loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-05-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
Khi buông lung, thất niệm thì thực ra là lúc cái ta xuất hiện. Khi cái ta xuất hiện thì mới có mình, có đối tượng, có cảnh ngộ này hay khác.
Khi tánh biết xuất hiện thì không có cái ta và các pháp vốn vô ngã. Bản ngã cũng vô ngã. Xuân hạ thu đông cũng vô ngã. Mọi sự vật, hiện tượng đều vận động theo bản tính của nó nên đâu có vấn đề gì.
Khi thấy ta sân, ta khổ thì thực ra là đang trong mối quan hệ. Cái ta xuất hiện chấp cái sân là ta sân, chấp cái khổ là ta khổ. Như vậy là tạo mối liên hệ với sân, với khổ. Còn sân như nó đang là thì chỉ là cái vận động của sân thôi, còn khổ như nó đang là chỉ là trạng thái thể hiện tính chất tự nhiên của nó thôi cũng có sao đâu.
Như con hiện tại chỉ có chánh niệm tỉnh giác hay không chánh niệm tỉnh giác. Khi chánh niệm tỉnh giác thì coi như xong rồi, đâu cần làm thêm gì nữa. Vì khi chánh niệm tỉnh giác tức là tánh biết rỗng lặng trong sáng xuất hiện, trọn vẹn trên thân thọ tâm pháp vì vậy mà bản ngã sinh thì thấy sinh, diệt thì thấy diệt, tâm thanh tịnh thì thấy thanh tịnh…
Khi gọi tên tâm này là sân, trạng thái kia là khổ là đang rơi vào cái ta tu, cái ta nhận diện thực tại qua khái niệm và chủ thể là cái ta đang chịu khổ, đang đối kháng, đang toan tính, đang tu tập… Cứ để yên cho tánh biết tự thấy thì đối tượng của cái ta là hoàn toàn ảo tưởng y như trong giấc mơ vậy. Còn cái ta cũng không có nhưng sở dĩ thấy có là vì có một cái tưởng xuất hiện dưới dạng tư tưởng. Cái tưởng này tưởng là mình, tưởng là mình hiện hữu, tưởng là mình vui, mình buồn… Như vậy trong thế giới hiện thực thì không có cái ta.
Trong sự tu học con có một cái mẹo. Sẵn đây con cũng muốn chia sẻ với mọi người. Có một lần tự nhiên tánh biết xuất hiện và không có khổ gì cả và nhờ nghe pháp nên con biết được là chỉ có bản ngã khổ chứ pháp không có khổ. Cho nên mỗi khi có chuyện rắc rối xảy đến hay phiển não gì đó thì con buông ra để yên cho tánh biết tự soi sáng. Nhờ vậy mà không bị bản ngã đánh lừa. Cho nên không khởi lên đối kháng, giải quyết… Cái mẹo này giúp con không đồng hóa với ngã và trở về với thái độ chánh niệm tỉnh giác vốn có sẵn. Con xin cám ơn thầy đã đọc.
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi! Quá trình tu theo pháp của Thầy, con thấy ra thế này: Nếu sống được trong thực tánh pháp, tức là luôn luôn hộ trì chân đế thì không phải sám hối nữa. Bởi vì nhân quá khứ đã tạo thì hồn nhiên đón nhận quả, còn thực tại thì sống trong vô nhân thì làm gì có tội. Thầy khai thị giúp con!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2019

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy, cho con xin được mạn phép hỏi ngôn ngữ Pali (Nam Phạn) có phải là ngôn ngữ Chư Phật thuyết Pháp khai thị cho chúng sinh phải không ạ? Hay mỗi vị Phật Chánh Đẳng Giác sử dụng một ngôn ngữ để thuyết Pháp khai thị Sự Thật.
Con xin chân thành cảm ơn Thầy.
Xin thành kính đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Nay con muốn được trình pháp với Thầy!
Con thực tập lời Thầy dạy, chỉ biết mọi thứ như nó đang là. Trải nghiệm mọi việc một cách tự nhiên, không phán xét, không đưa tâm sợ hãi hay tính toán mưu cầu gì vào cả. Con chỉ thận trọng chú tâm quan sát mọi cảm xúc đến đi như thế nào.
Khi bệnh tật đến cũng vậy, con biết rằng có sinh rồi có diệt, cơn đau cũng là nhất thời. Con không sợ hãi mà chú tâm vào sự thở, xem diễn tiến của cơn đau, tiến triển của các biểu hiện bệnh đến đi ra sao.
Thật tuyệt vời lắm Thầy ơi! Con cảm thấy thoải mái và làm tốt việc thận trọng chú tâm quan sát, định tĩnh mình mỗi ngày mà không còn lo lắng, sợ hãi với bất kỳ nghịch cảnh nào đang đến cả!
Con cảm ơn Thầy nhiều lắm!
Con biết Thầy đang bận nên con chỉ viết thư này để Thầy vui cùng con.
Con mong Thầy nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2019

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy! Mong thầy hướng dẫn cho con làm thế nào để con có thể loại bỏ Tâm thấy ai hơn mình thì sinh tâm đố kỵ, ganh ghét. Bản thân con luôn dằn vặt và luôn tự hỏi tại sao lại có cái tâm xấu như vậy, mình phải làm sao để ngăn trừ được. Con kính mong được Thầy soi sáng ạ.
Con thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2019

Câu hỏi:

Dạ! Con thưa thầy, khi làm việc con chú tâm, tâm hay nghĩ lăng xăng vào việc khác. Con thường dùng 2 cách:
1. Mở băng giảng của thầy lên nghe.
2. Tập trung tâm vào hơi thở.
Làm như vậy lâu ngày có bất ổn và đúng ko ạ? Kính thầy chỉ giúp.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2019

Câu hỏi:

Kính bạch hòa thượng, hòa thượng cho con hỏi. Con đi tu ở miền Bắc, con cảm thấy bị phan duyên ở môi trường hiện tại. Con không cảm nhận đc rõ con đang là tu sỹ hay là thầy cúng cầu siêu cầu an cho Phật tử nữa. Con muốn thay đổi mà không biết phương hướng, không biết con đường mình nên đi, một phần không nỡ bỏ thầy thế phát cho con, mà nếu cứ tu tập thế này con lại không cảm thấy hương vị của một vị tu sỹ, cảm thấy phí một đời xuất gia. Có người nói con nên cố gắng học tập mở khóa tu và hoằng pháp lợi sinh phụng sự chúng sinh hành bồ tát đạo. Nhưng bản thân con còn chưa đủ niềm tin nơi chính mình thì sao độ người. Con vẫn quanh quẩn với biết bao câu hỏi không tên. Xin thầy cho con biết con nên làm gì, con có nên ra đi tìm lại môi trường mới, phương pháp tu tập mới không? Và con nên bắt đầu từ đâu ạ. Con xin thầy giúp con.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con thường nghe pháp của các quý Thầy. Hiểu được cốt lõi của đạo Phật là hướng con người thấy biết rõ bản ngã THAM SÂN SI làm ta khổ khi ta bị dính mắc vào. Hiểu là vậy nhưng hành thì chẳng dễ chút nào.
Cho đến khi gặp duyên lành con được nghe Thầy giảng:
Tùy duyên thuận pháp. Vô ngã vị tha
Thận trọng chú tâm quan sát
Trở về trọn vẹn tỉnh thức
Sáng suốt định tĩnh trong lành.
Tu hành là quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi sao cho đúng tốt, để phát huy trí tuệ và đạo đức.
Cứ vậy mà con hành theo. Giờ đây cuộc sống của con trở nên ý nghĩa trong từng sát-na. Con luôn nhớ và tri ân Thầy với lòng tôn kính nhất.
Kính chúc sức khỏe Thầy.
Con thành tâm đãnh lễ Thầy.
Mẹ của Chân Tịnh Quang

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2019

Câu hỏi:

Con xin tâm niệm đảnh lễ Thầy.
Có một bạn đạo nhờ con trình Thầy câu hỏi như sau:
Đã từ lâu bạn ấy sinh hoạt, tu tập trong một ngôi chùa nọ.
Nhưng hôm nay, bạn ấy biết được vị trụ trì chùa đó giới hạnh không trong sạch trong các mối quan hệ.
Vì vậy bạn ấy quyết định không sinh hoạt ở chùa đó nữa mà sinh hoạt, tu tập ở chùa khác. Xin Thầy từ bi chỉ dạy thêm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy ạ!
Thầy kính mến! Con may mắn được các anh chị Phật tử Hà Nội đưa đến nghe pháp Thầy giảng tại nhà cô Trang ngày 20/11/2017. Kể từ đó đến nay con biết về Phật giáo Nguyên Thủy và những sự thật giản dị sâu sắc trong cuộc đời qua những lời Thầy hướng dẫn và con đã được tự mình trải nghiệm ít nhiều ạ.
Thầy ơi, nói về con đường học hành của con thì thật nhiều điều dở khóc dở cười Thầy ạ. Năm 2016 bước vào năm thứ 2 đại học con thấy bức xúc và cảm thấy không chịu được với môi trường đó nên con bỏ học mà không xin phép ý kiến của Gia Đình, khi biết chuyện Gia đình con như lâm vào khủng hoảng nhất là Mẹ con (nhưng không ai chửi mắng nặng lời với con cả, mọi người đau xót mà phân giải cho con hiểu hành động đó ảnh hưởng tới chính con và Gia đình như thế nào, qua chuyện này mà con thấy lòng bao dung vị tha của mọi người dành cho con là vô hạn). Từ nhỏ, con đã chăm học, yêu thích và say sưa với việc học, thi cử thì đều đạt được những thành tích giải thưởng cao. Bởi vậy, mọi người kì vọng vào con nhiều lắm, họ mong con thoát khỏi cảnh khổ làm nông dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương, vì họ tin vào tương lai xán lạn của con ở phía trước theo con đường học vấn mà chính con đã từng tin tưởng như thế. Đùng cái con bỏ ngang tất cả, rồi suốt hai năm sau con tự đi làm thêm và sinh hoạt như thể con đang đi học xa nhà, rồi hiểu thêm về cuộc sống, nhận được sự giúp đỡ tinh thần đặc biệt của người bạn đồng tu, con hiểu ra một bài học mà chính từ đó con quyết định thi lại đại học như mong muốn của đại Gia Đình và con hiểu đó cũng chính là mong muốn tự nhiên của chính mình hay một sự vận động tự nhiên của pháp chăng: Muốn giải quyết mâu thuẫn hay những bức xúc của mình thì chỉ có thể sống với nó để hiểu tường tận về nó, không bao giờ được trốn chạy khỏi nó.
Vậy là tới hôm nay khi con đang viết những chia sẻ này tới Thầy là con đã gần kết thúc năm nhất Đại học (lần thứ 2) rồi ạ. Về mọi mặt thì cơ bản đều ổn Thầy ạ, thậm chí con có những niềm vui kì diệu bởi lớp học của con có sự hòa hợp thân ái tuyệt vời khó tả.
Nhưng Thầy ơi cái trăn trở chính trong lòng con đó là con nghe hiểu những gì thầy giảng và bị cuộc đời "trù dập" nên thấm thía ra nhiều bài học nhưng sâu thẳm trong đó vẫn chềnh ềnh sự bất mãn. Nhất trong điểm số đánh giá con vẫn bị kẹt trong nó, Thầy ơi thật sự con đôi khi thấy mình đau khổ chỉ vì những con số mà con cho rằng nó không đánh giá đúng thực chất, đôi khi còn là sự không hợp lý, bất công.
Con theo đuổi nghề giáo cái đam mê từ hồi bé xíu đến tận bây giờ vẫn luôn là ngọn đuốc soi đường cho một đời sống biết tự nhận ra mình và sống có ý thức trách nhiệm với bản thân và học sinh mình tiếp xúc giảng dạy ạ. Con hiểu rằng điểm số chỉ là một phần, quá trình tích lũy tri thức những hiểu biết và tình yêu thương mới là chân thật, nhưng cái tham lam trong con vẫn chưa chịu chấp nhận.
Con đã nghe thư thầy trò Khuyến học của Thầy viết cho một Phật tử nào đó, đôi khi con thấy bóng dáng mình trong đó, giữa tu và học, con mông lung. Nhưng rồi trạng thái đó ngớ ngẩn ấy bị dẹp bỏ bởi con biết mình cần phải thông tỏ các bài học mà cuộc đời đưa đến trong đời sống của mình trên con đường học vấn này, chừng nào chưa xong thì mình mãi vẫn còn luẩn quẩn. Rồi tự trấn tĩnh bản thân, dũng cảm đón nhận mọi điều đến với mình trong cuộc sống bằng một thái độ trầm tĩnh hơn.
Thầy ơi, con muốn chia sẻ nỗi lòng của mình như vậy và con muốn xin Thầy những lời khuyên ạ!
Con cảm ơn Thầy thật nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »