loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-10-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con năm nay 20 tuổi, hiện vẫn còn đang trên con đường học hành. Thật may mắn cho con vì có cơ duyên được sớm biết tới phương pháp thiền Vipassana và có cơ may được gặp thầy.
Hằng ngày con vẫn quay về tự tánh, sáng suốt định tĩnh trong lành, thận trong chú tâm quan sát và ứng dụng trong sự học của con.
Nhưng khó khăn là cơn hôn trầm thụy miên càng lúc càng nặng và làm con không thể đối diện và vì thế đã nuông chiều cơ thể mình.
Kính mong thầy ban pháp từ giúp con có thể đối diện với hôn trầm thụy miên này.
Con kính chúc thầy nhiều sức khỏe. Sadhu!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến
Con xin chia sẻ cùng Thầy quá trình phát hiện được bản ngã và tâm của mình. Tối hôm qua có 1 người Phật tử rủ con đi ngồi thiền. Ngay khi nghe xong anh ấy rủ, tâm con lập tức khởi lên ý nghĩ sẽ không đi vì công việc quá bận. Tuy nhiên bản ngã đã xen vào ngay lập tức trong tích tắc điều khiển quá trình phản ứng. Và kết luận cuối cùng con đưa ra ngay lúc đó là: Chờ em 10 phút xin nghỉ làm có được không và em trả lời lại anh! Con chợt phát hiện ra đó chính là bản ngã đã xen vào để làm vui lòng đối phương, đỡ khiến họ hụt hẫng vì mình từ chối ngay, mà chọn cách câu giờ lịch sự. Lần đầu tiên con quan sát tách biệt được rạch ròi tâm và bản ngã rõ ràng đến như thế, thật kì diệu Thầy ạ. Nhờ có Thầy chỉ bảo nên con đã tiến bộ nhiều trong quá trình quan sát tâm. Con thấy rằng bản ngã đã đánh lừa ta rất nhiều trong cuộc sống, đôi khi chỉ vì làm hài lòng cái bản ngã chung của thiên hạ, nên nó luôn chọn phương án có lợi cho số đông. Nhìn thì có vẻ bản ngã khôn khéo, nhưng thực ra chính sự khôn khéo đó nó cứ làm che mờ dần cái tâm trong sáng của mình. Dần dần mình sống không thật với mình, cứ phải giả tạo chạy theo cái bản ngã. Pháp quả thực là kì diệu. Sadhu! Con kính đảnh lễ Thầy! Con: Tâm Chân Tuệ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2019

Câu hỏi:

Dạ con chào Thầy ạ. Dạ Thầy cho con hỏi có thể ứng dụng Lời Phật dạy vào trong kinh doanh như thế nào cho đúng tốt ạ. Thầy có thể giải thích cho con hiểu thêm về Tứ Nhiếp Pháp và Tứ Vương Pháp không? Con xin cảm ơn Thầy ạ

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Sư Ông. Con có đọc một cuốn sách có nội dung như vầy
"Trong phép tu thiền định, từ: Tầm, sát, hỷ, lạc, tịnh, định, là từ con đường của nhân loại bước tới Niết Bàn.
Định là NIẾT BÀN. Tịnh là TỊNH ĐỘ. Lạc là CỰC LẠC hay cõi trời VÔ SẮC GIỚI. Hỷ là cõi trời SẮC GIỚI. Tầm sát là cõi trời DỤC GIỚI.
Đó là những nấc thang tấn hóa của nhân loại. Nghĩa là:
1.- BẬC SƠ THIỀN phải tu năm phép này: Lấy TẦM SÁT làm gốc vốn, để đến hỷ, lạc, tịnh, định. Có tầm sát là tầm tõi quán xét, dục muốn sự thiện, mới dứt qua khỏi ác nhơn tội lỗi, mà đến lần được, hỷ, lạc, tịnh, định, nên kêu gọi là Dục giới thiên, cái cảnh dục của lớp trên nhơn loại.
2.- BẬC NHỊ THIỀN còn tu bốn phép này: Lấy HỶ làm chỗ ở, để đến với lạc, tịnh, định. HỶ là sự mầng, mầng sống trong sự thiện lành tốt đẹp, đúng theo lẽ có có, nên kêu gọi là Sắc giới thiên, lớp trên cao hơn cảnh dục muốn. Trình độ của nguời đã qua khỏi sự tầm sát.
3.- BẬC TAM THIỀN còn tu ba phép này: Lấy LẠC làm chỗ ở, để đến với tịnh, định. Lạc là sự vui, vui sống trong cảnh không không tất cả, cũng không còn có thiện nữa, nên kêu gọi là Vô sắc giới thiên. Vô sắc giới thiên là tên gọi nơi người cư sĩ, chớ nếu xuất gia, thì kêu là Cực Lạc. Lớp trên cao hơn cảnh sắc có có. Trình độ của người đã qua khỏi sự hỷ.
4.- BẬC TỨ THIỀN còn tu hai phép này: Lấy TỊNH làm chỗ ở, để đến với định. Tịnh là sạch, là sống trong sạch, trong sự giải thoát xuất gia, nên gọi là Tịnh độ, Tịnh độ là lục độ thanh tịnh, lớp cao trên hơn cảnh Vô sắc và Cực Lạc. Trình độ của người đã qua khỏi sự lạc.
5.- BẬC NGŨ THIỀN hay ĐẠI ĐỊNH là còn một phép này: Lấy ĐỊNH làm chỗ ở, không còn đi đâu nữa cả. ĐỊNH là yên lặng, sự sống yên lặng hoàn toàn nên gọi là Niết Bàn, Niết Bàn là đứng ngừng hưu trí, ngưng việc rốt ráo, không còn chỗ đến, đến đây là kết quả mục đích. Lớp trên cao hơn Tịnh độ, cao trên hơn hết. Trình độ của người đã qua khỏi sự tịnh sạch.
ĐÓ LÀ PHÉP TU TRÊN NHƠN LOẠI:
Sơ định là: Tầm sát, hỷ, lạc, tịnh, định.
Nhị định là: Hỷ, lạc, tịnh, định
Tam định là: Lạc, Tịnh, Định
Tứ định là: Tịnh, định
Ngũ định là: Định
1.- SƠ ĐỊNH, là cảnh trời Dục giới thiên, cảnh của người cư sĩ giữ 5 giới chay kỳ, ở tại nhà.
2.- NHỊ ĐỊNH, là cảnh trời Sắc giới thiên, cảnh của người cư sĩ giữ 8 giới, trường chay, ở am chùa.
3.- TAM ĐỊNH, là cảnh trời Vô sắc giới thiên, cảnh của người cư sĩ, giữ 10 giới, ngọ chay, không tiền, ở cốc, hang, động, hoặc là xứ Cực Lạc của người tu tập xuất gia khất sĩ ở trong Giáo hội.
4.- TỨ ĐỊNH, là cảnh Tịnh độ Tây phương của bậc tu xuất gia khất sĩ thanh tịnh, giữ 250 giới giải thoát.
5.- NGŨ ĐỊNH, là cảnh Niết bàn, của những bậc đắc thiền định hay đại định.
Đó nghĩa là từ cảnh trời Dục giới, đến Sắc giới, đến Vô sắc hay Cực Lạc sẽ đến Tịnh độ, và đến Niết Bàn, tức là danh từ tên gọi của pháp thiền định, chỗ ở của tâm, chớ không phải ở đâu hết. Như thế tức là sự chỉ rõ ra rồi, từ đây chắc không còn ai hiểu lầm nữa.
Thế thì chỉ có sự thật lo tu là đúng hơn hết."
Con muốn hỏi Sư Ông trạng thái ngũ định có phải là niết bàn không ạ. Vì con biết Đức Phật đã bỏ thiền định chuyển sang tu thiền tụê mới đắc đạo. Mong Sư Ông giãi nghi cho con. Con xin tri ân!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Thưa thầy, con là một thanh niên 29 tuổi nhưng lại thường xuyên mất ngủ khoảng 5 năm gần đây và hiện tại có dấu hiệu trầm cảm nặng. Khi con nghe được những bài pháp thoại của thầy tâm con rất hoan hỉ và cởi bỏ được nhiều khúc mắc bấy lâu, tuy nhiên con vẫn còn rất khó ngủ và có điều này chưa rõ con muốn được thầy chỉ rõ thêm: con có học về khí công Phật Quang để chữa bệnh và nguyên lý của khí công là có sử dụng ý để cưỡng chế hơi thở của mình, ví dụ có bài tập cố gắng cho thời gian giữ hơi thở lại gấp 3 lần thời gian hít vào và thời gian thở ra gấp 5 lần thời gian hít vào. Mà khi con nghe thầy giảng thầy thường nói cứ để mọi thứ diễn ra tự nhiên, chỉ thận trọng chú tâm quan sát. Vậy khí công có trái với pháp và con có nên tập khí công tiếp không thưa thầy. Kính mong thầy từ bi dạy bảo. Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2019

Câu hỏi:

Con xin kính Đảnh Lễ Thầy.!
Con gửi tặng Thầy bài thơ con mới làm xong. Mong Thầy luôn hoan hỷ và lúc nào cũng được an vui.
Giữa dòng sinh tử vẫn an nhiên
Tuỳ duyên thuận pháp với muộn phiền
Thiền là chỉ thấy hồn nhiên và trong sáng
Một thoáng qua cũng hơn cả trăm năm
Một đời mộng mị tối tăm
Tìm đâu những cõi xa xăm bây giờ
Tình cờ ta gặp lại ta
Hoá ra Phật tánh trong ta lâu rồi
Quay về nương tựa ta thôi
Hết rồi những tháng nổi trôi đoạn trường
Nơi đây là chốn vô thường
Thương yêu hờn giận chuyện thường thế gian
Một lần thấy hết tâm can
Xoá tan những kiếp lang thang kiếm tìm.
Con Thinh!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy con muốn hỏi nếu mình sinh ra trong một gia đình ít trí tuệ, không tu dưỡng và thiếu Phước, dù bản thân con cố lan tỏa, sống tích cực hơn, hướng đạo cho người thân nhưng chưa thành thì có nên rời bỏ gia đình, tình thân ấy để mặc họ tự bơi giữa bể khổ không, Con thấy tinh thần và năng lượng mình đi xuống khi mỗi ngày ở gần gia đình người thân mình, nhưng nếu rời đi thì có phải con là người bất hiếu và bất nghĩa không.
Con kính chúc thầy nhiều sức khỏe, an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, con muốn gửi lời cảm thông đến người bạn đang đau khổ vì biết mình sai mà không dừng lại được đó ạ, con muốn gửi tặng bạn một bài thơ (của tác giả Triều Tâm Ảnh) mong bạn trọn vẹn với những đau khổ đang xảy ra trong tâm mình:
"Trên đường về chính mình
một dòng sông khô cạn
một hố thẳm thiêng linh"
Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào thầy!
Thầy có dạy cách thiền trong cuộc sống khi hữu sự: Thận trọng chú tâm quan sát. Con biết để thấy ra sự thật là khi lục căn tiếp xúc với lục trần ko để cho bản ngã chen vào (thấy sự thật như nó đang là). Trong cuộc sống cần phải suy nghĩ rất nhiều để ứng xử trong cuộc sống. Khi suy nghĩ thì ý căn khởi lên liên tục theo bối cảnh, vậy con phải làm gì để thấy như nó đang là trong dòng suy nghĩ liên tục đó.
Con xin cảm tạ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2019

Câu hỏi:

Sư Ông ơi, con đã thấy ra tội lỗi sai lầm của mình nhưng mỗi khi nó tới con cứ bị nó dẫn dắt để rồi lại sai lầm tiếp. Con phải làm sao đây, càng ngày con thấy sự sai lầm này nó sẽ bám theo con cả đời, con đau khổ lắm Sư Ông ơi! Con phải làm gì đây Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »