loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 396 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-01-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy con xin trình pháp. Sau một thời gian trải nghiệm, chiêm nghiệm, mới đây con thấy: cái bản ngã thường lăng xăng tạo tác, trong khi đó thì tánh biết vẫn cứ thấy. Khi bản ngã khởi lên tham sân si nó sẽ thấy mọi thứ không đúng với sự thật như sự thật là, mà thấy theo kiểu của nó cho là, muốn là, mong là.. vì thấy sai mà dẫn đến hành động nói năng suy nghĩ sai, nên đưa đến phiền não khổ đau. Con xin kể một câu chuyện như thế này: Trước đây có một lần chú con gửi một số quần áo cho ba con nhờ đem bán. Khi mẹ con về không thấy ba ở nhà, trên đường về lại gặp người yêu cũ của ba con nên nghĩ số quần áo này do người kia tặng cho ba. Mẹ con nổi giận đem đốt hết số quần áo đó. Như vậy là không thấy sự thật mà do ảo tưởng nên trước hết làm khổ mình (sân hận..), sau làm khổ người. Cứ như vậy cái bản ngã cứ khởi lên tham sân si và tạo tác sai lầm nên sinh ra khổ não. Kể cả khi đã thấy ra sự thật rằng bản ngã chỉ là 1 thứ tưởng tượng, không có thật, thì sau đó bản ngã vẫn khởi lên che lấp như thường. Vậy mỗi lần bản ngã khởi lên thì nhìn lại, khi nhìn lại nó thì nó sẽ bớt đi. Dạ, con cảm nhận là nó dần tan đi, đầu óc khi ấy sáng suốt hơn. Tạm thời cái thấy của con đến đó ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Dạ, suy nghĩ và cảm giác của mình có phải chính là bản ngã không Thầy? Nếu mình ngưng bặt được suy nghĩ, ngay đó có phải là đốn ngộ không? Con kính lạy tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2019

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thưa thầy con đang đi lắp lại vỏ sọ cho mẹ con khoảng 5 tháng trước bị tai nạn ạ.
Ngồi trên xe (ĐăkLăk đi Sài Gòn) con thấy thế này: khi con trở về, nhìn mọi thứ rõ ràng, trong sáng nhưng có một cái "ta" dồn về trong đầu, nó có lời nói, phân tích... nó gây ra nặng đầu.
Nhưng khi tác ý mặc kệ, không quan tâm bất cứ chuyện gì thì nó dần tan ra, tâm rộng khắp, thân tâm nhẹ nhàng đó là tánh biết.
Khi cần chủ động làm gì trong tục đế hoặc vô tình xúc chạm việc đời thì từ đâu tâm dồn về trong đầu làm thành cái ta, nó đọc chữ, phân tích, nói năng, nó có cảm giác là riêng, là cái gì đó của mình, cảm giác thân thuộc, không giống họ... Nhưng vẫn có cái biết nó!
Từ chỗ cái ta đó, mình tác ý buông hết mọi chuyện thì nó tan dần nhưng vẫn có lời nói ở đâu đó, bỏ luôn lời nói, bỏ tiếp... Thì về cái rỗng lặng rỗng rang trùm khắp (cảm giác xa hết tầm mắt, tai...)
Nhưng nếu cứ rỗng rang, thì bụng đói, phải đi nấu ăn, lại phải dùng kĩ thuật vậy phải có cái "ta" đó mới nấu được cơm, vậy chân đế (đói) không thể bỏ tục đế (kĩ thuật).
Đôi lúc không có cái ta, mình có thể nhún nhường, cảm thấy không hơn bất kì ai
Xin thầy cho con nhận xét ạ!
Hiện giờ con đang ở Sài Gòn. Con có được gặp thầy ở chùa không ạ?
Con cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khoẻ ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-10-2019

Câu hỏi:

Bạch sư ông, sư ông cho con hỏi:
ta, của ta và tự ngã của ta khác nhau như thế nào?
Con xin cảm ơn sư ông. Kính chúc sư ông sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-10-2019

Câu hỏi:

1/ Dạ thưa Sư Ông, trong những câu trả lời cho những vấn đề trong cuộc sống Sư Ông thường không trả lời trực tiếp cho người đó, theo con hiểu là dù làm việc gì, không xen vào hay xen vào những việc mà cảm thấy ngang trái bất công v.v... Nhưng trong tất cả những chuyện đó mình thấy ra lợi ích hay tai hại, thành hay bại, được hay mất, miễn là mình tâm mình vẫn trầm tĩnh ko khổ đau, dao động và sẵn sàng chấp nhận mọi thứ thì mình cứ việc làm. Con hiểu như vậy có đúng ko?
2/ Trong buổi trà đạo chủ nhật hôm qua, có một đoạn Sư Ông nói chỉ thấy thôi không cần tìm kiếm theo dõi ghi nhận và Sư Ông đưa ra ví dụ bằng cách là vỗ tay, con thấy việc nghe này rất tự nhiên không có tham sân si. Nhưng nếu như trong trường hợp ví dụ như bị một người nào đó mắng chửi hay phản bội mình mà chính mình thấy trực tiếp việc đó ngay lúc đó chứ không phải được nghe kể lại. Lúc này thì làm sao trong thấy như nó đang là được. Vì ví dụ của Sư Ông tiếng vỗ tay nó không ảnh hưởng gì đến mình nhưng việc này lại xảy ra bất ngờ và rất ngang trái?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2019

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con có một sự chiêm nghiệm về Pháp, con mong có được sự soi sáng của thầy.
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật có nhắc đến vị đạo nhân Vô Tu Vô Chứng. Bạch thầy, đó có phải là người nhận ra sự vận hành hoàn hảo của Pháp nên không cần phải làm gì nữa không? Nó chỉ khác với người khi chưa nhận ra sự vận hành của Pháp là Minh hay Vô Minh. Con suy ngẫm về Tham Sân Si. Bản chất của Tham Sân Si là Vô Ngã. Nó cũng chỉ là những yếu tố tự nhiên trong chuỗi vận hành của Pháp. Bạch thầy, có phải sự khác biệt giữa chưa chứng đạo và người đã chứng đạo là sự tạo tác giữa Tâm và đối tượng không? Nếu như mình bỏ danh xưng của ba tâm đó, thì con cảm nhận như nó chỉ đơn giản là những trạng thái năng lượng khác nhau. Khi Minh thì nó đúng, khi Vô Minh thì nó sai. Nhưng Minh hay Vô Minh nó cũng không thuộc quyền kiểm soát của Bản Ngã. Khi Tâm từ bỏ hết cấu nhiễm, như trời trong xanh không gợn mây thì tự nhiên ánh Trăng (Minh) sẽ chiếu tỏ mọi ngóc ngách. Hành xử của mình sẽ luôn đúng ở trong tất cả các Pháp mà nó không cần phải theo bất cứ một lý thuyết, quan niệm hay danh xưng nào.
Con suy ngẫm về những hành xử của các vị thiền sư đã đắc đạo thời xưa. Những vị đó đều có những hành động rất bất ngờ. Có lúc họ lại làm ngược lại những điều mà theo quy chuẩn của thế tục, có lúc lại thuận theo. Nhưng tất cả những hành động đó đều hợp lý. Bạch thầy, đó có phải Giới của Tự Tánh mà thầy thường nhắc tới không?

Con xin tri ân sự chỉ bảo của thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-10-2019

Câu hỏi:

Con kính bạch thầy cho con hỏi.
Linh hồn chính là cái ngã chân thật thường hằng bất biến phải không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-10-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con đã có trải nghiệm như thế này, xin Thầy khai thị cho con.
1. Đêm qua con đã có một giấc ngủ dài và sâu, nhưng lúc rạng sáng khi vẫn còn trong giấc ngủ, bỗng khởi lên tình cảm luyến ái, liền sau đó là trạng thái mơ màng ngủ không sâu nữa. Trong lúc mơ màng đó lại có một cái tâm khác chống đối lại tâm luyến ái kia, nó liên tục nói "không luyến ái nữa, không câu thông với ma vương nữa"; rồi lại một cái tâm thứ 3 (con tạm gọi như vậy) thấy biết rõ ràng sự giằng co, tranh đấu giữa 2 tâm kia, có cả cảm thọ mệt mỏi trong sự giằng co đó. Và cuối cùng tâm không luyến ái đã chiến thắng. Thưa Thầy, có phải tâm thứ 3 chính là tánh biết không ạ. Và hiện tượng đó là sao vì con không hề có những suy nghĩ đó khi thức hoặc cả ngày.
2. Qua trải nghiệm này, con thấy được sự thâm thúy trong câu nói của Thầy :"Pháp rất từ bi"._ Pháp đã nhiều lần đến thật đúng lúc và đập cho con bừng tỉnh để rồi biết thận trọng và cảnh giác hơn với ma vương trong con.
Con mong mỏi thọ nhận những chỉ giáo từ Thầy. Con cảm ơn Thầy và cầu nguyện Thầy luôn an vui.
Kính thư.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2019

Câu hỏi:

Con thưa thầy. Con đang nghe pháp của thầy và thực tập chú tâm quan sát để phát hiện ra sự tạo tác của bản ngã thì con thấy đúng thật là bản ngã ko ngừng biến đổi, khi bản ngã này bị phát hiện thì ngay lập tức bản ngã khác xuất hiện. Ví dụ khi con nghe pháp của thầy con có chia sẻ cảm nghĩ và những câu nói của thầy mà con tâm đắc trên facebook. Khi con được một vị thầy mà con kính trọng khen ngợi con có sự tiến bộ trong nhận thức về pháp. Khi được khen như vậy tâm con khởi lên niềm vui lâng lâng và tự hào. Con suy nghĩ là mình nên ko nên nói gì mà chỉ im lặng mỉm cười thì có lẽ sẽ tốt hơn là cố tỏ ra khiêm cung trong lời nói hay tự mãn... Nhưng khi khởi niệm như thế con chợt nhận ra mình đang làm giàu cho bản ngã. Mình đang muốn hình ảnh của mình trở nên đẹp hơn thôi. Và con nghĩ thôi kệ đi không nghĩ nữa. Thấy thế biết thế thôi. Nhưng con lại thấy trong cái câu thấy thế biết thế của con là sự nhận thức chưa rõ ràng nên cố tình bỏ qua. Con bắt đầu rối não và thấy sự biến hình của bản ngã thật đáng sợ. Đáng sợ hơn khi bản ngã quá thông minh và man trá khi nó núp sau những tư tưởng được cho là tốt đẹp. Thưa thầy con quan sát như vậy có bị cho là làm quá vấn đề không. Con nên điều chỉnh thế nào ạ.
Con xin cảm ơn thầy và con chúc thầy mạnh khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-09-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Nhờ Thầy trả lời về cái thấy của con, con càng hiểu hơn những lời Thầy đã dạy, về 4 điều phát hiện của người Ấn Độ:
1. Bất cứ người nào ta gặp trong đời cũng đều là người ta cần phải gặp
2. Bất cứ chuyện gì xảy ra bởi vì tất yếu nó phải xảy ra
3. Bất cứ chuyện gì xảy ra cũng đều đúng thời điểm, không thể sớm hơn hay muộn hơn.
4. Chuyện gì đã qua, hãy để nó đi qua.

3 điều trên thì quá rõ rồi. Nhưng còn điều thứ 4. Theo con thấy thì ý nghĩa thật sự của điều này là vì mọi chuyện trong cuộc đời này đều là sự vận hành của Pháp, không phải do mình hay người (phải thật sự THẤY như vậy bằng chính sự trải nghiệm và chiêm nghiệm chứ không phải chỉ trên lý thuyết). Thấy được như vậy thì sẽ không còn tiếc nuối trách cứ bản thân mình vì đã làm sai, và chính vì thấy ra nơi mình nên cũng không còn trách cứ người khác khi họ chưa đúng tốt hay khi họ gây đau khổ cho mình nữa.
Cuối cùng là con nhận ra rằng tuy nói “chọc gậy bánh xe Pháp” nhưng thực chất là mình tưởng mình chọc đó thôi chứ nào đâu có thể chọc được!
Rốt cuộc mỗi một sinh nghiệp có mặt trong cuộc đời này vẫn với mục đích duy nhất là thấy ra chính mình trong sự tương giao với vạn pháp để học bài học giác ngộ.
Càng trải nghiệm càng thấm thía lời Thầy khai thị.
Con xin quỳ lạy đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »