Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 19-05-2015
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Tính tình con nhu nhược, nhút nhát, ai muốn gì con cũng làm theo. Bởi con nghĩ, đúng hay sai chỉ là tương đối nên hết lần này tới lần khác, con chưa bao giờ dám phản đối người khác, con sợ họ tổn thương, sợ họ buồn! Rồi sau đó, con lại một mình tự trách, đã không đối xử công bằng với chính mình, đã không làm những gì mà con muốn! Thưa Thầy, con cũng muốn đối xử với chính mình công bằng như mọi người, con không muốn con tiếp tục tự làm tổn thương bản thân mình nữa!
Ngày gửi: 19-05-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, gần đây con ứng dụng thêm lời Thầy chỉ dạy là "chuyện gì đến sẽ đến, chuyện gì đi sẽ đi. Tùy duyên mà ứng phó" con thấy được tâm con rất thoải mái bớt đi nhiều phiền não. Mấy hôm nay con tương đối khỏe, thần trí cũng minh mẫn con nhìn thấy được trên thân mình khỏe thì tinh thần cũng cảm thấy thoải mái được chút ít. <p>
Nhưng bỗng nhiên chiều nay bệnh cũ là bệnh đầy hơi chướng bụng tái phát, con lại quan sát kỹ hơn thì con phát hiện là từ thân bệnh con tìm thấy sự ẩn nấp bên trong là cái tâm mong mỏi (mong sao cho mau khỏi bệnh), chính cái tâm luôn luôn mong mỏi này làm cho mình càng khó chịu hơn nữa. Rồi sau đó con nhìn lại nó với tâm không mong muốn gì nữa thì con cảm thấy dể chịu hơn, con cứ để sự khổ của thân 1 cách tự nhiên và chỉ nhìn sự khó chịu của thân tự nhiên như nó đang là không can thiệp chuyện gì đến sẽ đến, rồi sẽ đi. Con quan sát tâm con con cảm thấy bớt khó chịu và bực bội hơn dù thân đau thì vẫn đau. <p>
Đúng là mỗi lời Thầy dạy phải đi với trải nghiệm thì mới thấu hiểu ra bài học giác ngộ. Từ khi nghe Thầy dạy đã gần 8 tháng nay con không ngừng theo dõi tâm con, lúc đầu có những khó khăn nhưng giờ thì sự theo dõi tương đối cũng nhẹ nhàng hơn lúc trước. Nhiều lúc con tự mỉm cười 1 mình vì con thấy tâm mình sao nó ngộ quá nó cứ lăng xăng hết điều này tới điều kia, vui cũng mình mà buồn cũng mình, không vui không buồn cũng do từ tâm mình mà ra. Lúc trước con luôn mong muốn tâm mình phải được an giờ đây con mới thấy nếu tâm mà an định quá thì mình sẽ không khám phá được những bài học cho mình, nhờ tâm không an nên mình mới thấy nhiều điều mà trước giờ mình không nhìn thấy. Rồi từ từ mình sẽ điều chỉnh mới được. <p>
Từ trước tới giờ con cứ trách móc người khác luôn sai với mình, giờ nhìn kỹ lại thì mọi thứ mình đã sai. Tự tâm mình mà ra là do con nhận thức sai nên mới cho là người khác sai với mình. Mọi thứ đều xuất phát từ bản ngã quá lớn mà thôi. Nhiều khi tiếp xúc với đối tượng bên ngoài con cũng luôn luôn theo dõi tâm mình, con cũng nhận thấy tâm mình quá nhiều ngộ nghĩnh khi tiếp xúc với âm thanh vừa ý thì sinh tham vào những âm thanh đó. Khi không vừa ý thì lại sinh lên sân 1 cách khó chịu... Giờ đây con mới hiểu đời không khổ mà khổ đây là do chính mình. Trước đây con luôn trách đời sao khổ quá nhưng thật sự đời không khổ mà do mình nhận thức sai mà ra. Mọi thứ xuất phát từ chính mình mà ra cả. <p>
Con xin tri ân những lời giáo huấn của Thầy, thật là tuyệt làm sao! Chỉ đơn giản trở về chính mình thì sẽ khám phá ra nhiều thứ. Con xin cám ơn Thầy rất nhiều.
Ngày gửi: 19-05-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con có câu hỏi về thực tập nhờ thầy giải đáp và hướng dẫn giúp con. <p>
1. Khi con ngồi xuống thư giãn không có ý làm gì thì tâm tự nhiên biết các ý niệm và để ý lên đầu khiến con cảm thấy nặng đầu (như bị cao huyết áp vậy). Hoặc khi quan sát các ý niệm thì ý thức tự hướng lên đầu khiến con cảm thấy nặng đầu. <p>
2. Khi bị đau ở một bộ phận nào trong cơ thể, con có nên để tâm vào điểm đau đó không? Và khi để tâm vào đó thì có giúp bệnh nhanh khỏi hơn không, ví dụ con bị viêm dây thần kinh, con trụ tâm ở vị trí đau có đúng không ạ? <p>
Con xin cúi đầu đảnh lễ, cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 19-05-2015
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy, <p>
Con xin chúc Thầy mạnh khoẻ và đem lại nhiều điều dạy bổ ích cho mọi người! Thầy cho con hỏi một điều: <p>
Gần đây con có một số áp lực trong đời sống, công việc tăng lên, trong con nổi tâm tham và tâm sân con thấy rõ điều đó và vẫn tiếp tục bình thản quan sát. Tuy nhiên con bỗng nhận ra, có những lúc chúng không đòi hỏi hay phán xét gì cả nhưng trong tim và thân thể có cảm giác vô cùng khó chịu thậm chí đau đớn, tê dại, con chợt nghĩ, vậy có thể đó là do ai đó bùa ngải hay thế giới khác tác động lên không ạ? Làm thế nào phân biệt giữa sự khó chịu do tâm tham, sân hay do sự tác động bên ngoài được ạ? Con mong thầy chỉ dạy.
Ngày gửi: 18-05-2015
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ sư Thầy. Thầy cho con hỏi làm sao có thể gieo duyên Phật Pháp để kiếp sau nếu có làm người thì tiếp tục được gặp duyên Phật Pháp để tu hành ạ. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 18-05-2015
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy, <p>
Thật đúng như Thầy nói trước đây, ranh giới giữa đúng sai thật khó phân biệt và không thể nào tuyệt đối. Khi xưa giúp được một học sinh mổ tim thành công, con tự hào mình làm công đức lớn và bản thân em đó còn cho là con đã đem lai mạng sống lần thứ hai cho em ấy. Nhưng sau đó con sáng ra biết rằng mình chỉ là cái duyên kết nối nhiều người lại với nhau trong việc này. Và điều quan trọng nhất là mạng em ấy ở cõi trần này chưa hết. Và như vậy là con đã làm việc cần phải làm trong phạm vi mình có khả năng và chấm hết. <p>
Cũng có lần con giúp một em học sinh của con bị tai nạn đi bệnh viện trong khi ai cũng phản đối vì sau này em ấy xì ke và nhiều lần làm điêu đứng gia đình. Tuy nhiên con không thể nào nhìn người máu me mà không giúp. Ngay như phạm nhân trong tù người ta cũng còn phải cho chữa bệnh khi cần thiết. Việc gia đình và em ấy như thế nào là nghiệp duyên của họ, con không thể nào vì vậy bỏ mặc một mạng người. <p>
Việc đánh giá một người trước khi họ chết là còn quá sớm. Không ai có thể nói chắc rằng cho tới cuối đời mình đúng hay sai. Có những vĩ nhân phải bao nhiêu thế kỷ sau mới được công nhận đúng và ngược lại. <p>
Cuối cùng việc mình cần làm ngay tại giây phút đó và lúc đó làm với cái tâm gì mới là quan trọng. Và cũng như Thầy đã nói, nếu sai mình học lại. <p>
Càng nghe Thầy giảng chúng con càng sáng ra nhiều điều. Chúng con chân thành cám ơn Thầy. <p>
Kính Thầy.
Ngày gửi: 17-05-2015
Câu hỏi:
Con kính thưa Thầy,
Con có 2 câu hỏi nhờ thầy giải đáp cho con: <p>
1) Chùa chỗ con không có giảng dạy như thầy, nay con muốn ở nhà nghe băng giảng, rồi tập thực hành từ từ, vậy có được không ạ? <p>
2) Con không tham gia Hội, tổ trưởng nói sẽ không ai đến giúp tụng niệm nếu nhà có hậu sự. Con thắc mắc, mình có thể bỏ qua khâu này được không? Con tu chưa tới, còn vô minh nên rất mong thầy giúp con. <p>
Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 15-05-2015
Câu hỏi:
Kính thưa thầy. Con muốn hỏi thầy về việc phóng sinh. <p>
Có nhất thiết cần phải làm lễ phóng sinh rồi đọc chú và quy y cho các con vật không, hay chỉ cần thấy con vật nào đang bị giam cầm thì tìm cách giải thoát cho nó về với môi trường sống của nó là được? <p>
Thứ nữa việc phóng sinh chim con cảm thấy việc này làm dấy lên hiện tượng người đi bắt chim nhiều hơn hoặc phổ biến cho nhau những cách bắt chim hiệu quả hơn, vậy chúng ta sẽ không phóng sinh chim nữa khi đó cái sự mưu sinh của người đi bắt chim sẽ khó khăn hơn và họ sẽ không hành nghề bắt chim nữa. Vậy việc phóng sinh chim có phải là một sự yêu thương nhưng thiếu trí tuệ không thưa thầy?
Ngày gửi: 14-05-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, một người cousin (anh chị em họ) của con theo Phật giáo Nguyên Thuỷ khẳng định với con là trong kinh tạng Pali có nói là đức Phật tiên đoán giáo pháp của ngài chỉ tồn tại 5.000 năm sau đó đức Phật Di Lặc sẽ ra đời để thay thế giáo pháp của ngài. Con thắc mắc điều này, xin thầy giải thích cho con. Con thành kính tri ân thầy. Kính.
Ngày gửi: 14-05-2015
Câu hỏi:
Chào sư, cho con xin hỏi. <p>
Con nghe nói những vị A La Hán đều có Tứ như ý túc, nhưng con có thắc mắc là, trong Tứ như ý túc có DỤC NHƯ Ý TÚC (mong muốn được như ý) nhưng thực tế trong kinh ghi lại là có những vị A La Hán vẫn chịu khổ vì đói, vậy chỗ này mình hiểu như thế nào sư?