Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 18-08-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy trải qua nhiều tháng thực hành hôm nay con muốn kể rõ cho Thầy nghe về những nguyên lý mà mỗi ngày con thực hành nhờ Thầy soi xét dùm con, coi con có đi sai đường không con xin cám ơn Thầy. <p>
Vào mỗi ngày sau khi thức dậy con thường quan sát thân tâm, phần lớn là con quan sát tâm nhiều hơn (niệm tâm), vì tâm con thường phóng nhiều nên con niệm thân thì thường bị phóng tâm, con thường chú ý sự tạo tác sanh diệt của tâm rất nhiều đến khi tâm không tạo tác nữa thì tự động quay về thân hành. <p>
Khi tâm khởi sanh lên tham, sân, si thì con nhận biết, khi nhận biết có lúc thì tự động diệt liền, có lúc thì kéo dài 1 khoảng thời gian rồi mới diệt. Tất cả con đều để hoàn toàn tự nhiên không thêm bớt gì hết nó như thế nào thì thấy như vậy, khi tham sân si khởi sanh lên thì con quan sát cảm thọ rất là khó chịu (thọ khổ), con cũng cảm thấy như nó đang là, không can thiệp vào theo ý đồ bản ngã. <p>
Khi xúc chạm với việc đời thì con thường lắng nghe và quan sát tâm của mình có lúc con thấy tâm con hoàn toàn tĩnh lặng có lúc con thấy nó tạo tác rất nhiều, nó như thế nào thì con cứ thấy nó như nó đang là con cũng không thêm bớt gì cả. <p>
Trong môi trường giao tiếp thì con ứng dụng pháp tùy duyên thuận pháp mà hành khi nào cần ứng phó thì ứng khi nào không cần thì trở về không. Nhưng đôi lúc vì con chưa quen lắm nên cũng còn xen bản ngã vào, những lúc như vậy thì tánh biết tự biết và nhắc nhở trong đầu con là mình đã sai rồi thì tự nhiên con điều chỉnh lại từ từ. Nhiều lúc con cái quậy phá con cũng hơi bực mình thì con thấy là mình đã sai chỗ này và con tự điều chỉnh lại. <p>
Về sự chiêm nghiệm thì con nhận thấy rằng phiền não là nhân duyên hỗ trợ để phát huy tánh biết càng ngày càng bén nhạy hơn. Tham sân si thì không cần diệt vì khởi sanh lên sự muốn diệt thì ngay đó đã có ý đồ của bản ngã xen vào rồi càng muốn diệt thì càng căng thẳng thần kinh, cứ thấy chúng như nó đang là đến 1 lúc nào đó thì sẽ tự diệt, giờ chỉ cần thấy chúng là đủ. Khi tiếp xúc với đối tượng bên ngoài con đều nhận thấy phát sanh lên cảm thọ khổ và lạc, mọi cảm thọ là do xuất phát từ tâm mình luôn cho là phải là sẽ là... rồi phát sanh lên mọi phiền não trong tâm, chứ không do đối tượng bên ngoài, cũng giống như đời không khổ không vui mà chính do sự nhận thức sai lầm từ ảo tưởng mà ra. <p>
Giống như trước đây con luôn luôn trách móc vợ con làm con phải khổ đó chính là nhận thức sai lầm lớn nhất của con, mọi thứ là do con xen quá nhiều ý đồ của bản ngã vào mà thấy khổ. Thực ra vợ con hay đối tượng bên ngoài chính là nhân duyên để con tự soi sáng chính bản thân mình thay vì là con trách móc họ thì ngược lại con phải cám ơn họ đã giúp con thấu hiểu chính mình hơn và giúp tánh biết của con nhạy bén và sáng suốt hơn. Khi tánh biết sáng suốt thì bóng tối vô minh mới tan biến được, đó chính là nguyên lý mà không cần phải muốn diệt theo ý mình. Giống như Thầy đã dạy tánh biết vốn đã trong sáng nhưng do có nhiều khái niệm và ý niệm đã thành lập ngay còn nhỏ nên đã bị những kiến thức trong ý đồ của bản ngã che lấp mất đi sự trong sáng thanh tịnh của nó. Giờ đây chúng con chỉ cần nhìn lại sự thật bằng cách thấy và biết nó như thế nào thì thấy như thế ấy rồi dần dần sẽ phát hiện sự thật mà thôi. <p>
Vào mỗi buổi tối trước khi ngủ thì con thực hành theo lời Thầy dạy là buông xả toàn thân, thân tâm như thế nào thì thấy như vậy, không tìm kiếm không tạo tác, để thân tâm nghỉ ngơi vô sự. Khi con thực hành như vậy thì con thấy khi ngủ con dễ ngủ hơn lúc trước, thấy cơ thể cũng thoải mái hơn lúc trước, khi quá mệt mỏi thì con nằm thư giãn buông xả 1 chút thì con thấy thân tâm khỏe hơn và bớt căng thẳng hơn. <p>
Kính thưa Thầy thông cảm cho con vì con viết quá nhiều, vì con muốn tóm lại tất cả những quá trình con thực hành trong mấy tháng nay để trình cho Thầy xem xét dùm con coi con có điều nào sai trong khi thực hành theo pháp Thầy hướng dẫn. Con kính mong Thầy từ bi hoan hỉ cho con.
