loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 392 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-08-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Hòa Thượng và kính bạch Hòa Thượng cho con được thỉnh ý Hoà Thượng một điều con chưa được rõ lắm. Qua kinh Vô Ngã Tướng con được học là không có cái "Tôi", không có cái "của tôi", không có "tự ngã của tôi". Vậy thưa Hòa Thượng, khi mình bỏ thân xác này thì làm sao có sự tái sanh, vì khi tái sanh chính cái nghiệp lực của mình đã đưa mình đến cảnh giới tái sanh tương ưng với nghiệp mình đã tạo khi còn sống. Kính xin Hoà Thượng từ Bi giảng giải cho con rõ. Con xin cảm ơn Hòa Thương.
Con, Từ Quán
tại Victoria, Canada

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy nhiều. Câu trả lời của Thầy làm con giật mình. Thầy luôn nhắc chúng con hành Thiền và học đạo phải vô tâm. Con cứ tưởng mình đã biết rõ điều đó rồi nhưng thỉnh thoảng cứ bị bản ngã nó kéo đi mà không hay, bản ngã cứ muốn tiến tu, muốn trở thành.

Con sẽ luôn khắc ghi lời Thầy dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Câu hỏi này khác câu hỏi kia nên con xin tách ra ạ.
Cũng trong nhóm học của tụi con thì chọn pháp của Thầy để nghiên cứu. Trong đó nhiều huynh đệ thắc mắc thế nào là “thận trọng, chú tâm, quan sát”. Con có cảm giác có gì đó không ổn vì con nhớ Thầy nói là pháp này sẵn có, Thầy chỉ dùng từ ngữ để cho chúng con hiểu chứ Thầy không đặt ra pháp này. Nhưng con thấy có vẻ như mọi người đang cố gắng phân tích thế nào là “thận trọng, chú tâm, quan sát”, điều này con sợ là đi vào khái niệm tục đế mà Thầy đã cố gắng bảo chúng con phải vượt qua để thấy sự thật tại đây và bây giờ trên thân thọ tâm pháp.

Mấy hôm trước trong bài đầu tiên của Khóa Thiền 5 con thấy Thầy có đưa ra 1 ví dụ để giải thích về việc bản ngã phát xuất từ đâu. Trong đó Thầy đưa ví dụ về việc bước chân lên cầu thang và chính thói quen hình thành bản ngã. Con cảm giác đây là ví dụ tuyệt vời để cho một người hiểu thế nào là “thận trọng, chú tâm, quan sát” mà không phải đi qua tư duy.
Có phải khi ta lần đầu tiên bước lên 1 cầu thang không phải ở nhà mình (có thể ở chùa, trường học hoặc nhà người bạn…) có độ cao thấp không như ở nhà mình, thì lúc đó sự “thận trọng, chú tâm và quan sát” đến một cách tự nhiên để có thể đi mà không bị vấp. Nhưng sau đó người này tiếp tục đi lên xuống cầu thang này khoảng 1 tuần thì tự nhiên không cần “thận trọng, chú tâm, quan sát” mà vẫn có thể lên cầu thang mà vẫn không bị vấp.
Không biết con đưa ví dụ này để diễn đạt về 2 trạng thái Có và Không có “thận trọng, chú tâm, quan sát” đúng như ý Thầy đã dạy không ạ?
Và Thầy cho con hỏi thêm là có phải trong khi thực hành Thiền thì quy trình đúng là nên tiếp cận trước bằng việc trực nhận sau đó mới nghiệm ngược lại về các khái niệm mới đúng không thưa Thầy?
Con cảm ơn Thầy đã lắng nghe và khai thị cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư Ông. «không có cái ngã ác pháp thì có cái ngã thiện pháp» đó là chuyện đương nhiên phải không thưa Sư Ông? Điều quan trọng là mình giữ tâm rỗng lặng không chấp cái ngã nào cả dù đó là ngã thiện pháp phải không ạ? Tại con thấy nhiều vị họ nói "Tôi có cái ngã nhưng là ngã thiện, thì đâu có sao". Nói Vô ngã mà họ chấp như vậy nên con hơi khó hiểu. Con cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con mới chỉ biết đến thiền vipassanā và Phật Giáo Nguyên Thủy được khoảng một năm. Trước khi biết đến thiền, hành động và lời nói của con thường nhanh nhẩu, tự phát theo cái bản ngã. Sau khi tu tập, con có thấy được những cái tâm tham sân si nổi lên mỗi khi gặp phải một hoàn cảnh bất như ý. Khi thấy những tâm tham sân si đó, con thường tự nhắc nhở bản thân rằng đây không phải là cách hành động đúng, chỉ nhắc nhở như vậy chứ không phán xét hay ghét bỏ những trạng thái tâm đó, và rồi những tâm tham sân si đó mất đi.
Con muốn hỏi rằng liệu sự nhắc nhở đó là cái tâm của con đang lên tiếng, hay cũng chỉ là một cái bản ngã vô minh đang tự đặt cho mình một quy tắc sống hợp đạo lý? Liệu sự nhắc nhở đó có nằm trong quá trình quan sát trọn vẹn mọi thứ hay chăng?

Con cám ơn sự chỉ dạy của Thầy. Con xin thành kinh đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Lời đầu tiên con xin kính chúc Thầy sức khoẻ. Con có đủ duyên lành tham dự buổi khai giảng khoá thiền 17 và con đã tìm được câu trả lời cho những gì con đang băn khoăn bế tắc khi nghe Thầy giảng. Tuy nhiên con có 1 chỗ vẫn chưa rõ lắm mà giờ con mới chợt nghĩ ra. Theo những gì con nhớ Thầy đã giảng thường mọi người Tu theo 2 hướng: 1 là nỗ lực để đạt được cái gì đó ở tương lai, 2 là tin vào Tha lực. Nhưng trường hợp thứ 2 chủ yếu do tưởng sanh, và tưởng của con người rất mạnh. Nhưng thực ra vẫn có những hiện tượng khó giải thích. Nếu vậy 1 người tin có tha lực chả lẽ họ đều ảo tưởng ạ?
Nếu có gì con hiểu sai hoặc nhớ sai mong Thầy chỉ dạy ạ.
Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Người cố tu luyện đạo đức "hữu vi, hữu ngã" có phải chỉ cố thể hiện ra cái bản ngã của mình đang tu để cho người khác thấy hoặc vì mục đích được đạt thành lý tưởng?
Còn khi hành động từ bi, hỷ xả, vô vi, vô ngã là thấy rõ việc nên làm thì làm và làm phúc không mong được báo đáp, không cần lưu danh? Vì người đó không có khái niệm "ta" "của ta" nên không cần người khác mang ơn. Con hiểu như vậy có đúng không ạ?
Con kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, con nhận thấy xưa nay trong con không phải pháp tu mà là bản ngã tu, xưa nay không phải tánh biết thấy mà là lý trí thấy. Những miêu tả mà mọi người chia sẻ là đang thấy pháp hay thấy an con cũng từng trải qua, cũng thấy nó thật đẹp đẽ và vi diệu, nhưng sâu thẳm trong con lại thấy rằng vẫn chưa phải thực tánh pháp, mà chỉ là cảm thọ lạc, rất lạc mà thôi, có phải con đã quá đa nghi không thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy cho con xin trình sự thấy của con trong đêm hôm qua. Đêm hôm qua con thấy ra 1 nguyên lý đó là diệt bản ngã để thấy vô ngã. Nói diệt bản ngã thì không đơn giản chút nào cả. Vì muốn diệt bản ngã trước tiên phải thấy được bản ngã, đâu là bản ngã đâu là vô ngã. Sau đó cần phải có xúc chạm với việc đời, tiếp xúc với mọi phiền não, tiếp xúc với khổ đau để thấy ra bản ngã. Khi tiếp xúc như vậy mới thấy tâm động như thế nào. Khi tâm động đó chính là sự hình thành của bản ngã, nhưng nhờ tiếp xúc như vậy 1,2 lần và nhiều lần thì từ từ tâm sẽ bớt động, vì mỗi lần động thì chắc chắn sinh ra khổ đau, khi sinh khổ đau từ từ mới buông bỏ được bản ngã. Vì thế chính nhờ phiền não, khổ đau mới đánh tan được bản ngã.
Ví dụ: ba con bị liệt không đi đứng được mỗi lần ba đi tiểu tiện con phải đi đổ phân cho ba, mùi thật là hôi thúi. Lúc đầu con làm như vậy với tâm rất sân với mùi hôi thúi ấy mà không nói ra được thành lời, nhưng nhờ nhiều lần như vậy mà tâm con trở nên bớt sân. Chính nhờ tiếp xúc nhiều lần như thế mà vô tình đã làm giảm đi bản ngã của mình.
Vì thế mà con học ra bài học muốn thấy vô ngã thì cần phải đương đầu với cuộc đời, với phiền não với khổ đau. Đến 1 lúc tâm không động không sầu thì mới thật sự thấy vô ngã.
Con xin trình pháp với Thầy thông qua sự thấy của con tối qua. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Đầu tiên con kính chúc Thầy được nhiều sức khoẻ, những Phật sự Thầy đang làm và sẽ làm được thành tựu viên mãn.
Con có 2 câu hỏi, mong Thầy soi sáng cho con.
Hôm nay con có dự khoá thiền và được giảng dạy 4 tầng thiền của Đức Phật, phương pháp thể nhập vào tầng thiền thứ tư và thể nhập Niết-bàn. Xin Thầy cho con hỏi, Phật giáo Nam Tông có giảng dạy 4 tầng thiền và phương pháp để đạt đến 4 tầng định này không ạ?

Câu thứ 2 là, mục đích của định là nhờ định phát huy trí tuệ. Như vậy "đạt" trí tuệ để thấy ra mọi sự như nó đang là. Nếu vậy mình có thể chỉ thấy ra sự thật, nhìn thấy mọi thứ như nó đang là mà không cần "hạ thủ công phu", "trầy vi tróc vảy" để đạt được định?
Con xin đảnh lễ và tri ân những lời dạy của Thầy.






Xem Câu Trả Lời »