loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-10-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con cũng nghe Pháp Thầy đã lâu, con xin trình bày những điều con thấy ra chính mình.
Khi con niệm Thân, thọ, Tâm, Pháp. Khi con tiếp xúc với những sự kiện trong đời sống hằng ngày (vui, buồn, được, mất, hơn, thua...) theo như Pháp của Thầy khi đối tượng bên ngoài tác động đến thì ''Thận trọng chú tâm quan sát'' ở đây là tự nhiện và vô tâm. Con cứ quan sát khi đau khổ đến với mình cảm nhận thực sự cái đau khổ đó, không có dẹp đau khổ đó đi mà để nó tự nhiên sinh lên rồi diệt đi và khi nó diệt đi con bắt gặp trạng thái Tâm lặng lẽ trong sáng vô cùng, cái này con cũng không biết diễn ta sau nữa. Còn hạnh phúc thì cũng như vậy và con phát hiện ra một điều trong cuộc đời này cái gì con nhìn thấy cũng đều đúng hết 100 & (không phải ba phải như mọi người nghĩ đâu). VD1, cụ thể một người giết người cướp cửa, một kể ăn trộm họ làm những việc như vậy cũng đúng vì họ nhận thức như vậy nên họ có hành vi như vậy... Nói như vậy không phải con ủng hộ họ làm việc ác, mà con rất thương họ với tâm từ bi vô lượng cũng giống như Tâm bất sinh và tình yêu thương. Họ đã bị dính mắc vào một trạng thái tâm mà đời đời kiếp kiếp nào họ mới thoát ra được trạng thái tâm đó.
VD2, một người chuyên đi làm việc Thiện thì cũng đúng nhưng đúng với nhận thức và hành vi của họ.
Cuối cùng con cũng đã hiểu câu Thầy nói "Trả Pháp về lại cho Pháp'' Trả khổ đau về cho cuộc đời đầy đau khổ. Trả hạnh phúc về cho hạnh phúc. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau, Tự do là ung dung trong ràng buộc
Thấy Pháp như nó đang là, nó như thế nào thì cứ là như vậy. Thấy mọi sự mọi vật như nó đang là.
Con xin thành Tâm đảnh lễ thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào thầy!
Dạ con đây thầy, con lại làm phiền thầy nữa rồi vì trong đầu con cứ lẩn quẫn từng đoạn: trọn vẹn, thấy , thấy ra ...mà ko sao liên kết chúng lại được chợt con nhận ra (con trình xem có phải ko nha thầy). Khi sân nỗi lên cứ trọn vẹn với cơn sân để thấy cơn sân diễn tiến, sau vài lần sân nỗi lên rồi quan sát để thấy... cuối cùng thấy ra sân là ảo, ko thật (hoặc A,B,C gì đó tuỳ theo cái thấy ra bằng tâm trong sáng lúc đó). Do thấy ra đúng sự thật (nhận thức đúng) nên tâm tự diễn tiến (chứ mình ko phải làm gì) đưa đến an lạc hoặc khi có sân nỗi lên thấy ra ngay là đây là ảo ko bám chấp vào đó (hành vi đúng) mà an lạc. Mong cái thấy diễn tiến của pháp của con đúng để giải toả cái lẩn quẩn trong con suốt mấy ngày nay. Mong thầy hoan hỷ bỏ qua cho con vì trong con cứ vướng hoài cái thắc mắc về “chỉ cần thấy ...” của thầy
Con chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Lúc sáng con có nhờ thầy khai thị cho con về việc chỉ cần thấy.... trong các bài giảng của thầy thầy hay vd trái mít, cây ổi con khó hiểu quá, thầy cho con ví dụ thực tế như một người sân lên thì họ quan sát thấy sân, trọn vẹn với sân... rồi diễn tiến thế nào nữa để dần dần người này bớt sân (có biểu hiện tốt hơn lúc người này chưa tu - nghĩa là tu có kết quả). Thầy hoan hỷ trả lời chung câu hỏi con hỏi lúc sáng
Con cám ơn thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2019

Câu hỏi:

Kính gửi Thầy,
Có phải mục đích cuối cùng là quay về mà thấy cái tâm bình thường của mình. Chính cái tâm đó thấy vô thường, vô ngã. Chính tâm đó thấy ra cái nào gây ra khổ.
Mà nếu nói mục đích thì giống như chủ quan, chứ thật ra thì nó phải vậy thôi. Không thể khác được.
Con cũng xin cảm ơn Pháp đã vô tình cho con được biết đến Thầy, khi mà con hoàn toàn bế tắc, phân vân, và đầy đau khổ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Như thầy hướng dẫn tu là thấy ra sự vạn hành của pháp và cũng chỉ cần thấy ra chứ ko cần làm gì khác. Ví dụ như tâm sân lên chỉ cần thấy sân là được và tiếp tục theo dõi cơn sân xem nó diễn tiến thế nào. Sự vận hành nó khác với thực tế cuộc sống (Trong cuộc sống nếu sai thì sửa cho phù hợp trong từng hoàn cảnh, nếu ko sẽ bị xem là bướng, bảo thủ, cố chấp…) Nhưng trong đạo thầy hướng dẫn chỉ cần thấy và quan sát thôi. Vậy cơ chế vận hành của pháp như thế nào mà chỉ cần thấy và quan sát mà dẹp được cái ta ảo tưởng để an lạc được trong cuộc sống (Người hay sân bớt sân, người cố chấp bớt cố chấp…)
Con cám ơn thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến,
Lâu nay con an trú trong cái vô sự rỗng lặng trong sáng, ngày ngày chăm sóc vui đùa bên con nhỏ thấy nhẹ nhõm hạnh phúc vô cùng. Bây giờ con quay trở lại công việc, dẫu cái trí biết là con cần làm việc đó, cần làm theo cách đó, vậy mà sao khi bắt đầu khởi sự làm con thấy mất năng lượng ghê gớm, như thể tâm và trí con đang đi hai hướng ngược nhau. Tâm thì mách bảo ở nhà vui vầy bên con nhỏ, trí thì nhìn rõ công việc đó cần con, trách nhiệm đó thuộc về con. Chiều nay, rời cuộc họp mà con về nhà ngủ mê man.
Có phải cái lí trí nông cạn của bản ngã đang chống chọi với tánh biết trong sáng nên khiến con mệt phải không thầy?
Con nên nghe theo tâm hay trí trong trường hợp cụ thể của con ạ?
Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến.
Nay con xin viết vài dòng hỏi thăm sức khỏe Thầy con chúc Thầy có nhiều sức khỏe.
Thầy ơi, khi con nghe pháp thường xuyên quay vô tâm mình để tu sửa những cái sai mà từ xưa giờ con cứ hướng ra ngoài để tu dùm người khác, sửa dùm người khác. Khi con học chữ Đạo con lấy Đạo Đức làm nền tảng, làm bất cứ việc gì cũng soi sáng thân tâm mình rồi làm, rốt cuộc rồi Tu chỉ có làm hiền lánh giữ mở lòng ra với tất cả mọi người, lấy chân tâm làm gốc, không lấy vọng tâm mà hành động. Khi con thật sự thấy được chân tâm thì khi pháp đến con ứng xử rất dễ dàng không sợ đúng hay sai.

Có vài câu nói của Đức trong Đạo dạy “khi con người sanh ra có hai lý do: một là trả nợ nghiệp duyên, hai là là để siêu thoát tâm hồn. Hai lẽ ấy chỉ có một con đường để đi, đó là con đường ở hiền, làm lành lánh dữ”. Mấy năm nay con nghe pháp thoại Thầy và nhiều lần Thầy khai thị cho con qua hỏi đáp trong lúc con u mê, đầu óc tối tăm đau khổ tột cùng, Thầy chỉ muốn con nhìn nhận đời sống này là đau khổ không có gì là của mình, chỉ tại con bám víu nên và khuyên con hãy xem tất cả là bài học để mà học cho mình từ đời sống này. Thầy ơi, con đang dần dần học được, khi con quay về thân tâm con, con hạnh phúc lắm, con thấy trong con có tất cả điều kiện để có hạnh phúc, rồi khi con biết rõ con hơn, con nhìn ra ngoài con thấy thương mọi người hơn, giúp gì được con giúp nâng đỡ được gì thì con làm, trong điều kiện của con.
Đến hôm nay lòng con có một hướng đi rõ ràng là làm lành lánh dữ, những lỗi từ trước đến nay con đã phạm con sẽ bỏ hẳn không làm nữa, con nghĩ Thầy đi đây đi đó dạy cho Phật Tử gần xa chỉ muốn mọi người biết bình tĩnh sáng suốt, biết thế nào là tội và phước để mà sửa cải và học ra bài cho chính mình, con nguyện những ngày tháng sau này lấy Đạo Đức mà sống.
Cuối thư con xin cảm ơn Thầy đã đọc những lời con chia sẻ, con chúc Thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2019

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con có một sự chiêm nghiệm về Pháp, con mong có được sự soi sáng của thầy.
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật có nhắc đến vị đạo nhân Vô Tu Vô Chứng. Bạch thầy, đó có phải là người nhận ra sự vận hành hoàn hảo của Pháp nên không cần phải làm gì nữa không? Nó chỉ khác với người khi chưa nhận ra sự vận hành của Pháp là Minh hay Vô Minh. Con suy ngẫm về Tham Sân Si. Bản chất của Tham Sân Si là Vô Ngã. Nó cũng chỉ là những yếu tố tự nhiên trong chuỗi vận hành của Pháp. Bạch thầy, có phải sự khác biệt giữa chưa chứng đạo và người đã chứng đạo là sự tạo tác giữa Tâm và đối tượng không? Nếu như mình bỏ danh xưng của ba tâm đó, thì con cảm nhận như nó chỉ đơn giản là những trạng thái năng lượng khác nhau. Khi Minh thì nó đúng, khi Vô Minh thì nó sai. Nhưng Minh hay Vô Minh nó cũng không thuộc quyền kiểm soát của Bản Ngã. Khi Tâm từ bỏ hết cấu nhiễm, như trời trong xanh không gợn mây thì tự nhiên ánh Trăng (Minh) sẽ chiếu tỏ mọi ngóc ngách. Hành xử của mình sẽ luôn đúng ở trong tất cả các Pháp mà nó không cần phải theo bất cứ một lý thuyết, quan niệm hay danh xưng nào.
Con suy ngẫm về những hành xử của các vị thiền sư đã đắc đạo thời xưa. Những vị đó đều có những hành động rất bất ngờ. Có lúc họ lại làm ngược lại những điều mà theo quy chuẩn của thế tục, có lúc lại thuận theo. Nhưng tất cả những hành động đó đều hợp lý. Bạch thầy, đó có phải Giới của Tự Tánh mà thầy thường nhắc tới không?

Con xin tri ân sự chỉ bảo của thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy. Con rất vui và hạnh phúc khi nghe pháp của thầy. Một thời gian con thấy an lạc lắm ạ. Nhưng hôm nay con cảm giác như mình đang bị kẹt vào thứ làm cho con an lạc. Nghe pháp của thầy hình như trở thành sở thích và niềm vui trong ngày của con. Nó cũng giúp con bớt đi sự sân si và thái độ xấu với những điều không tốt. Con lạc quan và hạnh phúc trong những lời thầy dậy. Nhưng con nhận thấy mình không còn thích đọc sách khác, hay nghe pháp của người khác, cả ngày con chỉ muốn bật pháp của thầy nghe thầy giảng, nếu có làm việc khác thì con thấy tâm con muốn làm nhanh cho xong để tìm một góc yên tĩnh nghe pháp của thầy. Thầy cho con hỏi như vậy có phải con cũng đang bị kẹt không ạ? Con nghĩ việc này cũng tốt nên con vẫn muốn nghe. Nhưng con muốn hỏi thầy con nên có thái độ học tập và nghe pháp như thế nào. Con có cần điều chỉnh việc làm của con không ạ.
Con cảm ơn thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe ạ.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến,
Đối với những lời Thầy dạy, con không còn một chút nghi ngờ nào, cứ vậy mà dần gạn lọc thân tâm thôi. (Con vui mừng không nói nên lời, chỉ biết lặng lẽ mỉm cười - Con vô cùng biết ơn Thầy!)
Có một điều thật lạ mà con cũng cảm thấy bất ngờ, xin được chia sẻ cùng Thầy và đạo hữu: Từ nhỏ đến lớn con được dạy là giết hại con vật khác là tội lỗi, nào là bị xuống địa ngục bị cắt lưỡi, xẻ thịt,... nào là bị con vật oán thù đòi mạng,... nhưng con cố gắng ăn chay quá chừng mà sao cơn thèm nó vẫn lôi kéo, ăn được ít bữa thì ăn mặn lại, có khi gồng lắm ăn được ba năm thì cơn thèm trở lại và khi con ăn mặn lại thì con không ăn chay ngày nào luôn, con sợ ám ảnh món đậu hũ và mùi dầu chiên xào trong các món chay.
Nhưng từ khi con nghe những bài pháp của Thầy về chủ đề ăn uống, Thầy không hề bắt buộc, không hề hù dọa mà tự nhiên con cảm thấy việc ăn chay là một sự trở về với bản chất tự nhiên của thân tâm mình ("Tâm bi là không nỡ hại - lời Thầy"), không cần cố gắng, không cần bắt buộc, không cần sợ hãi, không cần phước đức,... tự nhiên ăn bữa cơm đạm bạc ngon lành và người cũng khỏe ra, ít bệnh. Con càng vui mừng hơn khi nghe Thầy nói về nguyên lý giác ngộ cũng như nguyên lý âm dương trong ăn uống, Thầy cũng nói Thầy ăn cháo gạo lứt hơn 3 năm qua nên con nghĩ là Thầy cũng đã biết rõ về sự cân bằng trong ăn uống. Con thấy rất nhiều người ăn chay gặp nhiều khó khăn về sức khỏe, kính mong Thầy vì Lòng Từ với chúng sinh mà có một bài pháp đặc biệt hướng dẫn sâu về cách ăn uống cân bằng cho chúng con ăn chay được khỏe mạnh và chúng sinh bị giết để ăn cũng bớt đi. Tận đáy lòng con vô cùng biết ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »