loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-08-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy.
Thưa thầy, con có câu hỏi mong thầy chỉ dạy. Về vấn nạn bắt chim bán phóng sanh, con cũng có lời lẽ phản ứng ngăn cản việc làm của họ (do bức xúc với việc làm như vậy), ngăn họ nơi nầy, họ đến nơi khác bắt... Con thật sự không biết nghĩ sao cho vẹn toàn. Mong thầy chỉ dạy cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy, con có câu hỏi xin Thầy hướng dẫn: Với trạng thái tâm luôn có thái độ ưa thích sở chứng, sở đắc chân lý, thường tìm cầu ở kinh, luận và bạn đồng tu về kiến giải, thoả mãn tri kiến, thường lười mỏi trau dồi chánh niệm tỉnh giác...
Thưa Thầy, với tâm như vậy thì phải tu tập như thế nào để có thể chuyển hoá được ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Xin Thầy hướng dẫn thêm dùm con cách thư giãn buông xả hoàn toàn. Đã có lần con hỏi Thầy về tình huống của con nhiều việc quá mà sức khoẻ con không được tốt nên đuối sức, không hoàn thành nổi. Thầy dạy con khi nào mệt quá thì nằm hoặc ngồi, thư giãn hoàn toàn để phục hồi lại năng lượng và làm tiếp. Con đã làm theo lời Thầy, có điều là sự thư giãn của con không thể nào hoàn toàn được. Con nằm và lại xuất hiện ý muốn thư giãn hoàn toàn, như vậy con chỉ đang ôn lại lời Thầy dạy thôi chứ chưa thực hành đúng. Nhưng con lại không thể buông cái "ý muốn thư giãn hoàn toàn" đó ra được. Con không biết làm sao cho đúng, con xin Thầy chỉ thêm cho con.
Con cám ơn Thầy. Kính chúc Thầy luôn khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, Giới Định Tuệ được thể hiện như thế nào trong Thiền Minh Sát ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, lúc này là 1h đêm, con không ngủ được nên nằm quan sát pháp. Trời đang giông bão tháng 7, thấy pháp đến đi con chợt nhận ra con đường giác ngộ không hẳn là con đường xa lánh khổ đau. Con cảm nhận ra ta sống trong thế gian này đau khổ không hẳn là tồi tệ, đau khổ là hiện sinh. Nếu ta không đau khổ làm sao thấy được cái đau khổ của nhân sinh.
Gió rất to, nhìn pháp dữ dội nhưng thật sự vẫn thanh tịnh. Con cảm nhận một sự yên tĩnh đến lạ.
Đôi dòng tâm sự giữa đêm.
Con mong thầy sức khỏe.
Con Tuấn Anh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Hôm nay con có đi nghe pháp ở chùa thầy giảng, thầy có kể chuyện về việc học của thầy, và thầy nói về hợp cách. Thầy cho con hỏi, con đứng giữa hai sự lựa chọn rất quan trọng, làm sao mình biết được mình hợp với cái nào?
Xin Thầy chỉ dạy cho con.
Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2016

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy ạ!
Trước là con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và duyên lành!
Sau là con xin cám ơn về bài giảng "Thập Nhị Nhân Duyên" của Thầy vào ngày 05/12/2015 ở Sydney (con xem qua Youtube). Quả thật, thời gian gần đây, con gặp nhiều khó khăn bế tắc trong cuộc sống, không biết tìm giải đáp nào từ Phật Pháp thì tự dưng, như một sự mầu nhiệm đến con vì tình cờ xem ngay bài giảng ấy. Từ đó, làm con hiểu rõ hơn về Phật Pháp cũng như có cách nhìn đúng về thân này ở hiện tại vì lúc ấy, con mới biết được rằng khổ - lạc - xả, hay luân hồi sinh tử đều do thái độ tự thân mà ra.
Một lần nữa, con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2016

Câu hỏi:

Kinh thưa thầy giải thích dùm con đoạn kinh của kinh "Tất cả các lậu hoặc" như sau:
Vị ấy không như lý tác ý như sau: "Ta có mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta đã có mặt như thế nào trong thời quá khứ? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai?" Hay nay vị ấy có nghi ngờ về mình trong thời hiện tại: "Ta có mặt hay ta không có mặt? Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt hình vóc như thế nào? Chúng sanh này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu?".
Với người không như lý tác ý như vậy, một trong sáu tà kiến này khởi lên: "Ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn. "Không do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; hay tà kiến này khởi lên với người ấy: "Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta là thường trú, thường hằng, hằng tồn, không chuyển biến, và sẽ vĩnh viễn tồn tại". Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược. Này các Tỷ-kheo, trói buộc bởi kiến kiết sử, kẻ phàm phu ít nghe không được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói kẻ ấy không thoát khỏi khổ đau.
Con không hiểu tại sao vị ấy không như lý tác ý như trên mà lại phải mắc sáu tà kiến, còn như nếu có như lý tác ý thì không mắc các tà kiến hay sao? Con chưa hiểu đoạn kinh này. Kính xin thầy thầy giảng giải cho con được hiểu. Trân trọng cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy!
Thời gian này con chú tâm quán sát tâm con, con xin phép kể những gì con thấy:
Khi tâm con sân, tánh biết quan sát thấy nó khởi lên rồi mất, mỗi lần tánh biết chiếu soi lại thấy tâm sân dần biến mất, nhiều lần như vậy con thấy lý do là khi tánh biết chiếu soi thì nguyên nhân của sân không còn nên sân cũng tự động biến mất. Con trực hiểu ra một điều là giống như cảm giác đau của thân xác, sân là cảm giác đau của tâm. Khi mất nguyên nhân đau thì tự động hết đau. Nhưng con vẫn chưa rõ sân có phải là thực pháp không?
Dạ con kể lại sự quán sát của con không biết có sai lầm chỗ nào không mong Thầy chỉ bảo.
Con chân thành cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2016

Câu hỏi:

Con thành tâm đảnh lễ Thầy ạ!
Lễ Vu Lan đến, là Phật tử và là những người con, người cháu, con nên niệm kinh gì và niệm như thế nào là đúng theo chánh Pháp Thế Tôn ạ. Con xin được cảm tạ ân đức Thầy.

Xem Câu Trả Lời »