loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-01-2011

Câu hỏi:

Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con cách rải Tâm từ đến người thân đã mất hoặc người có oan trái với mình? Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con vẫn chưa có khái niệm rõ phân biệt giữa Sắc Pháp và Danh Pháp. Kính mong thầy phân tích chỉ rõ giúp con. Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2011

Câu hỏi:

Thưa Sư, con trích một đoạn trong Sống Trong Thực Tại ở mục thư viện nhờ Sư giải thích thêm:
"Trong thiền Vipassanā, chánh niệm tỉnh giác là hai yếu tố cốt lõi, nhưng nếu thiếu tinh tấn thì vẫn không đủ lực để thể hiện giác niệm một cách đúng mức cần thiết cho sự quán chiếu trung thực."
Con thắc mắc là đa phần các cố gắng và nỗ lực là tạo tác hữu vi của bản ngã. Vậy thì năng lượng của chánh tinh tấn này được lấy từ đâu? (Vì năng lượng của tà tinh tấn lấy từ bản ngã và ham muốn thành tựu hay loại bỏ cái gì đó của thực tại).
Con thấy vấn đề "tinh tấn" hay cố gắng này rất tinh tế. Xin Sư giải thêm cho con và các bạn đồng đạo được tỏ tường.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-12-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, qua mục hỏi đáp này có một bạn có hỏi về vấn đề chánh niệm được "tạo đà" hay không và nếu như vậy có biến tỉnh giác thành một thói quen và trở thành thiếu tỉnh giác hay không (câu hỏi ngày 02/12/2010). Chúng con thấy câu hỏi và chủ đề này rất hay nên có trao đổi với nhau và có thắc mắc một vài điều trong này.
Theo cá nhân con thì con hiểu ý thầy muốn nói là, chánh niệm tỉnh giác là sống với hiện tại 100% nên không cần chuẩn bị lấy đà hay tạo thành thói quen hay hứa hẹn điều gì cho ngày mai. Và khi có hứa hẹn, mong muốn hay rèn luyện một điều gì cho ngày mai thì không còn là chánh niệm tỉnh giác nữa. Việc chọn lựa một vài đối tượng theo chủ ý ban đầu thường sử dụng tới yếu tố tầm tứ và bị lạc sang thiền định.
Và theo con hiểu ở một góc độ nào đấy khi thiền sinh này đang tu tập giữ chánh niệm thì cũng hiểu một phần rằng đấy cũng không hẳn là chánh niệm trong sáng thực thụ vì ở đây vẫn còn sử dụng đến ý chí, dù rất nhẹ như chỉ để duy trì hay biết mà thôi.
Về đoạn này không biết con đã hiểu được ý của thấy chưa: "Chánh niệm tỉnh giác không phải là công cụ của bản ngã để đạt được mục đích của nó, mà chính là khi buông cái ngã lăng xăng tạo tác xuống thì chánh niệm tỉnh giác liền xuất hiện một cách tự nhiên, vô ngã", nhưng con nghĩ dẫu sao cũng cần một nỗ lực để duy trì hay biết, tức cũng chưa hẳn đã là chánh niệm tỉnh giác trong sáng.
Vì vậy theo con nếu giả sử đặt lại câu hỏi ban đầu là thiền sinh đang tu tập để tiến tới chánh niệm tỉnh giác trong sáng thực thụ trọn vẹn thì có được không ạ?
Còn điều này nữa, nếu con không nhầm thì ở trong Tuyển tập thư thầy bức thư số 34 thầy cũng có nói qua về điều này, con xin được trích dẫn: "... như một giai đoạn chuyển tiếp để chuẩn bị cho tâm có đủ chánh niệm tỉnh giác khả dĩ thâm nhập thực tại như thị của đệ nhất nghĩa đế, như vậy giai đoạn trên chỉ là dự bị cho hành giả trước khi vào thiền Vipassanà, chúng ta tạm gọi là "giai đoạn tiền Vipassanà". Khi nào hành tướng của hầu hết thân, thọ, tâm, pháp đều được gọi đúng tên ngay khi nó diễn ra, không trước không sau, thì hành giả bắt đầu có khả năng đi thẳng vào thiền Vipassanà như giai đoạn sau đây ..... "
Theo các điều con thắc mắc và hiểu là vậy, con mong được chỉ bảo của thầy. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-12-2010

Câu hỏi:

Namo Buddhaya!

Kính bạch thầy, từ ngày con tham dự khóa giảng 7 ngày của thầy ở Hà Nội (vào trung tuần tháng 4 năm 2010) đến nay con đã thôi không tụng Kinh nữa vì lời dạy trong Kinh đối với con rất trừu tượng khó thực hành trong cuộc sống. Nay con chỉ niệm Phật, sám hối và làm theo như lời thầy đã chỉ dạy là thận trọng, chú tâm, quan sát trong mọi công việc hàng ngày. Nhưng kết quả đến với con rất chậm, thất niệm vẫn rất nhiều. Con kính xin thầy hoan hỉ dạy rõ cho con cách sám hối như: sám hối cái gì? Sám hối thế nào? Hoặc tìm hiểu bài sám hối ở đâu? Có phải sám hối là thân, khẩu, ý sám hối không? Lạy Phật có phải là sám hối không? Con vô cùng tri ân công đức bố thí Pháp của thầy. Con kính mong thầy luôn an lạc ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2010

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Con đã có duyên đọc được những trang trả lời thắc mắc của các vị đồng tu khắp năm châu gởi về nhờ thầy chỉ dạy. Đây là những bài học ngàn vàng mua không nổi. Nhờ đâu mà thầy có thể thấu triệt Phật pháp một cách rốt ráo như vậy? Trong những bộ Kinh đại thừa, ví dụ như Kim Cang kinh, nếu con đọc hiểu và ứng dụng vào hoàn cảnh sống hiện tại thì như vậy có phải là con đang tu không? Xin thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con hiểu một cách cụ thể là làm sao để buông cái bản ngã đang lăng xăng tạo tác? Đạt vô ngã tức đạt Niết-bàn phải không thưa thầy? Nói như thế có phải là con đang tham không? Con mong tin thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2010

Câu hỏi:

Thưa Sư, con có thắc mắc về việc hành chánh niệm tỉnh giác xin Sư chỉ giáo. Theo như lời hướng dẫn của một vài thiền sư (như ngài Goenka và ngài U.Tejaniya), nếu con nhớ và hiểu không nhầm thì có xu hướng dạy cho thiền sinh có thói quen giữ chánh niệm tỉnh giác, tức là tạo "đà" chánh niệm tỉnh giác để sau khóa tu họ vẫn có "đà" đó để tiếp tục trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng con băn khoăn như vậy có biến sự tỉnh giác thành một thói quen máy móc không mà trở thành thiếu tỉnh giác? Và phải chăng chánh niệm tỉnh giác không thể tập luyện hay vun trồng được? Chẳng phải kinh nghiệm trong khóa tu sẽ quy định những gì xảy ra trong những ngày tới của họ sao?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-11-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy! Có những khoảnh khắc con đã buông và không mong muốn bất cứ điều gì. Nhưng đúng như thầy đã nói, con thấy ngay sau đó bản ngã ở đâu lại ùn ùn kéo đến với ý đồ muốn giữ sự an lạc nơi thân và nơi tâm.
1. Vậy cho con hỏi, cái khoảnh khắc "không mong muốn" đó có phải là "chánh niệm tỉnh giác" chưa hay mới chỉ là "thấy vết trâu" thôi ạ?
2. Mặc dù con biết trạng thái đó đến và đi là việc của Pháp, song con vẫn muốn nhận thêm lời khuyên cụ thể hơn từ thầy. Mong thầy hoan hỷ cho con lời khuyên ạ. Con thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2010

Câu hỏi:

Thưa Thầy, nếu trước khi chết tâm vẫn giữ được chánh niệm tỉnh giác thì kiếp sau tái sinh cõi nào?
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2010

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Nghe theo lời Thầy dạy: Khi ngồi Thiền nên buông ra, không cần lập trình thời gian ngồi, tùy duyên thuận pháp. Hiện nay con hành thiền thường xuyên vào buổi sáng trước khi đi làm: khi thì lúc 5 giờ, khi thì 5:30 hay 6 giờ... Còn buổi tối thì không cố định, lúc có lúc không, có lúc 6 giờ, có lúc 10 giờ, có khi ngủ một giấc rồi dậy ngồi thiền lúc 1, 2 giờ khuya. Khi ngổi thì có lúc buông ra, thả lỏng, có lúc niệm hơi thở, có lúc tâm biết sự xúc chạm, cảm thọ trong thân, có lúc thấy mình đang ngồi, hay nghe âm thanh, có lúc cảm thấy dễ chịu vì biết tâm đang định và an lạc, có lúc phóng tâm một hồi sau mới biết. Việc thay đổi đối tượng này tự động xảy ra, con không cố ý, cứ để tâm buông xả và tự động thay đổi đối tượng. Có lúc tâm xao động con cũng biết và để nó tự động một lúc thì hết. Có bữa tự nhiên con thích niệm hơi thở, con cứ làm thế một hồi lâu đến khi tự động nó thấy không thích nữa thì con buông ra. Thời gian ngồi con cũng không quan tâm, khi thì 45 phút, 1 tiếng hay có bữa đến 1 tiếng rưỡi. Hiện nay con cũng đang tập chánh niệm cái "tâm thấy". Khi thấy và nhìn sự vật chung quanh con tập chánh niệm sự thấy và nhìn này. Nói chung, con cảm thấy việc tu tập theo hướng như Thầy dạy là thận trọng chú tâm quan sát khi hành động hàng ngày và khi ngồi Thiền thì buông ra, tùy duyên, không gò ép tâm, không cố gắng tâm phải thế này thế kia thì con thấy việc Tu và Thiền rất dễ dàng, dễ chịu. Trong công việc và cuộc sống con cũng đang áp dụng theo như vậy: cứ để pháp vận hành, không lo lắng thái quá. Có lẽ tu hành theo cách này hợp với căn cơ trình độ của con. Còn việc tiến bộ đến đâu, nhanh hay chậm là việc của Pháp.
Con kính trình Thầy và xin Thầy chỉ dạy. Nam mô Bổn Sư Thích ca Mâu ni Phật

Xem Câu Trả Lời »