loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 394 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-07-2019

Câu hỏi:

Thầy kính!
Hôm nay trên đường đi làm về con chợt nhìn vào 1 chiếc ô tô hạng sang và thấy ra: Cái xe này được rập một cái khuôn, do con người dùng ý chí cá nhân để tạo ra nó, nhưng thực chất đó chỉ là khái niệm do con người đặt ra thôi. Chứ nó bản chất cũng chỉ là tập hợp những phân tử sắt, kim loại, cao su… do con người thổi ý chí vào nó nên mới ra cái xe. 10 năm hay 100 năm hay 1000 năm nữa những thành phần cấu thành cái xe đó không thay đổi, chỉ có ý niệm của con người ta tự cho cái ô tô được sinh ra - được sử dụng nên bạc màu, rỉ sét, hỏng hóc – và cuối cùng là hết date. Thực chất nó chỉ là sự vận hành của Pháp, tất cả chỉ là các phản ứng hết sức tự nhiên của các hợp chất tự nhiên, và con mắt của ta nhìn nó bạc màu, hỏng hóc lại ảo tưởng rằng do thời gian trôi đi làm chúng bị như thế. Chúng ta ảo tưởng cái xe được chế tạo theo cách này thì sẽ là sang trọng, theo cách kia thì bình dân. Như vậy thời gian dường như không phải là sự thật, mà thời gian chỉ là khái niệm do con người đặt ra với nhau để giúp cuộc sống dễ dàng hơn thôi, con nghĩ thật sự chỉ có những sự kiện của pháp đang rốt ráo xảy ra mà thôi.
Từ đó con mới thấy rằng: Toàn bộ thế giới vật chất do con người tạo ra thực tế nó chỉ thật trong cái tưởng tượng của chính con người, và con người bị dính mắc vào chính cái mình tạo ra. Qua đó bắt đầu khái niệm được đặt ra, xe đẹp-xe xấu, xe rẻ tiền-xe mắc tiền, xe nhà giàu-xe nhà nghèo… bắt đầu sự phân biệt đẳng cấp được tạo ra, xã hội phân chia giai cấp và đẻ ra nhiều luật lệ, nhiều dính mắc và nhiều tâm sân sinh khởi từ chính cái ảo tưởng này.
Sau đó con nhìn lại chính mình, cái cơ thể mình đang sống ở đây, cũng chỉ là tập hợp của đất-nước-lửa-gió-không khí-và tánh biết. Và con chợt hiểu ra rằng xác thân này cũng là tập hợp từ những đơn vị phức tạp trong tự nhiên, là tập hợp những Pháp liên tục xảy ra rốt ráo, chứ con người cũng chỉ là 1 khái niệm do cái ta ảo tưởng dựng nên mà thôi. Sinh ra-trưởng thành-già và chết đi, các mức đo lường số tuổi sống cũng chỉ là do cái ta ảo tưởng nghĩ ra. Làm gì có người trẻ, người già, làm gì có người hay kẻ dở, làm gì có người ngu kẻ khôn. Trẻ hay già, ngu hay khôn cũng chỉ là khái niệm được dựng lên thông qua mắt nhìn, tai nghe và được đánh giá qua cái ta bản ngã thôi mà. Đó chỉ là Pháp đang vận hành và mình không thể can thiệp vào quá trình đó được, tự nhiên cho ta cái tánh biết để ta học hỏi quá trình đó mà thôi. Đúng là đôi lúc con tự hỏi mình: Vì sao mình lại xuất hiện một cách trơ trẽn trên cuộc đời này như vậy? Cách đây 10 năm con từng mơ mình làm ông nọ, bà kia, giúp ích một kỹ năng gì đó cho đời. Và đến tận bây giờ con mới tìm được câu trả lời cho chính con: Đó là sinh ra để tìm về tự tánh, tìm về cái thật nhất đang diễn ra, cái đang là. Học trọn bài học của chính mình. Mà người giúp con nhận ra chính là Thầy, con biết ơn Thầy nhiều lắm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2019

Câu hỏi:

Dạ, Thầy cho con xin lỗi con cứ hỏi lẻ tẻ như vậy là vì con đang nghe Pháp Thầy giảng nên chỗ nào con không hiểu con liền hỏi.
Thầy cho con hỏi thận trọng chú tâm quan sát, ban đầu tâm mình cứ buông lung đi thì mình cần tác ý để tâm quay lại trọn vẹn với hành động để thấy mình đang thận trọng chú tâm quan sát hay không? Còn về tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì khi bị vọng tưởng kéo đi rồi con sực tỉnh để đưa tâm về thực tại, nhưng trong quá trình tâm này con thấy có cảm giác lờ mờ là khi con sực tỉnh thấy mình buông lung vọng tưởng thì việc quay lại có sự tác ý của bản ngã để dừng vọng tưởng đó lại hơn là sực tỉnh để quay về thực tại một cách tự nhiên. Làm cách nào để quay lại một cách tự nhiên mà không cần tác ý bản ngã để dừng lại ạ? Dạ con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-06-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy
Có những lúc con cũng cảm thấy mình được ngộ đạo, tâm con cũng có lòng từ bi, yêu quý nhân loại biết buông bỏ, biết sống là tạm. Nhưng tâm con lại có lúc cũng rất ham hố cũng muốn làm đẹp cho đời cũng muốn có sự cống hiến về vật chất cho đời cho đạo. Nên con cứ trôi lăn trong vòng lăn lộn về kinh doanh. Mà ít được hưởng cái tu tập trong tĩnh lặng. Có những lúc con muốn buông đi tất cả công việc để trở về với cái tĩnh lặng. Nhưng con lại nghĩ rằng nếu mình ko làm đẹp cho đời thì đạo đâu có nghĩa gì. Bạch thầy nếu thế con nên thế nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2019

Câu hỏi:

Kính Bạch Sư,
Trong một vài pháp thoại, Sư có nói là có chồng/có vợ mà đối xử như không có chồng/không có vợ thì sống đúng theo Đạo.
Vậy thì con có thể tiếp theo mà nghĩ là: có con mà đối xử như không có con, có cha mẹ mà đối xử như không có cha mẹ, có tình cảm mà đối xử như không có tình cảm, đi làm nuôi thân mà đối xử như không đi làm nuôi thân.
Con nghe sao lùng bùng quá. Xin Sư chỉ dẫn thêm.
Con xin cảm ơn Sư trước.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2019

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy!
Hôm nay con đã hiểu thêm lời Thầy. Mọi pháp đến dù tốt, xấu, đúng , sai gì cũng đều có tác dụng giúp con nhìn ra bộ mặt thật của chính con. Thực ra nói đúng hơn là nhìn rõ vô minh trong chính con. Vô minh đáng sợ nếu ta không có khả năng nhìn thấy. Tánh biết thì luôn có sẵn, vô minh cũng luôn có sẵn nhưng con người không giác ngộ được chỉ vì không biết cách sử dụng sự tương giao tuyệt vời giữa tánh biết và bản ngã. Giống như gạo bán đầy ngoài chợ, nhưng người ấy không biết trong túi mình có tiền nên cuối cùng đành nhịn đói và chết đói.
Vấn đề chỉ là biết sử dụng khéo léo sự tương giao tuyệt vời ấy của pháp và bản ngã thôi Thầy nhỉ. Đôi khi bản ngã trong con sốt ruột với sự chậm giác ngộ của mình thì pháp lại đến và nhắc con rằng cuộc chơi đang vui, hãy tận hưởng và đừng lo đến kết quả thắng thua. Giống như một vở kịch hấp dẫn từng chi tiết chứ kết cuộc dù hay đến mấy thì cũng là hết. Và nếu ngay từ đầu chỉ có tánh biết mà không có bản ngã thì tánh biết cũng nằm đấy vô dụng mà thôi. Bởi vậy không sợ bản ngã khởi mà chỉ nên sợ không nhìn thấy. Tuy nhiên vì pháp luôn hoàn hảo nên ngay cả việc không thấy kịp cũng chẳng phải là điều đáng sợ.
Vì :
Mục đích có sẵn rồi
Nào phải vọng xa xôi
Dặm trình thong dong bước
Hoa trắng nở vẹn đồi.

Con xin kính tri ân Thầy! Con chúc Thầy luôn khỏe mạnh và bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-06-2019

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Sư Ông.
Người cho con hỏi "lý trí" và "bản ngã" có giống nhau không ạ?
Con xin cảm ơn và chúc Sư Ông sức khỏe nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2019

Câu hỏi:

Dạ con xin đảnh lễ thầy ạ. Thầy ơi, con nhiều lúc thấy mình rỗng lặng trong sáng nhờ tinh tấn chánh niệm tỉnh giác nhưng nhiều khi con thấy bản ngã lại vi tế quá thầy ạ. Lần này con tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì cứ thấy bản ngã này nó thay thế bản ngã kia liên tục nó làm con không sao được yên kể cả khi con nghĩ buông xuống thả lỏng tự nhiên tất cả, tự nhiên vô tâm nào, không có cái ta tinh tấn nào hết vậy mà hình như đó cũng là một bản ngã con cứ thế mà luẩn quẩn lòng vòng, nhiều lúc con thấy buông xuống dễ mà có khi lại thấy khó quá thầy ơi chắc theo thời gian nhiều kiểu bản ngã mới vi tế hơn xuất hiện mà con phải khám phá phải học bài học của Pháp, và con không lạ gì nữa cứ thế này con cứ bị đau khổ đến mức mà con luần quẩn không nổi nữa thì một cách tự nhiên nó buông khi nào mà con không hay biết và cảm giác rất nhẹ nhàng thanh thoát thầy ạ. Chu kì thấy ra thực tánh và luẩn quẩn của con cứ thế mà lặp đi lặp lại. Xin thầy cho con lời khuyên ạ. con với tất cả lòng thành kính xin tri ân thầy ! con chúc thầy có nhiều sức khỏe để có thể đem Pháp chân thật đến mọi người ạ !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
Khi buông lung, thất niệm thì thực ra là lúc cái ta xuất hiện. Khi cái ta xuất hiện thì mới có mình, có đối tượng, có cảnh ngộ này hay khác.
Khi tánh biết xuất hiện thì không có cái ta và các pháp vốn vô ngã. Bản ngã cũng vô ngã. Xuân hạ thu đông cũng vô ngã. Mọi sự vật, hiện tượng đều vận động theo bản tính của nó nên đâu có vấn đề gì.
Khi thấy ta sân, ta khổ thì thực ra là đang trong mối quan hệ. Cái ta xuất hiện chấp cái sân là ta sân, chấp cái khổ là ta khổ. Như vậy là tạo mối liên hệ với sân, với khổ. Còn sân như nó đang là thì chỉ là cái vận động của sân thôi, còn khổ như nó đang là chỉ là trạng thái thể hiện tính chất tự nhiên của nó thôi cũng có sao đâu.
Như con hiện tại chỉ có chánh niệm tỉnh giác hay không chánh niệm tỉnh giác. Khi chánh niệm tỉnh giác thì coi như xong rồi, đâu cần làm thêm gì nữa. Vì khi chánh niệm tỉnh giác tức là tánh biết rỗng lặng trong sáng xuất hiện, trọn vẹn trên thân thọ tâm pháp vì vậy mà bản ngã sinh thì thấy sinh, diệt thì thấy diệt, tâm thanh tịnh thì thấy thanh tịnh…
Khi gọi tên tâm này là sân, trạng thái kia là khổ là đang rơi vào cái ta tu, cái ta nhận diện thực tại qua khái niệm và chủ thể là cái ta đang chịu khổ, đang đối kháng, đang toan tính, đang tu tập… Cứ để yên cho tánh biết tự thấy thì đối tượng của cái ta là hoàn toàn ảo tưởng y như trong giấc mơ vậy. Còn cái ta cũng không có nhưng sở dĩ thấy có là vì có một cái tưởng xuất hiện dưới dạng tư tưởng. Cái tưởng này tưởng là mình, tưởng là mình hiện hữu, tưởng là mình vui, mình buồn… Như vậy trong thế giới hiện thực thì không có cái ta.
Trong sự tu học con có một cái mẹo. Sẵn đây con cũng muốn chia sẻ với mọi người. Có một lần tự nhiên tánh biết xuất hiện và không có khổ gì cả và nhờ nghe pháp nên con biết được là chỉ có bản ngã khổ chứ pháp không có khổ. Cho nên mỗi khi có chuyện rắc rối xảy đến hay phiển não gì đó thì con buông ra để yên cho tánh biết tự soi sáng. Nhờ vậy mà không bị bản ngã đánh lừa. Cho nên không khởi lên đối kháng, giải quyết… Cái mẹo này giúp con không đồng hóa với ngã và trở về với thái độ chánh niệm tỉnh giác vốn có sẵn. Con xin cám ơn thầy đã đọc.
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con muốn hỏi:

Sống trọn vẹn, tỉnh thức là điều quan trọng nhất trong đời sống. Thầy cũng nói, không đè nén cái tâm, cái tâm muốn trải nghiệm thì cứ để nó trải nghiệm. Trước đây, con thích làm nhiều thứ, nhưng rồi đọc về buông thế là con buông, ko làm nữa. Nhưng nay con hiểu ra rằng, cứ để cái tâm trải nghiệm những điều nó muốn và mình chú tâm quan sát thân thọ tâm pháp khi làm điều đó. Cộng thêm, biết điều đó là lợi hay hại cho người cho mình. Nhưng đôi khi con băn khoăn, cái mà mình muốn làm đó xuất phát từ bản ngã phải không thầy? Vậy thì nó sẽ làm tăng cái bản ngã của mình lên ạ? Xin Thầy chỉ dẫn. Con cảm ơn ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-04-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Sư ông,
Người ta thường đề cao cái gọi là "chính mình". Ví dụ tôi cảm thấy là chính mình khi sống bên cạnh anh ấy. Cái chính mình này có giống với cá tính không? Mà cá tính theo con nghĩ là một phần của bản ngã.
Còn khi mình tự do tự tại, không còn bị một đối tượng bên ngoài nào ràng buộc nữa thì lúc đó cũng gọi là chính mình đúng không ạ?
Trong lục hòa, muốn sống hòa hợp với nhau thì "phải biết từ bỏ tâm mình để sống theo tâm của người khác" như đoạn kinh Rừng sừng bò - Trung bộ Kinh đã nói.
Vậy nên con hoài nghi là cái gọi là chính mình như trên con đề cập là còn ngã, còn cái sau là vô ngã có phải không?
Ví dụ như Osho, con thấy ngài không đề cao điều "từ bỏ tâm mình để sống với tâm người khác", ngài lại đề cao cái tự do mà nó thường giống giống với sự nổi loạn ấy.
Mong thầy phá nghi cho con. Điều này khiến con phân vân là khi sống trong một tập thể để tu tập, sinh hoạt thì mình nên giữ những đặc tính của riêng mình mà vốn nó hồn nhiên vô tư (nhưng bị xem là bất thường, vô kỉ luật...) hay phải nhập gia tùy tục, chịu ràng buộc bởi các quy định khô cứng, làm theo những gì như đám đông vẫn làm?
Con cảm ơn Sư ông đã luôn từ mẫn trả lời các câu hỏi của con. Kính chúc Sư ông thân tâm luôn an lành!!!
Tuệ Phong,

Xem Câu Trả Lời »