loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-08-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy.
Tính về thời gian tiếp xúc và tìm hiểu Đạo Phật, con chỉ mới chú tâm học Đạo thời gian gần đây thôi và con có một điều xin thầy chỉ dạy ạ. Thầy cho con hỏi tại sao phải tụng kinh? Tụng kinh có nhất thiết phải ngồi trước bàn thờ Phật hay không? Con có thể đọc kinh như đọc một cuốn sách thông thường được không?
Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-08-2016

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy.
Con hay học hỏi giáo lý của một Thầy đạo đức, có một lần con kể câu chuyện ngoài lề về cách suy nghĩ của con, Thầy lại hiểu lầm con nói về Thầy, Thầy tự ái và giận không nói pháp cho con nghe nữa, thật sự con bị Thầy hiểu lầm. Con có giải thích nhưng Thầy vẫn còn tự ái. Con thực hành lời Phật dạy, không phân trần biện bạch, im lặng là độ lượng nên chỉ nói vài câu ngắn gọn cho Thầy hiểu rằng Thầy đã hiểu lầm chuyện con kể, nhưng lòng con vẫn rất buồn và cứ suy nghĩ tại sao Thầy là người thường xuyên giảng pháp Phật cho mọi người nghe, sao Thầy không thực hành hạnh hỷ xả, hạnh Bồ Tát để nghe con nói và vẫn vui vẻ Thầy trò như bình thường. Con biết con vẫn phải thông cảm cho Thầy, rằng cùng sẻ chia nỗi niềm riêng của Thầy. Chắc chắn Thầy cũng không vui vẻ gì hơn con, vì thế sao Thầy không nghe con giải thích để giải tỏa, hiểu lầm nhỏ không đáng không gì to tát cả Thầy ạ. Con phải làm sao đây Thầy vì con rất quý Phật Pháp Tăng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-08-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con là người vốn sống kín đáo và khép kín. Tính con trước giờ rất trầm. Và con cũng đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và cũng đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình. Nhưng con vẫn thấy mình chưa đủ chín chắn và bản lĩnh để vượt qua tất cả mọi chuyện.
Năm nay con 28t, con vốn tự lập rất sớm nên tính cũng khá mạnh mẽ. Và con cũng khó hòa nhập với những người trong gia đình. Vì từ nhỏ con đã mất mẹ, ba thì cũng quen người khác, anh chị thì hùn tiền lại đóng tiền học cho con. Nhưng cũng đùn qua đẩy lại, không ai có trách nhiệm nên con sống khá thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần dù là có đông anh chị. Nói thật với Thầy là đôi lúc nghĩ về tuổi thơ cũng khá buồn nhưng rồi con cũng cố gắng nghĩ thoáng hơn để không phiền não nhiều. Đôi lúc con có rất nhiều tâm sự mà không biết nói với ai. Thậm chí nhiều lúc có người quan tâm rồi con lại không muốn nói. Càng ngày con càng sống kín đáo hơn và con cũng không muốn quen nhiều bạn. Con cũng tránh nói nhiều về bản thân khi tiếp xúc với người khác. Vì con nghĩ nói nhiều cũng đâu giải quyết được gì. Có người nói con sống ích kỉ, chỉ biết bản thân mình. Con cũng không muốn nói gì, con chỉ không muốn tranh đua, hơn thua gì với ai cả nên cứ đi làm về mệt là ở suốt trong phòng. Lúc rảnh thì đi chùa hay đi lang thang đây đó cho thoải mái. Thầy nghĩ con sống như vậy có được không hay là ích kỉ như người khác nói.
Mong Thầy cho con lời khuyên. Con cám ơn thầy. Chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Con xin Thầy một lời khuyên. Con có một người bạn thân thiết gần 30 năm. Chúng con thường tâm sự với nhau về những nỗi niềm trong cuộc sống. Nhưng trong vòng một năm nay, con vướng phải một số bệnh tật, và con cũng thật thà kể hết với người ấy về bệnh của con. Lúc đầu người ấy cũng chia sẻ an ủi qua điện thoại, nhưng sau đó lơi dần. Bây giờ thì không gọi cho con nữa, trừ khi con gọi thì nghe máy, cũng nghe thông tin vậy thôi chứ chẳng biểu hiện điều gì. Con vẫn biết mọi thứ đều có thể đổi thay nhưng sao lòng còn đau quá Thầy ạ. Con khóc khi ngẫm câu nhân tình thế thái. Con nghe lời dạy của Thầy quan sát nỗi buồn của con, nỗi buồn đó chỉ lắng xuống một chút rồi lại sinh khởi. Xin Thầy cho con lời khuyên trong tình huống này ạ!
Con cám ơn Thầy. Con kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Thầy cho con hỏi, khi tâm bất an biết mình bất an, nhưng với con trạng thái bất an nhiều lúc kéo dài quá lâu (có lúc cả nữa ngày, 1 ngày), con cũng quan sát trạng thái bất an đó nhưng vẫn thấy đầu óc mệt mỏi, cơ thể nóng bừng, nhất là phần đầu (cũng có thể do con bị rối loạn lo âu hơn 20 năm nay, nhờ tìm hiểu và nghe đọc sách thầy con đã cải thiện nhiều tình trạng của mình, giờ không còn uống thuốc nữa). Nhờ Thầy chỉ cho con có pháp nào đối trị hiệu quả trạng thái tâm đó không hoặc con nên nghe pháp thoại, đọc sách gì để cải thiện tốt hơn.
Mỗi sáng con vẫn ngồi thư giãn, quan sát sự thở, quan sát tâm nhưng con thấy đặc biệt hôm nào có sự cố gì xảy ra ngày trước là con rất khó tập trung, tâm rất loạn, cứ bắt từ chuyện này sang chuyện kia, sau 30p thư giãn vẫn thấy không cải thiện trạng thái cơ thể nhiều. Xin Thầy chỉ cho con cách cải thiện tình trạng này.
Con cám ơn Thầy nhiều nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-08-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy ạ!
Con là người mới tìm hiểu đạo Phật gần đây thôi. Con có duyên may gặp được về với Kinh tạng Pali và các bài giảng của Sư và Sư Giới Đức. Con đã giải đáp rất nhiều khúc mắc và càng tín tâm nơi Tam Bảo. Đạo của Đức Phật rất bình dị, như chơn như thực và mang lại bình an thực sư. Không như một số kinh điển huyền huyền ảo ảo mơ hồ quá con không lĩnh ngộ được. Con nghe thầy bảo tu hành không nên đặt gánh nặng Niết-bàn vì mình còn tưởng rằng Niết-bàn là một cõi để hướng về để an trú thì vẫn còn hữu vi hữu ngã. Rồi cứu độ tất cả chúng sanh toàn là những ảo tưởng vì bản thân con chưa cứu nổi thì sao mà độ được người khác. Với lại mọi sự đều có nhân quả, chỉ cần trở về trọn vẹn tỉnh thức nơi chính mình thì từ từ sẽ ngộ ra chân lý. Tu hành thì càng ngày càng sáng suốt trầm tĩnh càng bình an hơn.
Cảm ơn Sư và các thầy tổ đã mang giáo pháp của Phật tổ về trên quê hương Việt Nam. Mong cho quý Sư có nhiều sức khỏe trụ thế lâu dài để tiếp tục hoằng dương giáo pháp nguyên thủy của Đức Phật.
Con xin trọn đời quy y Phật quy y Pháp, quy y Tăng.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhassa!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-08-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con hỏi.
Trong 37 phẩm trợ đạo có Tứ thần túc. Thầy có thể giảng cho con và mọi người biết tác dụng và phương pháp thực hành nó như thế nào vậy ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-08-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Tại sao con lại không có tình cảm yêu thương ba mình trong khi đó con biết ba thương con, nhưng con cảm giác tình thương ấy rất hạn chế. Giữa ba và mẹ con thì khác xa một trời một vực. Ba con không biết đối nhân xử thế (nhiều khi đi mua đồ với ba con rất ngượng bởi tính cách khó khăn và làm mất lòng người khác), thiếu tâm lý, đối xử không tốt với ông bà nội. Còn mẹ con thì rất hiền dịu, sáng suốt, yêu thương con cái hết mực, mẹ con là tấm gương sáng nhất đời con.