Ngày gửi: 12-08-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, từ lúc con trình pháp với Thầy và Thầy có nói với con là "tất cả các pháp đều sanh lên từ 1 nhân", thì bắt đầu con đã hiểu ra được cốt lõi của vấn đề. Đó là mọi vấn đề đều xuất phát từ tâm mình cả, không phải từ bên ngoài làm cho mình đau khổ mà chính thái độ xuất phát từ tâm mình làm cho mình đau khổ. Khi con nhận thức được đều này thì mấy ngày nay sự tu tập của con tương đối dễ dàng hơn. Giờ đây con cứ trở về nơi tâm mà tu tập, không cần tìm hiểu nhiều về lý luận hay khái niệm gì nữa. Vì nơi tâm đã có đầy đủ sẵn rồi, không cần tìm hiểu lý thuyết rườm rà cho mất công. Giống như câu Thầy nói "tất cả các pháp đều đã có sẵn nơi mỗi người", giờ con mới thật thấu hiểu câu nói đó của Thầy.
Giờ con cảm thấy sự tu tập của con rất nhẹ nhàng, chỉ cần nhìn lại chính mình, khi sân khởi lên thấy khởi lên, khi tham thấy tham, khi si thấy si, khi lăng xăng tạo tác thấy lăng xăng tạo tác..., chính nhờ thấy được "Nhân" nên giờ đây con đã bớt giận hờn vu vơ khi người khác chửi con, vì con đã biết được mọi thứ do mình thấy lầm chấp lầm trước đây nên mình mới giận hờn như vậy..., không có 1 ai làm cho mình đau khổ cả mà tự mình không thấu rõ nên mới trách móc người khác mà thôi. Cũng nhờ thấy được "Nhân" mà mỗi đêm con ngồi buông xả thì mấy nay tâm con tương đối nhẹ nhàng hơn (con không biết trình sao cho Thầy dễ hiểu). Giờ con cũng đã hiểu được cốt lõi của sự tu tập là trở về tánh biết nơi tâm mình mà tu rồi tâm tướng tự điều chỉnh từ từ cho đúng lại thôi. Khi tu tập con cứ dựa vào thân tâm mà tu vì trong con có 1 cảm giác lạ lạ mà con không biết nói sao. Ví dụ, nếu lúc nào con sống thuận pháp thì thân con cảm thấy thoải mái, bữa nào con sống sai pháp thì thân con tự nhiên khó chịu 1 cách lạ thường, thì ngay đó tự tánh biết báo cho con biết là con đang sai rồi con tự điều chỉnh lại cho đúng pháp cứ như thế mà con hành, con chỉ căn cứ vào những gì cơ bản Thầy dạy mà con tự trải nghiệm để thấy ra, vì con không đọc sách. Con nghĩ nếu đọc nhiều mình sẽ mất phương hướng nên con không dám đọc, con thấy pháp hành Thầy dạy thích hợp với con và con cứ căn cứ trên nền tảng thân thọ tâm pháp mà thấy ra mà thôi. Con không dám nói dối với Thầy vì con rất sợ mang tội. Vì thế khi nào con trải nghiệm thấy được gì hay hay 1 chút con mới dám trình với Thầy. Nhờ Thầy chỉ ra cái sai rồi con sửa mà thôi. Giờ đây con chỉ căn cứ cơ bản trên thân tâm mà học hỏi những bài học giác ngộ cho mình. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 09-08-2015
Câu hỏi:
Mô Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy. <p>
1. Con đã đọc phần Thầy giảng bài kinh Bát Nhã trong cuốn Thực Tại Hiện Tiền. Con hiểu được như sau: <p>
- Sau khi tiếp xúc với trần cảnh, chúng ta thận trọng, chú tâm, quan sát thì lúc đó chiếu phá được ngũ uẩn, nghĩa là "sắc, thọ, tưởng, hành, thức" không tập khởi và tích trữ. <p>
- "Sắc bất dị không". "Sắc" là 6 căn, 6 trần đang tồn tại trong thế giới khách quan. Còn "Không" có hai nghĩa: <p>
Một, "Không" là do mắt không có ý đồ của bản ngã muốn tiếp xúc với trần thì không có nhãn xúc và nhãn thức tập khởi nên có sắc mà cũng như không. <p>
Hai, "Không" là dù căn trần có tiếp xúc nhưng do không hình thành khái niệm phân biệt chủ quan (không vô minh, tà kiến, tưởng tượng) nên trong thấy chỉ thấy sắc như thị mà không hình thành tướng sắc nào. Do vậy mà "sắc chẳng khác không". <p>
- "Không bất dị sắc". "Không" ở đây là "Thực tánh Vô tánh". "Sắc" là sắc pháp, chỉ là tánh duyên khởi nên cũng "không tự tánh". Do vậy, cả hai mặt thực thực tại của sắc đều có tánh không như nhau, nên "không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc". <p>
2. Con nhận ra rằng có những hình ảnh, cảm xúc trong quá khứ hiện về, khi đó con không cần đè nén, hay ủng hộ hòa vào ký ức mà tự chúng sẽ hiện lên rồi biến mất rất nhanh. Con nghĩ mình nên tỉnh giác để thấy rõ những điều này, không nên có ý định lấy vọng tưởng đè vọng tưởng. <p>
Con kính mong Thầy hoan hỷ chỉ giúp con về những điều trên con đã hiểu đúng chưa? <p>
Con thành tâm tri ân Thầy nhiều lắm vì Thầy đã giúp cho chúng con thêm ánh sáng trí tuệ.
Ngày gửi: 06-08-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy con xin kể cho Thầy nghe về sự trải nghiệm của con trong tối qua. Khoảng 10g tối qua con chuẩn bị ngồi buông xả vì mỗi đêm trước khi ngủ con đều ngồi buông xả rồi mới ngũ, thì bỗng nhiên vợ con của con vào phòng. Lúc đó trong tâm con khởi lên rất nhiều ý niệm nào là mắc cỡ với vợ con, nào là sự buồn phiền về tiếng ồn ào nói chuyện của vợ con con... rất nhiều sự phiền não phát sanh lên, nhưng con vẫn không bỏ ngồi buông xả. <p>
Sau khoảng 5 phút thì con thấy được tất cả mọi phiền não khởi sanh lên từ trong tâm con, ngay lúc đó con nhận thức được thì ra mọi phiền não đến với mình không phải là do từ đối tượng bên ngoài mà xuất phát từ tâm của mình khởi sanh lên, vì mình cho là, phải là, sẽ là... Khi con nhận thức được điều này ngay lập tức mọi phiền não đều diệt ngay lúc đó và trả lại cho con 1 cái tâm hoàn toàn thanh tịnh vô cùng và con không còn cảm thấy phiền não về vợ con của con nữa. Khoảng nửa tiếng con thấy trong ngoài đều thanh tịnh, sau đó con mở mắt ra thì con không thấy vợ con còn ở trong phòng nữa, họ đã đi ra khỏi phòng từ khi nào rồi, con thấy cũng lạ lạ. <p>
Từ đó con đã chiêm nghiệm ra cho mình thêm bài học trong cuộc sống của mình, là đối tượng bên ngoài không gây cho mình phiền não gì cả, mà tất cả phiền não là do tự chính mình dựng lên cho nên mình tự chuốc lấy đau khổ. Không ai làm cho mình đau khổ cả cũng tự mình suy nghĩ quá nhiều rồi làm cho bản ngã có cơ hội phát triển nên tự mình hại mình, chứ không có ai hại mình cả. Tất cả nguyên nhân xuất phát từ mình thấy lầm và chấp lầm. Con thật sự rất vui vì con đã thấy được điều này. Đây là bài học thật sự rất quý giá mà con đã nhận ra, vì giúp con sống an lạc hơn trong cuộc sống này, nó đã làm thay đổi sự suy nghĩ tà kiến trước đây của con. Con không trách móc người khác nữa, không còn đổ thừa cho người này người kia làm cho mình phiền não nữa. Mọi thứ đều xuất phát từ chính mình tất cả, nếu thấy đúng thì mình sẽ ứng xử đúng, còn nếu thấy sai thì sẽ ứng xử sai mà thôi.
Con xin chân thành cám ơn sự dạy bảo của Thầy đã giúp con đã dần dần điều chỉnh lại cách sống và hành vi ứng xử cho đúng đời đúng đạo.
Ngày gửi: 05-08-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con đã hiểu được vấn đề tại sao càng hành càng thấy rõ được tham sân si và những phiền não khởi lên ngày càng rõ ràng như vậy. Có nhiều người lại sợ chúng, giờ đây con hoàn toàn đã nhận thức được chúng. Nó khởi sanh lên rõ ràng là giúp cho mình thấu hiểu rõ ràng về chúng, thấy rõ được hương vị và mùi vị của chúng. <p>
Ví dụ khi 1 đứa trẻ chưa từng ăn ớt thì chỉ biết đó là trái ớt qua khái niệm nhưng không biết vị của nó như thế nào nên nghe mà không hiểu. Chỉ khi đứa bé đó ăn vào thì mới hiểu được ớt có vị cay nồng như thế nào. Về sau đưa trái ớt chúng sẽ không dám ăn nữa vì sợ cay. Vấn đề tham sân si cũng tương tự như thế. Khi mình chưa thấy rõ chúng hoàn toàn thì chúng luôn khởi sanh để cho mình chiêm nghiệm và nhận thức thật rõ về hương vị của chúng coi mình có thích những hương vị đó không, nếu thích thì tiếp tục cuộc hành trình của nó, nếu không thì ngay lập tức chúng sẽ diệt. Không cần mình phải mong cầu gì để diệt chúng. Giống như Thầy đã nói "sân thì biết sân", giờ đây con đã hoàn toàn hiểu ra được vấn đề này, thì ra là như thế. Con luôn luôn đặt câu hỏi tại sao mình càng hành mà lại thấy rõ tham sân si như vậy, có khi nào mình hành sai không? Nhưng cuối cùng sáng nay con thấy mình không sai. Vì nó sanh lên càng rõ để cho mình hiểu biết về nó rõ hơn, càng thấy rõ về chúng thì mình mới nhận thức rõ về sự khổ. Rồi dần dần mình mới buông được chúng mà không còn sân nữa. <p>
Con xin trình sự nhận thức của con đến Thầy. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 01-08-2015
Câu hỏi:
Trước hết xin cho con được kính lễ Thầy! <p>
Khi ngồi chợt nghĩ lại những đau buồn đã qua, bất chợt con mỉm cười rồi thốt lên rằng, “Thì ra cuộc sống này vốn dĩ luôn tuyệt vời chứ không đau khổ như mình vẫn hằng lầm tưởng”, Thầy ạ! <p>
Trước đây con vẫn thường cảm thấy bực mình và khó chịu khi trong đầu luôn xuất hiện những câu hỏi đại loại như: “tại sao anh ta/chị ta lại có thể cư xử với một thái độ như vậy; tại sao một người như vậy mà lại có thể thốt ra được những lời như thế, thiệt là khó nghe làm sao; tại sao mình chả có đụng chạm gì mà lại cứ vô cớ chửi mình hoài?… Nhưng thưa Thầy, tất cả những gì mà con cho là “nó phải như thế này” hay “nó phải như thế kia” hay “tại sao nó lại không như vậy” thì đều là những “ý niệm” do con tự vẽ lên để rồi cũng lại tự mình chuốc lấy đau khổ từ đó. <p>
Nhìn tổng thể thì Vạn Pháp được sinh ra trong vũ trụ này đều phải có một cái “tên gọi” để nhằm phân biệt cái này với cái kia, người này với người nọ hầu tránh sự nhầm lẫn mà thôi còn chung quy thì những cái tên ấy cũng chỉ là những “khái niệm” mang tính chất giả định không hơn không kém. <p>
Đơn giản như khi nhìn một trái mít và một trái xoài thì dễ dàng phân biệt rõ ràng được đâu là trái mít và đâu là trái xoài, vì trái mít thì có mùi vị đặc trưng riêng của nó và trái xoài cũng vậy. Vậy thì tại sao ta lại cứ ước muốn “trái mít phải giống trái xoài”? Cũng như chị A thì có những đặc điểm và tính cách riêng của chị A, còn chị B thì cũng có những đặc điểm và tính cách riêng của chị B. Vậy thì tại sao lại cứ muốn rằng "chị A phải giống chị B ở điểm này hay ở điểm kia?" Nhìn thật kỹ, thật sâu sẽ thấy rằng mỗi loài hoa, mỗi cái cây, mỗi cọng cỏ… đều có một vẻ đẹp đặc trưng riêng của nó và con người cũng vậy. Mỗi người đều có những tính cách, những đặc điểm riêng khác nhau không ai giống ai cả, mà nếu có giống nhau đi chăng nữa thì cũng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi. Vậy tại sao lại cứ ước muốn viễn vông rằng “phải chi anh A hay chị B được như thế này thì sẽ tốt biết mấy?” mà không chịu thấy rằng, “anh A là anh A”, “chị B thì là chị B” thế thôi. <p>
Nhìn xa hơn nữa, Vạn Pháp tồn tại trong vũ trụ này đều là tuỳ duyên biến hiện như một dòng chảy liên tục và bất tận. Khi đủ duyên nó xuất hiện còn khi hết duyên nó biến mất, cứ thế mà xoay vần liên tục mãi. Cái cây chỉ xuất hiện khi người ta có ý muốn trồng nó, còn không thì nó sẽ biến mất khi người ta có ý muốn chặt nó đi. Con người cũng vậy, khi đủ duyên thì được sinh ra còn khi hết duyên thì cũng lại chết đi, là thế. Có rồi lại Không, Không rồi lại Có. Ta không thật Có mà cũng không thật Không vì tất cả chỉ là trùng trùng Duyên khởi.<p>
Vậy thì hãy luôn Tỉnh Thức để đừng sống trong những vọng tưởng hảo huyền để rồi tự mình phải chuốc lấy khổ đau mà hãy “sống thật sự Trọn Vẹn với Thực Tại như nó Đang Là” để rồi luôn Ung Dung, Tự Tại giữa dòng đời đầy thiên biến vạn hoá đến tuyệt vời và đó cũng chính là mục đích tìm cầu duy nhất và cuối cùng của chúng ta ở cuộc đời này vậy. <p>
Con chỉ muốn kính gởi vài dòng cảm nghĩ đến Thầy và quý bạn đạo, như một bài thu hoạch kết quả tu học của con để Thầy chứng minh cho ạ. <p>
Con kính chúc Thầy "Thân tâm thường lạc"! <p>
Con Hương Tuệ.
Ngày gửi: 28-07-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Sư, <p>
Như sự chiêm nghiệm của con thì chân pháp mà Sư thường hay đề cập trong các bài pháp không gì hơn là duyên sinh. <p>
Vì trái đất quay quanh mặt trời và quay chính nó nên có ngày có đêm, có các mùa, các nhân và duyên thuộc sắc pháp khác cũng lặng lẽ xảy ra như vậy. <p>
Còn với tâm pháp, trong các hoàn cảnh như vậy, với tâm như vậy thì hiện tượng như thế chắc chắn sẽ xảy ra. <p>
Cũng như khi với các vị ngọt, kẻ tham, sân hay si sẽ đam mê, vướng mắc và sẽ chuốc lấy khổ đau không tránh khỏi.<p>
Kẻ tu hành thấy sự nguy hiểm của các vị ngọt, vị ngọt của sắc pháp, vị ngọt của thân kiến, tà kiến, sân hận, vị ngọt của ngã mạn, vị ngọt của sở tri, sở đắc, người ấy không nhiễm đắm vì biết rằng duyên như vậy thì quả sẽ như vậy, vì yếm ly, người đó sẽ sống tỉnh thức trong từng phút giây và từng bước đều chỉnh nhận thức và hành vi và sẽ thoát khỏi đau khổ, chánh trí, giác ngộ. <p>
Cuộc đời thật sự nằm trong tay của chính mình, khổ đau hay an lạc thì do mình quyết định, khi đôi tay buông bỏ thì chỉ còn lại khói sương, làm gì còn đau khổ.<p>
Sự chiêm ngiệm và kiến thức con chỉ được nông cạn. Mong Sư chỉ dạy con thêm để con không bị vướng mắc vào tà kiến, đi xa chánh pháp. <p>
Kính tri ơn Sư.
Ngày gửi: 27-07-2015
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy. Con có đọc thấy câu hỏi của một bạn đạo trên trang web về niềm tin Tam Bảo. Con muốn hỏi rõ hơn để có hướng tu đúng cho bản thân. <p>
Trường hợp của con giống trường hợp của ba bạn đạo này. Trước đây, con cũng là người có niềm tin ở Tam Bảo. Nhưng sau này, càng tu, càng điều chỉnh nhận thức, con càng thấy niềm tin ban đầu của mình sai lạc, làm mình lạc hướng. Con nói thật với Thầy, con không phỉ báng người xuất gia, nhưng trong tâm thì không kính nể. Những người trí thức tại gia, nhiều người cả về nhận thức lẫn cách sống đều vượt xa hẳn những người xuất gia. Con không nói Thầy và cũng không dám đánh đồng hết tất cả. Bên ngoài con im lặng, nhưng tự nhiên trong tâm con rất xem thường những người không chân chính đó. <p>
Trong 10 điều răn của Chúa, điều đầu tiên là không được thờ tự bất kỳ ai ngoài Chúa. Con không phải đạo Chúa, nhưng con hiểu câu nói đó. Giữ được điều này là giữ được 9 điều còn lại. Còn Lão Tử thì nói "Đạo khả đạo phi thường Đạo". Còn Thầy thì dạy sống thuận pháp. Do đó, con lấy lẽ đời chân thật mà sống. Nhưng tự nhiên tâm con chỉ kính trọng những người đáng kính. Nhiều lúc đó chỉ là một người lao động, một cô lao công, hay một đứa bé, nhưng lại có nét gì rất cao quý trong tâm hồn. Ở nhà con cũng nói con là không nên có cái tâm đó. Vì mấy cô trên Chùa nói là có tâm đó thì sẽ bị đọa địa ngục. Nhưng nếu mình thờ tự một ai khác ngoài Chúa thì cũng "bị đày vào hỏa ngục đời đời" phải không Thầy?
Một vị sư nói nhiều về giáo lý của Đức Phật cũng không phải là Phật. Một đức cha giảng về giáo lý của Chúa cũng không phải là Chúa. Phật đã nhập diệt cách đây mấy ngàn năm, và Chúa cũng ra đi cách đây cũng lâu rồi. Chỉ có lẽ thật là muôn đời còn mãi. Và cũng chính "sự thật giải phóng chúng ta", chứ không phải những ảo tưởng giải phóng chúng ta ra khỏi những ảo tưởng. <p>
Nên điều đầu tiên Thầy dạy con khi con quy y Thầy là sáng suốt. Và từ đó đến nay, con chỉ quay về quy y sự sáng suốt ấy nơi tâm mình. Con đã không đặt niềm tin nơi Thầy. Nhưng con đặt niềm tin vào sự sáng suốt ấy. Khi con nổi sân, con cũng đặt niềm tin vào sự sáng suốt ấy. Chứ không tin vào bản ngã đang nổi sân ở trong con. Khi con tham, con cũng không tin vào cái bản ngã đang tham lam trong con, mà chỉ tin vào sự sáng suốt đang thấy cái tham ấy. Rồi tham cũng qua đi, rồi sân cũng qua đi. Những cái đó đến chỗ cùng cực rồi cũng biến mất. <p>
Con thấy sống như vậy có nhiều niềm vui, vì mình chiến thắng được chính mình, chiến thắng lại sự ngu ngốc ở trong mình. Không giống như người nhà con nói là "bị đọa vào địa ngục". <p>
Con còn nhỏ và trải nghiệm ít. Mong Thầy chỉ dẫn thêm cho con. Con kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 24-07-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy mấy hôm nay con có cảm nhận được rằng con trở nên lặng lẽ hơn. Con chỉ biết quan sát tất cả các pháp đến rồi đi, và khi chiêm nghiệm những pháp đến đi con nhận thấy được rằng tất cả những phiền não thật là muôn màu muôn vẻ nó ngụy trang thật tinh tế làm sao. Nếu không có chánh niệm thật khó nhận biết được và bị nó lôi cuốn theo dòng chảy của nó, khi nhận biết được chúng thì mọi thứ đều được chuyển hoá (tùy theo pháp mà chuyển hoá, chẳng hạn như ác pháp thì tự biến mất, còn thiện pháp thì tự duy trì phát huy). <p>
Thưa Thầy các pháp thật là tuyệt vời làm sao, mọi thứ sanh lên mình không cần phải diệt chúng vì chúng tự sanh rồi tự diệt. Lúc trước con chưa thấy được điều này cứ hấp tấp muốn diệt chúng, nhưng càng muốn diệt thì chúng càng gây cho mình nhiều sự khó chịu trên thân (chẳng hạn như căng thẳng thần kinh, mình mẩy bức rức khó chịu làm sao). Mọi thứ đều để thật tự nhiên giống như lời Thầy dạy "cứ tự nhiên mà nhìn pháp". Khi thực hành theo lời Thầy dạy trở về trọn vẹn với chính mình thì mới thấy và hiểu được chính mình. Có những lúc tiếp xúc với người khác con nhận thấy họ thường sống theo những ý đồ của bản ngã tạo nên (con không có ý đánh giá người khác, đánh giá người khác là con sai) nhưng con chỉ ví dụ nhỏ về nhìn thấy sự tạo tác của bản ngã vô cùng lớn mà thôi. Giờ đây con thấy tâm con trở nên điềm tĩnh hơn trước rất nhiều (con chưa điềm tĩnh hoàn toàn nhưng so với trước là con đã có tiến bộ lắm Thầy ơi). Con tiếp tục giữ chánh niệm trong những ngày còn lại. Con xin cám ơn Thầy đã dạy bảo cho con.
Ngày gửi: 19-07-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy tối nay khi ngồi buông xả con nghiệm ra được bài học như vầy con trình lên Thầy mà con không biết đúng hay sai mong Thầy hướng dẫn cho con. <p>
Thí dụ, khi con ngồi buông xả, có phiền não nào khởi sanh con vẫn nhận biết phiền não như nó đang là, không tham không sân chỉ nhận biết vậy thôi. Sau đó tâm con phóng "không biết ngày mai mình nấu gì cho gia đình ăn, hoặc ngày mai con cái ăn gì đây, v.v..." thì tánh biết trong con nhận biết tất cả điều này là do tâm si khởi sanh lên. Thưa Thầy có phải lúc đó tâm trong sáng như tấm gương chỉ nhận biết rõ những sự kiện mà không cần lưu giữ lại bất kỳ hình ảnh nào hết phải không thưa Thầy? Tâm chỉ cần nhận biết rõ đối tượng như vậy thôi thì sẽ không bị đối tương lôi đi quá xa đúng không thưa Thầy? Khi con hành thì con hiểu được nhưng viết thành lời thì con diễn tả lủng củng quá con không biết nói sao cho Thầy dễ hiểu, mong Thầy thông cảm cho con.