loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Những lúc bực tức mệt mỏi con hay mắng con của mình. Sau thấy có lỗi quá, con nhỏ đâu có biết gì, thấy mình thật tệ. Con thấy cuộc sống mình rất ngột ngạt quá thầy ạ. Một mình lo hết, sợ mất việc, sợ ốm... Lo toan gánh vác mọi thứ không có ai chia sẻ con rất mệt.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
.................
Con cám ơn Thầy nhiều. Con kính chúc Thầy, các sư và mọi người trong chùa được bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con xin báo Thầy một tin vui là: con mới khám phá ra "Thân, Thọ, Tâm, Pháp" là người thầy tốt nhất, là người bạn tri kỷ tuyệt vời nhất, là người yêu chân thành nhất, và là vị bác sĩ giỏi nhất ạ.

Thầy ạ, con thấy ra là: nhờ Thầy, nhờ bạn tri kỷ của con, nhờ những người mà con có duyên gặp và nhờ con chấp nhận ở trong "ĐỊA NGỤC" để chịu khổ và học ra bài học giác ngộ, nên cuối cùng "Bản Ngã" cũng chịu đầu hàng và Tánh Biết soi chiếu lại hết những quá trình con trải nghiệm. Vì vậy, Tánh Biết đã tự khám phá ra Sự thật thú vị này. Từ nay trở về sau, con có thể sống ung dung tự tại ở bất cứ nơi đâu và ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Đúng là không có niềm an lạc và hạnh phúc nào trên thế gian này có thể sánh bằng "Sự an vui của hương vị giác ngộ giải thoát của Pháp" Thầy nhỉ? Chúc mọi người hưởng được hương vị giác ngộ giải thoát này!

Con thành kính tri ân công đức vô lượng vô biên của Thầy đã chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Dạ con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.
Như vậy là nếu như dù con cố gắng giữ chánh niệm trong hiện tại nhưng do căn cơ thấp kém con vẫn luôn bị vọng tưởng chi phối làm mất chánh niệm thì con vẫn nên đặt cho mình thời khóa thêm như lạy sám hối, trì trú, hay niệm Phật để có được chánh niệm hơn đúng không ạ? Con bạch Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Con bạch Thầy
Từ hôm con nghe được bài giảng về hạnh phúc đích thực của Thầy và con nghe đọc về tập sách thực tại hiện tiền của Thầy viết, con cảm thấy trong lòng luôn có một niềm vui thầm lặng dù con không định nghĩa được đó là vì sao, con luôn giữ chánh niệm trong hiện tại thực tập buông bỏ mọi sự mong cầu, và thầy cũng dạy việc tu hành là phải để tự nhiên chứ không phải hết sức cố gắng gì cả nhưng Sư Bà con dạy người tu phải nỗ lực hết mình để vun bồi bốn món phước, đức, trí, tuệ... Nếu không như vậy thời giờ qua mau khi mất thân người rồi sẽ không đủ phước để kiếp sau còn gặp được Tam Bảo mà tu tiếp và có khi phải làm thân trâu ngựa để trả nợ thí chủ, vậy con xin Thầy chỉ dạy cho con làm sao để thật sự có được phước đức trí tuệ và không bị mang nợ thí chủ ạ, con rất cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con xin viết bài thơ:

Tâm lặng lẽ sáng trong -
Tấm gương không tì vết
Vẫn hằng soi thật tỏ
Bất thiện lẫn vô minh

Càng nhìn lại tâm mình
Càng minh càng thấy nhọ
Thấy rõ ra hình tướng
Khuôn mặt ảo chẳng xinh

Chán, buông bất thình lình
Âu chỉ là cái bóng
Buông hoài rồi còn lại
Duy chỉ một chữ "Không"

Tấm gương ấy vẫn trong
Vẫn hằng soi thật tỏ
Trong gương ta thấy rõ
Sông núi vẫn điệp trùng.

Dạ thưa Thầy, con cảm hứng viết bài thơ không vần điệu này khi mà thấy cái tâm càng sáng thì càng rõ ra cái bản ngã nhọ nhem, để rồi con cứ buông dần từng chút một, như tước đi từng lớp vỏ... Nhưng càng tước đi càng thấy nơi mình chẳng còn lại gì, "không" và trống rỗng. Nhưng rồi, cái gương tâm kia vẫn cứ trong như thế, để khi soi vào đó con thấy vạn pháp vẫn điệp trùng.
Thực lòng, khi cái gánh nhẹ bớt, đâu đó có một cảm giác hụt hẫng thưa Thầy - một sự hụt hẫng lặng thinh, không tham ưu. Con chợt nghĩ đến con lạc đà trong một câu trả lời của Thầy khi nó rũ bỏ tất cả để hòa chung vào cát bụi giữa sa mạc.
Thầy ơi, khi vô minh ta đồng hóa mình với ảo ảnh của bản ngã, khi nhận ra ảo ảnh, ta tách mình khỏi nó, nhưng khi không còn nó thì không còn "ta", ta khi ấy lại là một với vạn pháp chân thật phải không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con thường ngủ mơ. Có khi cả đêm suốt giấc ngủ. Mơ toàn thứ tiêu cực Thầy ạ. Có khi thì cãi nhau, có khi thì bị gặp thất bại, có cả lúc khóc lóc... Khi tỉnh dậy thì rất mệt mỏi và còn nguyên những cảm xúc tiêu cực đó.
Bạch Thầy, xin Thầy khai thị cho con ạ!
Con thành tâm đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, có người hỏi như vầy:
Nếu mọi thứ như là, vậy làm sao nói hành vi nào đó là thiện hay bất thiện?
Cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Con là người hỏi về tâm bất sinh mà không phân biệt hôm qua và thầy khai thị nó giống tâm si hay tâm vô ký. May quá con hỏi thầy ngay vì con đang kẹt đúng chỗ này thầy ạ.

Con đọc lời thầy giải thích cho đạo hữu qua mục hỏi đáp về tâm si hay tâm vô ký con hiểu ngay và con xin trình pháp thế này mong thầy khai thị.

Đúng là khi tâm bất sinh hay tâm không, hay tâm tịch tịnh mà nó lại có hai loại. Một là thiên về định. Yếu nhất là tâm si. Con cảm nhận khi tâm si khởi lên với con tâm si khó nhận biết hơn tâm tham và tâm sân nhiều vì nó đâu có gì mới. Tâm si là khi con thấy cơ thể vật lý, sinh lý nó yếu, buồn buồn chán chán ai làm gì cũng kệ. Hay khi chìm đắm trong một ảo tưởng, một nỗi buồn, niềm vui nào đó mà tự mình không thoát ra được cho tới khi giật mình tỉnh ra. Tâm vô ký con cảm nhận nó khỏe hơn tâm si, là tâm cũng không khởi nhị phân thiện ác gì cả, mà nó thiên về định, thiên về thư giãn buông xả, là ai làm gì cứ làm, tôi cứ thư giãn buông xả là được. Vẫn thấy biết nhưng không khởi tâm vì có thể là chọn xả vì thiên về định.

Thứ 2 là tâm bất sinh, tâm không hay tâm tịch tịnh mà nó thiên về trí tuệ thì nó vẫn có phân biệt. Cái tâm này nó nhạy bén vô cùng, nó nhận biết được mọi thứ trong ngoài nhanh hơn cả lý trí. Con ví dụ trước giờ con có hiểu lời thầy dạy thấy ngũ uẩn là gì đâu. Mà giờ con hiểu đơn giản như con nhìn một người, vì một điều gì đó con sợ hãi con quay mặt đi sau đó một giây, vì con dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm quá khứ nên đưa ra một lời phán xét, khi đó quá trình ngũ uẩn đã trải qua rồi. Hay thích ai nhìn lâu hơn 1 chút thì nó cũng vậy cả.
Thấy tập để, khổ đế là gì. Đơn giản là thấy cái tâm dính mắc vào tham, sân, si. Hay dính mắc vào hiện tại, quá khứ, tương lai, Hay dính mắc vào ngoại cảnh. Hay dính mắc vào thân, thọ, tâm, pháp. Mà liệt kê thực ra chỉ là để cho giai đoạn đầu dùng lý trí để nhắc nhở trở về hiện tại. Chứ về sau con thấy tâm dính mắc là tự cái tâm nó biết phải làm gì.
Thấy diệt đế, đạo đế cũng đơn giản là thấy được cái tâm nó rỗng lặng, thấy tâm không, thấy tâm tịch tịnh là vẫn biết rõ trong ngoài có chuyện gì tâm cũng không sinh. Và khi đó tâm tự biết ứng xử lý thế nào. Nó khác với tâm si hay tâm vô ký là không biết làm gì tiếp.

Con cũng trải qua nhiều được mất hơn thua thành bại vui khổ. Có những lúc con chạm tới đáy con đã muốn nói với Thầy là giác ngộ mà khổ thế này thì con cũng không cần giác ngộ. Mà khi vượt qua được thì con lại ngộ được ra nhiều điều mới và con cảm nhận nó thực sự là một món quà vô giá đối với cuộc đời con.

Đạo chọn con thầy ơi chứ con không chọn được đạo. Đó là điều con ngộ ra ngay bây giờ.

Con tự nhiên cảm thấy buồn cười vì những lời này chắc con chỉ có thể nói với Thầy, chứ con cũng không thể nói với ai. Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con có nghe bài giảng đầu tiên khoá 18 mà con chưa hiểu sự khác nhau giữa sự thật viết thường và sự thật viết hoa. Vì theo trải nghiệm của riêng con thì khi nhìn như thị thì tâm bất sinh, là khi đó không cần phân biệt bất cứ gì cả kể tập đế hay đạo đế. Kính mong Thầy khai thị.

Xem Câu Trả Lời »