Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 18-06-2018
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Con xin phép chia sẻ với Thầy điều con thấy ra ngày hôm nay. Thầy xem giúp con có sai điều gì không ạ?
Bản ngã như đứa trẻ. Nó thích gây chú ý với ta, kéo ta chạy tới chạy lui chỗ này chỗ khác, không chịu ngồi yên. Nếu trông trẻ mà chạy theo trẻ, thì sẽ bị nó kéo đi mãi không trở về được, bởi "đứa trẻ" này chẳng bao giờ hết trò để chơi. Nếu đứng yên một chỗ mà quan sát nó, xem nó đi đâu, làm gì, nhưng từ chối lời rủ rê của nó, kiên định đứng tại chỗ, không cố kéo nó về, chỉ mình ta về thôi, chỉ cần buông tay nó ra thôi, thì nó sẽ sớm chán trò chơi của nó mà ngoan ngoãn ngủ yên. Nếu vô minh, như người mẹ yêu đứa con ruột của mình, ta đau nỗi đau của bản ngã, vui niềm vui của bản ngã, như vậy chẳng phải là đau ảo và vui ảo sao. Nhưng nếu thấy ra nó vốn chẳng phải mình, ta chỉ biết nó khóc mà không thấy đau, biết nó cười mà không thấy vui. Nó đói, ta cho nó ăn mà không bị quằn quại bởi cơn đói. Nó bệnh, ta cho nó thuốc mà không bị thống khổ bởi căn bệnh. Ta chăm sóc nó, hiểu nó, không rời mắt khỏi nó, có mối quan hệ tốt với nó, nhưng không bao giờ là nó. Ta không cổ vũ nó, không chiều chuộng nó, không áp đặt nó, không ngăn cấm nó, không đè nén nó, không đánh giá nhận xét nó, ta thấy nó như nó đang là. Nó làm gì tốt xấu cũng là việc của nó, ta quan sát nó và mỉm cười như khi nhìn một đứa trẻ ngây ngô đang chơi trò con nít. Ta cho nó sự tự do, khi ấy ta tự do.
Con đã quan sát cơn đói mà không thấy khổ vì đói, và có những lúc bật cười khi thấy cái tâm ích kỷ hay ngã mạn khởi lên. Con chỉ thấy biết và ghi nhận "oh, ghen tị à", thậm chí không có từ "ghen tị" ở đây, chỉ thấy là như thế chứ không gọi tên nó là gì. Con không thấy khổ những khi ấy. Tuy nhiên, con thường không thấy khi những cảm xúc tiêu cực biến mất, nó thường biến mất lúc nào không hay biết. Có phải con chỉ biết lúc nó thành, trụ mà không biết lúc nó diệt? Con mong Thầy chỉ giúp cho con?
Con xin cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 11-06-2018
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy ạ!
Đầu tuần con xin kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe và bình an ạ!
Hôm qua con có xem một đoạn phim nghe Thầy Eckhart Tolle dạy về sức mạnh của hiện tại. Con hiểu hết lời ông ấy và thấy không có gì sai khác so với pháp Thực tại hiện tiền mà Thầy dạy chúng con. Tuy nhiên, có một thứ mà ông ấy chỉ dạy mà con vẫn còn băn khoăn chưa biết nên hiểu nó như thế nào cho đúng, đó là một "cái Tôi sâu sắc" (the deeper I).
Theo Eckhart Tolle thì "cái Tôi sâu sắc" đó chính là Ý thức (consciousness, trái với Vô thức là thứ Tự ngã giả tạo thường thao túng con người), là Không có hình tướng (no form, no thing (nhấn mạnh rằng no thing chứ không phải nothing-không là gì cả), và Phi thời gian, là Khoảng không giữa những suy nghĩ, tư duy, là Thượng Đế.
Vậy nếu Eckhart Tolle nói hoàn toàn đúng, thì việc "có một cái Tôi sâu sắc" như trên và "vạn pháp là vô ngã" như Đức Phật dạy có mâu thuẫn với nhau không ạ?
Hiện tại con đang tự cảm thấy chúng không mâu thuẫn, và đang tự hiểu rằng từ "ngã" trong "vô ngã" mà Đức Phật dạy chính là cái Tự ngã có hình tướng (như Eckhart tolle cũng phủ nhận sự có thực và thường hằng của nó), và Đức Phật không nhắc tới "cái Tôi sâu sắc". Con mong Thầy chỉ cho con biết con hiểu như vậy có đúng không ạ? Mong Thầy chỉ giúp để con hiểu chúng một cách rõ ràng hơn ạ?
Ngoài ra, con có hiểu rõ về Đại ngã của Bà-là-môn mà Thầy thường nhắc tới, và đang tự hiểu "cái Tôi sâu sắc" mà Eckhart Tolle nói đến không phải "Đại ngã" này. Tuy nhiên, dường như trong cuộc sống còn xuất hiện một từ nữa là "Chân ngã", một cái "Chân ngã" mà nhiều người khi tìm hiểu về tâm linh thường hiểu nó giống hệt cái "Đại ngã" của Bà-là-môn. Vậy có cách nào để giúp họ phân biệt "Chân ngã" thực sự và "Tự ngã đội lốt Chân ngã" không ạ? Có khi nào Đức Phật không nhắc tới "Chân ngã" này, mà chỉ dạy chúng ta rằng "vạn pháp là vô ngã" để giúp chúng ta không bị phạm phải sai lầm khi hiểu lầm Tự ngã là Chân ngã không Thầy?
Trong cuộc nói chuyện với nhiều người, con thấy những người chưa có Đức tin nơi Phật rất khó để tiếp nhận sự thật về "vô ngã", và có nhiều cuộc tranh cãi về việc "có Ngã và không có Ngã". Nhưng khi nghe những lời của Eckhart Tolle, con nghĩ rằng cách nói thẳng ra rằng có một cái Tôi như vậy, nếu ông ấy nói đúng, thì dễ được chấp nhận hơn bởi nhiều người, mặc dù nó có thể khiến người ta hiểu lầm nếu không hiểu đúng. Thầy nghĩ sao về việc nói ra và không nói ra cái "Tôi" ấy hả Thầy? Con rất muốn nghe những hiểu biết đúng đắn và mạch lạc của Thầy ạ?
Vì con vẫn còn rối rắm, nên trình bày còn dài dòng và lủng củng, con mong Thầy từ bi tha thứ và khai thị cho con ạ!
Con xin cúi đầu đảnh lễ Thầy!
Ngày gửi: 07-05-2018
Câu hỏi:
Kính bạch Sư!
Con xin thành tâm sám hối trước khi nói lên câu chuyện của con. Thưa Sư, con năm nay 42 tuổi, con đã sống cùng gia đình chồng 15 năm do gia đình chồng chỉ có chồng con là con trai và ba người con gái. Với gia đình và họ hàng con là người vợ hiền dâu thảo, bản thân con luôn lo lắng, chu toàn; nhưng... tất cả những lo toan của con đối với con đối với gia đình chồng đó chỉ là trách nhiệm, chứ thực tâm không phải là tình yêu thương, sự từ bi, con sợ nếu mình sống không tốt chồng mình sẽ là con bất hiếu, con con sẽ có tấm gương xấu, và những hệ lụy của nó, đó có phải là con đang nuôi dưỡng cái bản ngã của con không, thưa Sư? Con thấy hổ thẹn vì sự dối trá của tâm mình. Con xin được nghe Sư chỉ dạy thêm cho con để con được sống thuận với pháp. Con xin thành tâm tri ân Sư và kính chúc Sư sức khỏe, an lạc!
Ngày gửi: 28-04-2018
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
- Phương tiện thiện xảo đúng với vận hành của pháp chính là thiền Vipassanā. Thiền Vipassanā đúng mức chỉ có thể là nguyên lý không thể là phương pháp. Vì các pháp vốn vô ngã (Tâm vô ngã và pháp cũng vô ngã). Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là yếu tính tự nhiên của tánh biết. Khi không có cái ta ảo tưởng khởi lên sử dụng yếu tính này theo ý đồ chủ quan của nó thì tánh biết tự động trở về, trọn vẹn, trong sáng với thực tại. Hoàn toàn không có ai trong đó để thực hiện tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Tánh biết biết được pháp thực và pháp ảo (bản ngã) cho nên khi cái biết bất động trước hoạt động của cái ta lăng xăng thì nhiều nhất cái ta ảo tưởng chỉ có thể sinh diệt chứ không thể sử dụng tướng biết theo ý đồ của nó. Bất động không phải là định lại mà là biết pháp như nó đang là. Biết pháp như nó đang là tức là động nhưng không động (cái biết trong sáng nhưng không sinh khởi).
- Khái niệm tục đế không phải là ngã. Khái niệm tục đế nếu đơn thuần là khái niệm thì không sao cả. Chỉ có thái độ chấp khái niệm mới là ngã mà thôi.
- Sở hữu nếu thuần túy là sự phân chia trong xã hội cũng không phải là ngã. Chỉ có thái độ chấp vào tài sản mới là ngã. Vợ tôi, con tôi, tài sản của tôi thực chất không có nhưng mà có. Cái không có là cái thái độ ảo tưởng chấp lầm vợ, con, tài sản là của mình. Cái thái độ ấy thì có nhưng đối tượng của cái thái độ ấy thì không có. Đối tượng vợ, con, tài sản mà bản ngã cho là có thì thực chất cái có đó chỉ là ý niệm trong tâm trí ảo tưởng của bản ngã mà thôi chứ vợ con, tài sản thực thì nó vẫn như nó đang là và biến đổi vô thường theo vận hành của pháp.
- Đối tượng của bản ngã thì không có còn bản ngã thì không thực. Vì không thực nên mới gọi là ảo tưởng. Cho nên trong cái thực thì không có cái không thực vì vậy mà khi Minh hoàn toàn thì hoàn toàn không có bản ngã.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.
Ngày gửi: 15-04-2018
Câu hỏi:
Con xin hết lòng thành kính tri ân và đảnh lễ Thầy,
Thưa Thầy, con thực hành thiền chánh niệm đã được 1 năm dưới sự hướng dẫn của Thầy con - 1 Thiền sư. Khi nghe hết các bài giảng từ Thầy hướng dẫn con, con cũng có nghe Pháp Thầy giảng trên youtube nữa, con rất hoan hỷ khi được nghe Thầy chia sẻ rất cụ thể về Phật Pháp. Con có thể đến đảnh lễ Thầy được không thưa Thầy? Con xem Thầy trả lời các thư trước là 16/5 sẽ về, con có cần báo trước với Thầy và nên đến khi nào ạ? Ngoài ra, vì Thầy con ở xa (lâu lâu con mới ra đảnh lễ Thầy được) mà Thầy lại ở gần ngay trong Thành phố Hồ Chí Minh, con có nguyện vọng được đến nghe Thầy giảng Pháp thưa Thầy có được không ạ?
Thầy ơi, con rất thắc mắc về tâm đố kỵ và ngã mạn. Cơ chế hoạt động của nó là gì? Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con.
Con xin cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 27-03-2018
Câu hỏi:
Dạ kính bạch Thầy,
Khi chưa tới giai đoạn vô ngã phải chăng nên sử dụng ngã đúng lúc hay khi đã vô ngã rồi vẫn nên sử dụng ngã đúng lúc?
Ngày gửi: 23-03-2018
Câu hỏi:
Thưa thầy, hôm nay con đọc Krishnamurti, con đọc được bản ngã của mình, hoá ra là không phải sợ giáo lý của Krishnamurti mà là con sợ chính bản ngã của mình. Con chân thành cám ơn thầy, vì con đã thấy ra được. Con biết ơn thầy.
Ngày gửi: 06-03-2018
Câu hỏi:
Con kính bạch THẦY,
Con xin THẦY giảng về sự liên hệ giữa bản ngã và nghiệp.
Con chân thành tri ân!
Ngày gửi: 25-02-2018
Câu hỏi:
Thưa Thầy, khi con quay về với cái tâm chói sáng nhưng tâm sân vẫn sân xin Thầy khai thị cho con. Còn câu hỏi thứ 2 là khi tâm tham con khởi lên con không can thiệp vào nó thì tâm tham lại biến mất và con không làm theo bản ngã thì một thời gian nào đó bản ngã tự chết đi phải không thư Thầy?
Ngày gửi: 15-02-2018
Câu hỏi:
Mô Phật, con thưa thầy cho con hỏi là giữa bản năng và bản ngã có giống nhau không ạ? Xin thầy từ bi giảng cho con.