loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-06-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con có nghe trong bài giảng của 1 vị HT có dùng từ "linh hồn". Con không biết linh hồn này là gì trong Vi Diệu Pháp và Duy Thức (1).

Với riêng con thì con cảm nhận thấy linh hồn mà vị HT nói là Cái Biết hoặc là Cái Nguồn Sự Sống = Cái Này luôn luôn có mặt, Cái Này có trước khi con được sanh ra và Cái Này vẫn hiện diện khi con chết đi. Hằng ngày khi con không sống không sống trong Cái Này thì con liền chạy theo tạp niệm: tư tưởng, hình dạng, cảm xúc... mới cảm thấy có khổ và có vui, có các cặp nhị nguyên. Còn khi con buông mình vào Cái Biết Tự Nhiên hay Cái Nguồn Sự Sống thì mọi thứ liền trở về với sự kỳ diệu không thể diễn tả. Nhưng Sự Trở Về với Cái Này không được lâu vì con lại tiếp tục chạy theo cái tư tưởng, hình dạng, cảm xúc. (2)

Khi nghe nói về linh hồn thì con nhớ đến một bài Kinh trong Công Giáo đó là Kinh Sáng Danh, nội dung ngắn gọn như sau: “Sáng Danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng.” Con có một sự cảm nhận gì đó mà con nói ra không được. (3)

Xin Thầy gợi mở cho con để thấy biết hoặc trở về nhận biết "linh hồn" không gián đoạn bởi tạp niệm (4).
Mong cho Thầy khỏe mạnh, bình an.
Con tri ân Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Câu nói trong một bài pháp của thầy: “Người giác ngộ thì không muốn tốt hơn vì tại đây và bây giờ là tốt nhất rồi”. Theo cách hiểu của con, tâm mỗi người đều có tánh biết soi sáng nhưng ở người giác ngộ, tâm lúc này sáng suốt lặng lẽ rỗng rang, nhìn mọi thứ như thực, cái thấy của trí tuệ còn người chưa giác ngộ, tâm chưa đạt đến cấp độ đó, chưa thấy thực tánh nên mới mong tốt hơn đúng không thầy? Mong thầy khai thị giúp con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2022

Câu hỏi:

Kính thầy!
Con xin được tự thú.
Đã bao lâu con nghe pháp thầy mà mãi đến hôm nay con mới trực nhận được một điều: Cho dù chủ quan có muốn hay không thì mọi sự mọi vật cũng chỉ như nó đang là mà thôi.
Bởi vì bấy lâu nay con cứ muốn được như ý mình nên mới rơi vào cái cho là, phải là, sẽ là. Ngay cả việc nghe pháp trước đây (con rất tham nghe pháp) một ngày con nghe 4-5 tiếng đồng hồ, nhưng trong lòng con cứ thôi thúc một ham muốn đó là: phải nghe pháp thật nhiều để thông suốt được điều này điều kia, và khi đã có được sự thông suốt hết thảy mọi thứ sẽ đạt được điều gì đó như là giác ngộ, như là có một đời sống an lạc viên mãn... Cho nên việc nghe pháp của con đã bị dẫn dắt bởi tâm ham muốn đó. Và pháp của thầy khi thông qua cái hiểu lý trí của con đã bị biến thành cho là, phải là, sẽ là. Con thấy thật là oan cho thầy quá, con thật có lỗi với thầy.
Và như vậy chính là con vẫn bị rơi vào cái bản ngã đang tu. Chính cái bản ngã đang tự động viên khích lệ chính nó và tự vẽ vời ra bao nhiêu điều hứa hẹn.
Thật là may cho con, cho đến một hôm trong đầu con loé lên một câu nói mà thầy đã từng giảng: Con đã nghe thầy thuyết pháp nhiều rồi, sao không nghe pháp thuyết đi!
Và tự nhiên con đã buông ra, bẵng đi một thời gian con không nghe pháp nữa mà chỉ trở về quan sát mình trong đời sống hàng ngày như thầy đã dạy.
Bỗng nhiên hôm nay con nhận ra mọi thứ chỉ có thể như nó đang là. Chỉ trở về sống tự nhiên với cái đang là này thôi thì cảm thấy thật thảnh thơi nhẹ nhõm, thấy đầu óc thư thái và thật là khoẻ thầy ạ!
Chính vì con cứ mong đạt được điều mình muốn cho nên mới khổ và cũng chính vì vậy nên cứ mãi chạy theo cái cho là, phải là, sẽ là. Hết cho là, phải là, sẽ là thế này rồi lại cho là, phải là, sẽ là thế khác mà không biết khi nào chấm dứt. Như người đang mơ một giấc mơ này rồi lại tiếp tục mơ thêm giấc mơ khác rồi lại giấc mơ khác nữa cứ như vậy nối tiếp nhau.
Chỉ có trở về với cái đang là mới giúp con người ta tỉnh ra được.
Đến đây con xin cảm ơn thầy đã dành thời gian đọc những dòng tâm sự này của con.
Con kính mong thầy từ bi chỉ giáo thêm cho sự ngu muội của con.
Con xin đội ơn thầy và kính chúc thầy thân tâm thường an lạc ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Sư Ông!
Bạch Sư Ông, cần tu phước gì, việc thiện như thế nào để được quả báo đường học hành có thể tiến xa, leo cao trong tầng lớp trí thức, có thể làm giáo sư, tiến sĩ, có các phát kiến khoa học ạ?
Con xin cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Con đang xem cuốn Con Đường Hạnh Phúc thấy có phần Sư Ông viết về "năng lực cộng tác" của nghiệp. Xin Sư Ông cho con hỏi rõ là:
1) Có phải "sinh nghiệp" là do 1 trong 4 loại nghiệp (cận tử nghiệp, cực trọng nghiệp, tích luỹ nghiệp, tập quán nghiệp) chi phối, mà 4 loại nghiệp này đều có thể có ảnh hưởng lẫn lộn từ kiếp quá khứ và những kiếp trước đó nữa ạ?
2) Có phải "trì nghiệp" là những nghiệp tạo tác do thái độ nhận thức và hành vi trong đời này? Mà nếu không "sáng suốt, định tĩnh, trong lành" thì vẫn có thể bị ảnh hưởng từ nghiệp (các) kiếp quá khứ ạ?
3) Sư Ông có viết là "bất thiện trì nghiệp" làm con người ta đau khổ. Còn "chướng nghiệp" làm cản trở "sinh nghiệp". Như vậy có phải "bất thiện trì nghiệp" chính là "chướng nghiệp" không ạ?
4) "Đoạn nghiệp" là do một nghiệp ác CỰC lớn (Cực trọng nghiệp, hoặc không phải giết cha, mẹ, A-la-hán mà là giết quá nhiều người) trong kiếp này hoặc từ một trong các kiếp quá khứ mà đến hồi trổ quả phải không ạ?
5) Dường như con người thừa hưởng rất nhiều nghiệp từ kiếp hiện tại và các kiếp quá khứ, không có gì là không có lý do nhưng việc trả nghiệp vẫn có tính "hên xui" tùy theo thời điểm đủ duyên để trổ quả phải không ạ?

Con cám ơn Sư Ông nhiều lắm ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2022

Câu hỏi:

Bạch Thầy, có hai câu nói về thiền như sau:
- Thiền là trạng thái của tâm khi thấy bên ngoài động mà bên trong không động.
- Thiền là trạng thái của tâm khi thấy bên ngoài động thì thấy động, bên trong động thì thấy bên trong động và ngược lại (tĩnh)
Hai câu trên đều diễn tả trạng thái của tâm nhưng câu trên thể hiện sự cố gắng nổ lực để đạt được mục đích trạng thái của tâm, còn câu dưới thì thể hiện trạng thái của tâm định tĩnh, an nhiên không mong cầu.
Bạch Thầy cách con nhìn nhận về hai câu như trên có đúng không?
Kính tri ân Thầy và chúc Thầy sức khỏe và an vui.
Con mong sớm được gặp Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, hôm nay con nghe Pháp thoại con đã nhận ra vài điểm cơ bản sau:
- Khi gặp khó khăn, phản ứng ban đầu là sân là sợ, sau đó thấy do nhận thức của mình sai, rồi thấy nhờ cái khó khăn đó nó làm nền tảng cho cái làm đúng sau này.
Ví dụ, sợ con đói cho nó uống sữa cách 3 tiếng hoài mà không biết can đúng giờ hay không, nó ọc hết một bình sữa mới hoảng hồn rút ra bài học là khi nào nó khóc hãy cho bú, nó no thì thôi không ép.
Hay bếp gas cũ ba mẹ cứ sửa hoài đến khi chồng con xài thì nó phựt lửa, may là không sao. Mà nhờ vậy mới đổi bếp mới cho an toàn, không hại đến ai.
Kỳ lạ là cái khổ trong con đối với những chuyện đó qua mau mà trả lại cái sáng suốt ngay. Chứ như trước thì cứ rầu rầu sợ sệt hoài, cứ cho có người ám hại hoài.
Thấy khổ và vượt qua khổ, thấy vui mà không bám vào vui, như vậy mới vượt lên trên khổ vui. Còn bạn con quan niệm vui khổ cứ chấp nhận hết, xong rồi sẽ qua. Mà bạn ấy cứ sai hoài cái lỗi cũ, mà bạn ấy vẫn vui, vẫn chấp nhận, không cần sửa gì cả, cứ để tự nhiên chuyển hóa, mà thiệt ngộ, bạn ấy sống rất vui. Con thấy như vậy là chưa đúng, tới giờ con mới hiểu nguyên nhân.
- Như hai đứa con trai của con mới sinh còn nhỏ rất ngây thơ, rất vui nhưng nếu như vậy hoài thì thật là ác mộng vì chẳng biết gì về chân lý, về sự thật. Nên giác ngộ là giác ngộ cả hai mặt khổ và vui rồi mới đến cái vui thực sự.
- Con thấy trong một ngày con đi từ cảnh giới quán bản ngã, rồi quán hiện tại, quán vọng tưởng, quán cảm xúc,... y như những con người khác nhau vậy, rồi có khi sáng suốt, có khi bất động nhìn mọi thứ trôi chảy,... Và con nhìn mọi người cũng trôi chảy như vậy, cả thầy cũng vậy, mà dĩ nhiên thầy không có những điên cuồng như con, chỉ là nhiều người thầy khác nhau trong cùng một người vậy. Con không biết mình có vấn đề gì không?!
- Cái học lớn nhất trong hôm nay con học ra là cái không biết hình thành tư tưởng và tư tưởng hình thành bản ngã. Và đây có thể là nguyên nhân chính khiến con điên cuồng.
Hôm nay trình hơi dài, lại làm thầy mỏi mắt nữa rồi.
Con xin tri ân thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi, con không có bạn thân hay nhóm chơi thân. Ban đầu con cũng thấy nhiều bạn muốn chơi với con nhưng con thì không. Con cảm thấy ở một mình thoải mái hơn. Tuy vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng một mình mà được. Sau này, con thấy suy nghĩ của con khác đi. Con cởi mở với mọi người nhưng có vẻ như mọi người có hai xu hướng. Một là, thấy con thì sợ do khi đã đi đến tận cùng vấn đề. Con là một người khá sắc sảo. Hai là, con với họ không có điểm chung. Những thứ họ thích thì con không thích và ngược lại. Con cảm thấy đôi lần lúng túng không biết làm sao thoát khỏi tình cảnh này. Thầy chỉ bày cho con với. Con kính đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2022

Câu hỏi:

Bạch Thầy, tâm bất động và tâm tự nhiên khác nhau như thế nào ạ? (con có nhớ Thầy từng nói "tự nhiên khác xa với bất động")
Con thành kính tri ân Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,

Trước các vấn đề hiện thực của cuộc sống, phải chăng căng thẳng và phiền não nó sẽ cứ sanh đi, diệt lại liên tục cho đến khi nào con "quen" với nó đến mức mà dù nó có khởi vẫn như không nữa ạ? Ngày xưa sau mỗi lần phiền não, được an lạc trở lại là con thấy rất hứng khởi nhưng giờ trước sự sanh đi diệt lại của phiền não cũng như sự tạm bợ của an lạc, con thấy bớt chủ quan và cả tin vào sự "an lạc" ấy rồi ạ.

Nguyện Chư Tăng, Tu Nữ được an lành!

Xem Câu Trả Lời »