loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-05-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy quý Kính,
Đầu thư cho con được kính thăm sức khỏe của Thầy.
Con biết Thầy đang hoằng pháp ở nước ngoài rất là bận nên hơn một tháng nay con gặp khó khăn rất nhiều nhưng con không dám hỏi Thầy ạ. Dạ vì nay con mất ngủ nhiều sức khỏe sa sút nên con mạo muội làm phiền Thầy, con có gì không đúng con mong Thầy lượng thứ cho con ạ.
Con gặp khó khăn trong chuyện tình cảm Thầy ạ. Người con thương bây giờ thương thêm người khác, nhưng không thể bỏ con. Con cũng muốn buông cho nhẹ nhàng để tùy duyên thuận pháp như lời Thầy dạy. Nhưng khó quá Thầy ạ. Lúc con muốn buông thì ít hơn lúc con muốn nắm giữ nên con mới khổ. Con muốn thận trọng chú tâm quan sát như lời Thầy dạy nhưng trong tâm con không biết bao nhiêu ý nghĩ về sự việc đó nó ùa về làm cho con không trở về với thực tại được Thầy ạ.
Con kính Thầy cho con lời khuyên ạ. Và con xin Thầy rải tâm từ cho con để con đủ nghị lực vượt qua việc này ạ.
Sau cùng con kính chúc Thầy luôn được nhiều Sức khỏe và có chuyến hoằng pháp nhiều thuận lợi ạ.
Dạ con xin báo với Thầy là từ ngày hai mẹ con con lên xin quy y với Thầy, con gái con sửa đổi rất là nhiều rồi ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-05-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Con vẫn thường sống trọn vẹn với thực tại, không vọng niệm, tạp niệm, để tánh biết tự ứng mà soi sáng thấy pháp vận hành. Và con thấy con vô minh, si mê nhiều như thế nào. Trước đây chánh niệm bởi ý thức, đối trị tập khí, nhiếp phục, suy xét đúng sai tốt xấu khi nhận biết được tâm gì. Cũng qua một giai đoạn con thực hành, có lẽ con cũng "mệt" mà buông bỏ cái Ta ý thức lăng xăng đó. Rồi như con nhận ra Chánh niệm đúng là không làm gì cả. Nhưng con vẫn đang sống trọn vẹn với tập khí xấu của con. Tâm thức con lúc này ra sao con vẫn không ngăn chặn nó. Con vẫn luôn nhớ lời Thầy khai thị. Trọn vẹn với thực tại là hoàn hảo. Tất cả cũng đều là pháp. Pháp nào cũng được.
Con suy nghĩ bất chợt để viết ra những lời này. Con luôn muốn nhận được những lời khai thị sâu sắc từ Thầy.
Con xin tri ân Thầy đáng kính!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-05-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi! Con xin được trình pháp: trước đây con thấy chân đế và tục đế như đang chơi trò trốn tìm, tức là cái này có thì cái kia không. Nhưng quá trình thực hành đến khi tâm đã chánh niệm - tỉnh thức ở mức độ vững hơn trên thực kiện thì con lại thấy chân đế và tục đế lại là 2 mặt viên dung cân bằng sự sống và mở rộng ra là sự cân bằng trong sự vận hành của vạn pháp. Thầy chỉnh sửa cho con!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy con thực hành thế này.
Khi có việc gì cần làm thì con làm, nhắc mình hết lòng với nó, nhưng sự hết lòng được 1 chút thôi là con bị hút vào trong việc đang làm, quên lãng thực tại vài phút, rồi con nhớ ra và quay về, nhưng xẹt 1 cái thôi, sau đó là quên lãng vài phút, con không kiểm soát được, nó muốn khi nào nhớ thì nhớ, khi nào quên thì quên, vậy trong khoảng 10 phút con chỉ xẹt xẹt vài giây tỉnh thức thôi. Đó là lúc con tu mà không có cảm xúc, nếu có cảm xúc thì ít hơn nhiều. Vậy một ngày, con chỉ tu không biết được 1 phút không nữa! Con nhìn lại con thấy con đường thăm thẳm xa.... Không biết lúc mới bắt đầu tu Thầy có gặp khó khăn như vậy không? Và nếu chánh niệm quá ít như vậy, ngày trồi ngày sụt thì làm sao đủ để học?
Cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Khi con học đại học con có ý nguyện xuất gia, nhưng do con là con 1 nên không thể đi. Từ đó con thệ nguyện rằng cố gắng tu tập làm một cư sĩ xứng đáng là con Phật. Con nguyện trả hết nghiệp mà con gây tạo. Làm những việc công đức. Xong cứ mỗi mùa khóa lễ con tham gia. Đối trước Phật đài mỗi khi hành lễ trong lòng con lại dâng lên một niềm cảm xúc khó tả và hai hàng lệ rơi. Con cố không để ai nhìn thấy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Con xin trình pháp, cũng là chia sẻ một chút trải nghiệm của con biết đâu có thể giúp ích cho ai đó (tuy nói là “một chút” nhưng con đã phải đánh đổi bằng những năm tháng tuổi trẻ sống trong đau khổ, dằn vặt,… đủ cả… cho đến khi có duyên lành được Thầy khai thị)
Thường khi đứng trước những ngã rẽ trong cuộc đời buộc người ta phải đưa ra quyết định lựa chọn, và ta chỉ có thể chọn một ngã rẽ để đi. Thường ta sẽ băn khoăn, nên chọn lối rẽ nào đây, để tốt nhất, để sau này không hối hận? Và sau khi có lựa chọn “tốt nhất” để đi trên lối rẽ ấy rồi. Nhưng kiểu gì không nhiều thì ít ta cũng sẽ có chút hối tiếc, hoặc ân hận, giá như ngày đó ta chọn hướng khác thì giờ không phải như thế này… đại loại là như vậy.
Nhưng người ta lại không biết rằng bất kỳ mình chọn điều gì thì cũng đều giống nhau mà thôi, đều phải trả giá cho sự lựa chọn ấy như nhau thôi, khác là chỉ khác ở hình thức trả giá mà thôi. Như Thầy đã dạy, nếu mình chọn lửa, mình sẽ học bài học của lửa trước, xong rồi kiểu gì mình cũng phải học qua bài học của nước chứ đừng hòng trốn thoát. Ngược lại, ai chọn nước thì học bài học về nước trước, sau rồi cũng nếm trải tiếp bài học về lửa thôi. Đừng nghĩ mình chọn nước thế là xong.
Giống như con trước đây, làm người cư sĩ tại gia, con nhìn cuộc sống của người xuất gia mà ao ước giá mình được như vậy. Nhưng con đã không biết rằng pháp đang đưa ra cho con học bài học tại gia trước mà thôi. Và con cũng biết, không ít người xuất gia muốn trở lại làm người tại gia với đời sống cư sĩ bình thường, và chắc họ cũng chưa biết pháp đang muốn họ học thông suốt bài học xuất gia trước.
Thế nên bất kỳ điều gì đến với mình cũng đều là bài học mà pháp đưa đến cho mình học, nếu mình chểnh mảng lơ là không học cho tốt để bỏ lỡ thì rồi sau đó sẽ phải học lại thôi. Kiểu như đang học môn toán mà không lo học cho tốt chỉ mong nhanh hết giờ để học sang môn văn thì rốt cuộc thi rớt môn toán và rồi sẽ phải học lại ở một thời điểm khác. Còn môn văn thì đằng nào cũng nằm trong chương trình học rồi, không cần mong cũng sẽ phải học môn văn thôi. Chỉ sợ đến lúc học văn lại thấy nhàm chán và nghĩ có khi học môn toán vẫn thú vị hơn. Và nếu cứ là lựa chọn, tiếc nuối, giá như, hay mong muốn…mà không học được gì thì cứ quẩn quanh mãi vậy thôi.
Bởi vì cuộc sống trần gian này chính là trường học duy nhất để giác ngộ. Và chân lý không phải những gì cao siêu xa vời mà chính là ngay trong những hoạt động của thân, tâm, cảnh hết sức bình thường hàng ngày. Nếu ta chỉ chăm chăm nói chuyện chân đế mà coi thường tục đế thì cũng chính là đang bỏ mồi bắt bóng vậy. Bài học tục đế mà còn chưa học xong thì đừng nói chi đến chân đế, bởi đó chỉ là ảo tưởng mà thôi. Cùng lắm chỉ là thấy lý chứ không thể nào có lý sự viên dung.
Điều này chính là cái ý “trong chân đế không dính một hạt bụi, nhưng trong tục đế không bỏ một pháp nào”. Bởi vì bỏ pháp tục đế thì làm sao học ra bài học giác ngộ mà có chân đế? Kể cả những bậc đã giác ngộ, đã sống trong chân đế được rồi nhưng trong tục đế vẫn sống, vẫn sinh hoạt như bình thường. và thậm chí còn “bình thường” hơn cả những người bình thường khác. Bởi vì “bình thường tâm thị đạo”.
Con xin quỳ lạy đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2019

Câu hỏi:

Kinh bach Thay, con co tam nguyen muon xuat gia di tu vi mong muon duoc giai thoat cho ban than cung nhu chung sanh nen muon phat tam tu tap, nhung nam nay con da 57 tuoi, vay con co di tu duoc khong? Mong thay chi day, that long con rat muon di tu.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2019

Câu hỏi:

Dạ, Thầy cho con xin lỗi trước, chỉ là ngoài việc ghi ra những điều tâm sự của mình trên đây, dù được Thầy hồi đáp hay không hồi đáp thì con biết Thầy cũng đã đọc qua. Ít nhất con biết rằng mình vẫn còn một nơi để có thể nói ra những nỗi lòng của mình. Con biết điều này sẽ làm phiền Thầy, nên xin Thầy thông cảm cho con.




Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy con không muốn đi làm công việc đang làm, nó khiến con rất áp lực, con muốn nghĩ nhưng gia đình không cho vì nó là công việc nhiều người mong muốn để được vào làm. Mỗi ngày đi làm khiến con thấy khổ sở sinh ra bệnh đau nữa đầu, trầm cảm, con cứ phải đấu tranh suy nghĩ làm thì mình không muốn nhưng nghĩ thì sợ ba mẹ buồn này nọ, rồi nghĩ thì có tìm được việc khác không, rồi nghĩ việc này có tìm được việc khác lương cao hơn không hay không bằng lương hiện tại, nhiều suy nghĩ cứ khiến con giằng co mệt mõi, xin thầy chỉ cách giúp con thoát khỏi tình trạng này hoặc có cách nào vẫn làm việc đó theo ý người nhà mà con cảm thấy thoải mái hơn không. Xin thầy từ bi chỉ dạy giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con 53 tuổi, không lanh lợi, có chuyện gì xảy ra với mình và gia đình con hay mất bình tĩnh nên con thường bất an. Con thật may nắn được nghe Pháp Thầy giảng từ hai năm trước, con nghe lời thầy thực hành thận trọng chú tâm quan sát những việc làm của mình, nhưng không dễ cứ quên hoài, mỗi lần nhớ và làm được thì công việc thật trôi chảy. Từ khi nghe Thầy giảng con thấy mình sai rất nhiều, cái gì sửa được con cảm nhận được niềm hạnh phúc. Con nhận thấy Thầy dạy đơn giản và dễ hiểu, con chỉ mong Thầy luôn mạnh khoẻ để dẫn dắt chúng con. Con xin đảnh lễ Thầy .

Xem Câu Trả Lời »