loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-01-2016

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy. <p>
Con cũng phải loay hoay một thời gian với nhiều kinh sách rồi sau đó mới có cơ duyên tiếp cận sách của Thầy. Hai năm nay con đọc đi đọc lại sách Thầy viết, thật là cô đọng, súc tích, dễ đọc, dễ học và dễ hành. Mỗi ngày đọc con lại tìm ra một điều mới mẻ. Nguyện cầu Tam bảo trợ duyên cho nhiều người biết được pháp mà Thầy hướng dẫn, chỉ bày.<p>

Hiện con đang làm việc cho một công ty nước ngoài. Buổi sáng con thức dậy từ lúc 4 giờ, làm các việc cần thiết rồi tranh thủ tập yoga cho cơ thể được linh hoạt sau đó đến sở làm. Trước khi bắt đầu công việc, con thường ngồi thiền khoảng 15 phút cho tâm được an tịnh sau đó chú tâm làm việc cho đến chiều. Buổi tối về nhà sau khi ăn uống nghỉ ngơi con thường đọc sách rồi đi ngủ. <p>
Trong cuộc sống con luôn tuân thủ theo mấy câu thơ của Thầy “Nói, làm thường thận trọng. Luôn trọn vẹn trú tâm. Lắng nghe quan sát rõ. Đến, đi pháp lặng thầm”. Con không bao giờ đàn đúm bạn bè nhưng được bạn bè và người nước ngoài rất tôn trọng tin tưởng. Mọi chướng ngại trong cuộc sống đối với con lúc nào cũng nhẹ tênh. Mọi việc bất như ý đến con cứ quan sát, nhìn sâu và thuận theo diễn tiến của nó thế là nó tan mất. <p>
Con dài dòng như vậy là muốn hỏi Thầy con hành như vậy đã đúng chưa và cần phải điều chỉnh gì không. Vì con đọc nhiều sách thấy đường tu phải trải qua nhiều trắc trở gian lao, phải có nghi để giải, phải có đau khổ để học ra bài học. Nếu con hỏi có gì ngớ ngẩn mong Thầy từ bi bỏ qua. <p>
Con luôn nguyện cho mọi chúng sanh có cơ duyên được Thầy dẫn dắt.
Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, khi tâm tán loạn tuệ tri tâm tán loạn thì tâm tán loạn sẽ lặng yên hoặc ngồi định tâm thì tâm tán loạn cũng sẽ lặng yên. Như vậy dùng thiền định hoặc thiền tuệ cũng đều đối trị được. Theo con hiểu tâm định là tâm không tán loạn, nếu dùng thiền tuệ mình vừa có định lại vừa phát triển được tuệ thì thiền định có cần thiết nữa đâu ạ? nhưng sao thực tế tu học vẫn tu thiền định ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, trước đây con rất tinh tấn hành thiền, nhưng từ khi gặp được thầy, thâm nhập nguyên lý tu tập của thầy thì con lại không muốn ngồi thiền hay lễ lạy nữa. Con trở về sống tự nhiên và rất vui. Con luôn sống trong cái biết trong sáng, ở đâu con cũng nhận thấy nó lặng lẽ chiếu soi, chỉ dạy mọi điều cho con trong mọi oai nghi. Nhưng trong con vẫn phân vân, sao mình lại không lễ lạy pháp? Con bị kẹt ở chỗ nào? Xin thầy chỉ dạy cho con, con tri ân thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy.
Hôm nay có những cảm xúc trong lòng con xin phép được trình đến Thầy như những lời tâm sự mà đã lâu con muốn nói. <p>
Con được lớn lên và tu học thuần túy theo truyền thống Nguyên Thủy Theravada dưới sự chỉ dẫn của vị Thầy Tổ tôn kính nhưng tâm tính tự nhiên cởi mở nên con rất sẳn sàng học hỏi với bất cứ ai và cũng thọ giáo khắp mọi nơi nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Con được nghe và biết Thầy từ lúc nhỏ. Khoảng năm 76-77(?) Thầy có giảng hàng tuần tại chùa Kỳ Viên. Con có đến nghe, cũng hiểu nhưng có lẽ không lãnh hội được gì nên thôi. <p>
Từ khi xa xứ con chỉ nương tựa vào Kinh Tạng để tu tập cùng với những kinh nghiệm xa xưa. Con rất tự tin những gì mình đã học và hiểu. Cuộc sống làm một nữ cư sĩ như con tương đối ổn định thăng bằng và dưới mắt mọi người rất tốt đẹp.
Thỉnh thoảng về lại Việt Nam con đều có duyên gặp lại Thầy và được nghe Thầy giảng Pháp. Dường như con đã lãnh hội được điều gì đó về "cái Ngã" và "Tánh Biết" nhưng con vẫn tin tưởng nơi Tri Kiến của mình hơn. <p>
Trước khi Thầy qua đây lần đầu con chợt bừng tỉnh ra từ sự nhẫn nại khi con thật sự nhìn lại mình một cách lặng lẽ... Phải nói là con đã rất "cố gắng" nhẫn nại trong cuộc sống do nhiều việc đôi khi tưởng chừng đã quá sức chịu đựng vì ngoài sự mong ước thường tình, mà con thì không muốn than vãn hay tâm sự cùng ai. Tuy tìm được sự an ủi nơi những lời dạy của Đức Phật trong Kinh sách hay tìm quên trong những buổi Thiền tọa nhưng thật sự con cảm thấy tâm thức vẫn thường nặng nề. Con cũng tập quán "cảm thọ... này không phải là tôi, không phải của tôi, không phải tự ngã của tôi". Con chịu đựng và quán đây là nghiệp quả "của mình". Con cố gắng làm tốt vì để mong có duyên lành sau này hay kiếp kế được thuận duyên tu tập hơn. Nhưng cho dù trấn an và quán xét như thế nào con cũng cảm thấy ưu phiền trong tâm. Mà tệ nhất là con vẫn cố giữ bề ngoài vui vẻ điềm nhiên trong khi lòng muốn vỡ tung ra. Khổ thiệt!

Rồi con đọc mục hỏi đáp của Thầy. Có lẽ đã đến lúc hợp thời nên thình lình con đã trực nhận ra mặt mũi của "cái ngã" và sự thật đã vỡ tung ra. Từ đấy con vẫn là con như thường ngày với những thuần nghiệp đã tạo nhưng con không còn lầm lẫn về "cái tôi" của mình nữa. Cái "bản ngã" vẫn còn đây nhưng là "khách" chớ không phải "chủ" nữa. Con vẫn nhẫn nại với mọi việc nhưng không thấy "mình" nhẫn nữa, nếu có thấy chỉ là thấy một tâm từ thôi. Và cũng từ đó con không phải sợ sự chê trách phê bình gì nữa, con sống thật với chính mình. Thà là con lộ vẻ khó chịu khi tâm con không vui hơn là mỉm cười mà lòng muốn lánh xa!

Chắc Thầy cũng hiểu là bao nhiêu gánh nặng của con đã rơi xuống như thế nào và càng lúc càng nhẹ hơn bởi những nắm giữ đã lần lần được nhận diện và tự mất đi. Bây giờ con có nhiều cảm thông với mọi người và thật sự có tình thương với họ dầu người thô lỗ hay người trí thức, tất cả còn bám víu "bản ngã" là còn khổ như nhau. Dạo này con cũng ít giương gân cổ để mà bàn luận hay tranh cãi về Giáo Pháp dầu biết đúng hay sai vì con thấy tất cả tùy thuộc nhân duyên hay Pháp vận hành. Tâm tư trở nên thanh thản nhẹ nhàng với đời sống hiện tại.
Con cảm ơn Thầy đã lắng nghe và xin nhận nơi đây lòng tri ân chân thành của con.
Kính Thầy.
Đệ tử TN

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Trưởng lão. Xin Sư vui lòng cho biết, chữ "Dukkha" trong kinh Tứ diệu đế có nghiã là gì? <p>

Chân thành cảm tạ Sư Trưởng lão.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, cho con hỏi xá-lợi Phật mà hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam giống như những viên ngọc đều có rất nhiều màu sắc khác nhau. Còn xá-lợi Phật mà ông Alexander Cunningham khai quật năm 1898 được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia ở New Delhi Ấn Độ con lại thấy giống như những hòn đá hóa thạch. Sao lại có sự khác nhau như vậy ạ? Xá-lợi Phật có thể tự sinh sôi nảy nở hoặc tự biến mất có đúng không ạ, hay chỉ là lời đồn chưa được xác thực ạ? Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, trong câu trả lời cho câu hỏi ngày 09-01-2016, Thầy có thể cho chúng con biết thêm về tên gọi Pali của thực tánh, chân tướng và ảo ảnh không ạ. Con kính xin cám ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi con hiểu như thế này có đúng không. <p>

Khi lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục thức thì cái mà ta nhìn thấy, cảm nhận sự vật bên ngoài này là do lục thức nó vẽ lên dựa vào kinh nghiệm, thói quen và những tri thức trong quá khứ gọi là a-lại-da thức hay tiềm thức, chứ bản chất sự vật không có thật, mà người giác ngộ sẽ thấy nó là mộng, là uyển, là ảo ảnh. <p>

Và cho con hỏi thêm là khi tu tập thiền định nếu mình quán xét về tánh không nhiều có thể mình rơi vào trạng thái vô ký và mất đi cái từ bi của đạo đúng không Thầy? Nhờ Thầy chỉ dạy thêm cho con tìm hiểu lý không một cách đúng đắn để không rơi vào tâm vô ký và mất đi từ bi. <p>

Con cảm ơn Thầy nhiều.
Kính chúc Thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2016

Câu hỏi:

Kính sư, con cũng xin chia sẻ việc một bạn hữu bị lo âu sợ hãi, qua kinh nghiệm bản thân. Bạn vừa rồi chia sẻ rất đúng, tuy nhiên con xin bổ sung vài ý. Thực ra bạn ấy đang mắc chứng rối loạn lo âu, một dạng bệnh về tâm lý, sự thay đổi về nhận thức sẽ chữa được, nhưng về vật lý (về thân) phải uống thuốc, vì não đã tiết ra các sắc tố gây rối loạn lo âu, bởi vì thân và tâm là một. Uống một thời gian kết hợp thay đổi nhận thức thì sẽ hết bệnh. Nếu ở Tp.HCM, bạn đến địa chỉ 333 Lê Văn Sĩ, bác sĩ Lâm xuân Điền (giám đốc bệnh viện tâm thần thành phố), hoặc bác sĩ Nguyễn Văn Đức, đối diện UBND quận 6, họ đều là bác sĩ giỏi. Chúc bạn vượt qua căn bệnh của mình. Con xin kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ! Thầy cho con hỏi trong cuốn Thực Tại Hiện Tiền có đoạn con chưa rõ. Sắc uẩn khởi lên khi có căn-trần-thức, rồi thầy lấy dụ những người ngồi đây khi thầy giảng thì sắc uẩn không khởi sanh. Nhưng con thấy lúc đó có mắt, có nhãn thức và đối tượng của mắt (vì đang xem thầy giảng bài) nhưng sao không được gọi là sắc uẩn ạ?

Xem Câu Trả Lời »