Con phải làm gì đây Thầy? Không lẽ con khuyên ông, nhưng mà con thấy khó quá, đáng lẽ ông là ba thì phải dạy lẽ phải nhưng ông thường nói nhiều điều nghịch. Và khi ông dạy lẽ phải thì bản thân ông lại không làm!
Giờ con chẳng biết làm sao, con thấy chán ngán thiệt Thầy ơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-08-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp
Thưa thầy đề tài con xin trình bày cùng thầy là sự bình an trong đời sống.
Bình an tức là không bất an cũng có thể nói là không phiền não khổ đau. Phiền não khổ đau xuất phát từ tâm. Khi lục căn tiếp xúc lục trần thì lục thức khởi lên, đó là điều con học được từ thầy.
Thưa thầy con thấy nguyên nhân đưa đến phiền não khổ đau có bên trong và bên ngoài. Bên trong là tâm sinh khởi, bên ngoài là sự tương giao qua lại với môi trường sống. Môi trường sống của mỗi người chung qui lại thông thường chỉ bao gồm: Môi trường gia đình, môi trường làm việc, mối quan hệ xã hội khác. Phiền não khổ đau của mỗi người đa phần cũng chỉ xuất phát từ những tương tác với môi trường sống này. Trong gia đình nếu không bị trói buộc bời những khái niệm, quan điểm như: Cha, con, vợ, chồng, chung thủy, trách nhiệm… mà mỗi người chỉ là một pháp, sự hiện hữu của họ có lý do của nó thì gia đình đó không có xung đột, không có khổ đau. Trong môi trường làm việc nếu mỗi người biết rõ việc mình làm, chú tâm, thận trọng, quan sát khi làm thì môi trường làm việc không có hoài nghi, tắc trách, không có áp lực ảo, không có đổ lỗi, không có tranh công, không có bất mãn… Môi trường làm việc đó không có phiền não khổ đau. Trong các mối quan hệ xã hội khác nếu không có sự khẳng định mình, không có tìm kiếm lợi lạc cho mình, không xây dựng thế lực cho mình… thì quan hệ xã hội đó không có phiền não khổ đau.
Tuy nhiên tương tác môi trường sống chỉ để học ra bài học giác ngộ chứ không phải để xây dựng đời sống hoàn hảo. Cốt lõi vẫn là ở thái độ tâm, vì dù sống trong môi trường nào thì thái độ tâm vẫn chỉ là thái độ tâm. Cốt lõi của thái độ tâm là “biết mình”. Biết mình không phải là ý thức được mình là ai, đang ở đâu, đang làm gì, mình phải nên như thế nào,… mà biết mình là khi tâm sinh thì biết tâm sinh, khi tâm an thì biết tâm an… Tâm lặng lẽ, nhẹ nhàng, trống không, sáng suốt trong ngoài thì đó là biết mình. Người thường biết mình là người thường sống trong bình an của trời đất.
Con cám ơn thầy đã đọc.
Con chúc thầy luôn mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-08-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con cũng mới bước đầu tìm hiểu Phật pháp thôi và con cũng mới quy y Tam bảo. Hôm bữa con cũng lên nghe Thầy giảng pháp và vô tình gặp được 1chị. Chị ấy hỏi con con có hay cúng đồ cho Phật và các sư các thầy không. Con nghĩ hoàn cảnh con cũng đang khó khăn nên cũng không có điều kiện cúng thường xuyên. Chị ấy nói con còn trẻ hãy nên cúng nhiều, nghe kinh Phật nhiều để tạo Phước. Con thì nghĩ khác. Lỡ như trường hợp những ai khó khăn không có đkiện thì sao Thầy? Con nghĩ quan trọng là tu ở tâm, tu để soi sáng chính bản thân, tu sửa bản thân mới là chính. Còn phước hay không là do cách sống, nghiệp báo ứng của mỗi người. Làm điều tốt trong cuộc sống tự nhiên phước sẽ tới thôi, còn nếu không là do nghiệp ứng người đó còn quá nặng nên phải trả cho xong. Cho con hỏi con nghĩ như vậy có đúng không Thầy?
Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »