnh, nếu người ấy không trị được bệnh thì càng lo âu sợ hãi và phiền muộn hơn, còn nếu trị được bệnh thì vẫn không biết được nguyên nhân của bệnh để ngăn ngừa nên bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Như vậy con đã hiểu chính bệnh giúp cho người bệnh biết rõ mình hơn để có 'thái độ' thấy biết đúng chứ không phải bị nhận chìm trong lo âu cầu mong giải quyết 'trạng thái' bệnh, phải không thưa Thầy? Con sẽ tiếp tục quan sát để chiêm nghiệm thấy rõ thái độ và trạng thái của mình. Con cám ơn Thầy chỉ bảo.
Ngày gửi: 19-09-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy.
Khi nghe đến câu "Trong thấy chỉ có thấy. Trong nghe chỉ có nghe... Không có ông ở đó", cả người con run lên, mỉm cười, và... con thấy mình khóc. <p>
Trong nghe chỉ có nghe /
Trong thấy chỉ có thấy /
Vô cớ để ta vào /
Sanh tử mãi là đây.<p>
Con xin kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 14-09-2011
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, vừa rồi con được nghe băng giảng Pháp Thoại 2 khóa 8 thì những hoài nghi của con đã được Thầy xóa sạch. Bây giờ con mới hiểu tại sao một vị thiền sư đã ngộ khi nghe tiếng tiếng động do cuốc trúng một viên gạch văng vào gốc cây. Thì ra Alahán không phải là một lý tưởng quá xa vời như con tưởng tượng trước đây. Hèn chi Thầy cứ lấy ví dụ ngồi mỏi thì đứng dậy, khát thì lấy nước uống làm con cứ thắc mắc mãi là mấy chuyện đơn giản này sao lại có dính dáng đến vấn đề giác ngộ! Nay con đã vỡ lẽ ra được. Con xin thành kính tri ân Thầy.
Ngày gửi: 18-08-2011
Câu hỏi:
Bạch Thầy, con xin phép trả lời (đúng hơn là sự trình pháp của con qua những bài giảng của Thầy mà theo con hiểu):<p>
Thấy biết như vậy - Lý sự đã thông - Là Thanh tịnh đạo - Niết-bàn hiển lộ - Giải thoát trọn vẹn - Còn đi tìm cầu - là thấy như vậy - mà không phải vậy!<p>
Con mong Thầy chứng giám.