Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 11-11-2014
Câu hỏi:
Kính bạch thầy! <p>
Xin thầy hướng dẫn cho con cách dạy một đứa trẻ, một đứa trẻ hồn nhiên vui tươi, không làm cho trẻ sợ, không làm cho trẻ dại, vì trẻ là mầm non, nên dạy thận trọng, dạy sai trẻ đi theo đường sai, dạy đúng thì trẻ mới đi theo đường đó. Phải cho trẻ môi trường như thế nào, để trẻ thích nghi. Nhiều người nói cha mẹ sanh con trời sanh tánh, nhưng theo con nghĩ, đó là một lí do nghiệp trước của trẻ, nhưng hiện tại mới làm thay đổi quá khứ và tương lai. Thật sự con không biết hướng dẫn trẻ phải sống sao. Bạch thầy chỉ giúp con.
Ngày gửi: 11-11-2014
Câu hỏi:
Con kính bạch thầy! <p>
Xin thầy hướng dẫn cho con làm cách nào để làm được hạnh phục vụ thật thành công!
Con cám ơn thầy!
Ngày gửi: 11-11-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Đức Thầy! <p>
Con rất hoan hỷ khi đọc được bài "Tỉnh dậy đi các bạn xuất gia trẻ" của Thầy Thích Nhất Hạnh. Trong gia đình con cũng có người mới xuất gia nên đọc được bài này mới thấy nhà Sư trẻ nhà con may mắn, không bị ảnh hưởng kinh sách Đại Thừa, mà theo giáo lý Nam Tông, theo pháp hành thiền Vipassana. Con gởi bài này để chia sẽ những ai hữu duyên hiểu được những tâm tình của Thầy Nhất Hạnh, mà tránh lầm đường lạc lối, không phải mất thời gian, mau chóng tìm thấy ánh sáng Chân Lý cho chính mình. <p>
"Cái học trong chùa lâu nay có tính cách nhồi sọ rất nhiều. Đạo Bụt là một truyền thống rất cởi mở, nói rằng trong khi học hỏi mình phải dùng trí tuệ của mình để phán xét chứ đừng học như một con vẹt, đừng bị kẹt vào những giáo điều, dầu là những giáo điều Bất tịnh, Khổ, Vô thường và Vô ngã. <p>
Ngày xưa là một vị giáo thọ trẻ, nhờ có óc phán xét, phê phán cho nên Thầy thấy có những điều bất ổn ngay trong các kinh văn, chứ đừng nói gì đến trong các bộ Luận. Tính cách giáo điều, nhồi sọ khá nặng. Nhưng mình là người có lòng rất là hiếu kính đối với các thế hệ tổ tiên, đối với chư tổ, cho nên mình không dám nói. Nhưng trong lịch sử, thỉnh thoảng có những vị Thiền sư dám nói, như Thiền sư Lâm Tế chẳng hạn. Ngài nói: "Tụi bây là đồ ngu, tụi bây muốn ra khỏi Tam giới hả? Ra khỏi Tam giới thì tụi bây đi đâu?" Không có nghĩa là không có những người thông minh, không có những nhà cách mạng trên phương diện tư tưởng. <p>
Cũng vì thái độ hiếu kính đó cho nên tuy Thầy thấy những điểm sai lầm trong Kinh và trong Luận nhưng Thầy tìm cách cắt nghĩa khác hơn để tìm cách cứu chữa cho các vị mà không dám động tới, không dám nói rằng các vị sai. Nhưng trong thập niên gần đây thì Thầy thấy rằng Thầy không còn sợ nữa. Mình cũng đã lớn tuổi rồi. Mình phải nói ra những cái mà mình thấy. Cho nên trong năm, sáu mùa an cư kiết đông vừa qua, Thầy đã thẳng thắn nói ra những điều Thầy thấy là sai lầm, ngay trong các kinh văn căn bản như là Tâm Kinh Bát Nhã. Nhất là sau khi mình khám phá ra được những câu kinh quý như vàng, quý như ngọc ở trong kho tàng Phật Giáo Nguyên Thủy. <p>
"Đó là tình trạng của Phật Giáo Việt Nam hiện tại. Xin các con thấy được điều đó mà tỉnh dậy. Mục đích của người tu không phải là đi tìm những tiện nghi vật chất và tình cảm mà để trở thành một vị Thầy lớn có khả năng dựng tăng, độ đời, thành tựu được sự nghiệp của một người tu và thực hiện được như tâm bồ đề hùng mạnh của mình lúc ban đầu. <p>
"Bụt dạy: các em đừng có vội tin một điều gì, dầu điều đó đã được chép trong kinh, hoặc do một vị đạo sư rất nổi tiếng nói ra. Những điều mình nghe, mình phải dùng Văn, Tư, Tu để mà xét lại cho kỹ, phải đem ra áp dụng. Nếu áp dụng mà thấy giải tỏa được những khó khăn, đau khổ, thấy rõ ràng đó là sự thật thì khi đó mình mới tin, chứ đừng vội tin vào bất cứ một cái gì mình mới nghe. <p>
Rõ ràng là những kinh như vậy đã chứng tỏ đạo Bụt là một truyền thống rất cởi mở, rất thông minh, rất có tính phê phán. Nếu mình biến đạo Bụt trở thành một tôn giáo đầy giáo điều như các tôn giáo khác thì điều này rất là tội cho Bụt. Mình đã đánh mất phần tinh túy của Bụt và mình không còn là tri kỷ của Bụt nữa. <p>
Thầy Nhất Hạnh" <p>
Con xin chia sẻ cho những người xuất gia trẻ, những Phật tử trí tuệ của Đạo Phật. Mong rằng Đạo Phật sẽ được nhìn nhận đúng đắn nhờ những vị Chân Sư. <p>
Con xin tri ân các Ngài.
Con chào Thầy ạ. <p>
Đây là link bài viết đầy đủ: <p>
http://m.langmai.org/cong-tam-quan/thu-thay/tinh-day-di-thoi-cac-ban-xuat-gia-tre?set_language=vi
Ngày gửi: 11-11-2014
Câu hỏi:
Kính gửi thầy, <p>
Con vẫn chưa hiểu Tâm Citta hay là Thức thật sự là cái gì trong mỗi con người mà có thể tồn tại, biến đổi với con người từ kiếp này qua kiếp khác. Đó có phải là cái gọi là tiềm thức của khoa Tâm lý học không? Khi chết rồi thì Tâm đó ở đâu, bám trụ và biểu hiện thành gì? Mong thầy cắt nghĩa giúp con. Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 10-11-2014
Câu hỏi:
Con xin thành kính tri ơn thầy! Ngày nào con cũng có nghe pháp thoại của thầy, con rất là tâm đắc những gì thầy giảng. Con chưa thấy ai giảng rõ ràng thiết thực như thầy cả. Thật là hy hữu! Con mong thầy luôn khỏe mạnh để có thể làm nhiều lợi ích cho chúng sinh. Con chào thầy ạ.
Ngày gửi: 09-11-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Đức Thầy! <p>
Con vô cùng cảm ơn Thầy, nhờ Thầy nhắc nhở con mới biết mình đang lấy tự ngã để tìm vô ngã. Con tìm bằng ý niệm, suy đoán nên cảm thấy cuộc sống bị bó buộc đưa vào một khuôn khổ nhất định và nhìn đời không còn khách quan mà lại chủ quan theo hướng suy nghĩ của con. <p>
Thời gian này con đọc nhiều sách thì vô tình con lại dính mắc vào tư tưởng của tác giả, cứ muốn ly dục, ly bất thiện pháp cho nhanh, làm tư tưởng con căng thẳng hơn cứ nghĩ mình phải quyết tâm diệt tham dục, diệt bản ngã mau chóng.
Nhìn lại con thấy tâm mình còn lăng xăng nhiều, chưa định tĩnh như mình nghĩ. <p>
Trưa nay, con thiền trong thư giãn, buông xả không để ý đến hơi thở, danh sắc, chân đế, tục đế, đất nước lửa gió. Tâm con thật thoải mái, an lạc, không vướng bận gì cả... con đã thấy lại cảm giác này rồi Thầy ạ. <p>
Xin Thầy hướng dẫn những cuốn sách Phật pháp hay theo chánh pháp cho con đọc nghe hiểu thêm Đạo Phật, phát triển văn tuệ và tư tuệ. Hiện con đang nghe cuốn Mi Tiên vấn đáp của HT Giới Nghiêm. Sách của Thầy con đọc rồi, giờ con đang chờ cuốn sách mới của Thầy hướng dẫn về Thiền mà Thầy giảng khoá 14. <p>
Con mong Đức Thầy pháp thể khinh an để chúng con được nghe những lời chỉ dạy quý báu từ Thầy.
Con cung kính đảnh lễ Đức Thầy lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ ba.
Ngày gửi: 09-11-2014
Câu hỏi:
Con chào Thầy, con có một vài thắc mắc, mong Thầy giải nghi dùm con ạ. <p>
1- Con chưa hiểu lắm về trí hữu sư và trí vô sư, 2 cái này thì cái nào giúp mình thoát ly sanh tử? <p>
2- Tánh giác thì biết Pháp, Trí tuệ thì giúp mình hành động đúng, vậy thì giữa Tánh giác và Trí tuệ có mối quan hệ gì không hả Thầy? Có phải khi mình trở về với Tánh giác thì phát huy Trí tuệ? <p>
3- Con không hiểu nếu người bị mù thì Tánh thấy của họ như thế nào nữa? <p>
Con chúc Thầy sức khỏe dồi dào, thân tâm luôn an lạc. Con cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 09-11-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Con có một người bạn đồng tu. Bạn con đọc rất nhiều kinh, sách và được khá nhiều Ni, Sư hướng dẫn. Bạn con hành thiền theo phái Khất Sĩ và hiểu rất nhiều về thiền Minh Sát. Bạn con tu tập rất tinh tấn, nhưng gần đây bạn con có rất nhiều biểu hiện lạ: Nói rất nhiều và nói mà không cần biết người ta có nghe hay không. Hành động cũng không bình thường, đôi lúc tay, chân bắt chước hành động của trẻ con đang làm trước mặt. Vì hiện tượng của bạn con càng ngày càng nặng nên con kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con hiểu về trạng thái đó và con phải làm thế nào để giúp bạn con? Con Thành Kính cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 09-11-2014
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy! <p>
Kính thưa Thầy, đây là lần đầu tiên con đủ duyên trình pháp với Thầy. Hiện tại con cảm thấy tâm mình tràn đầy hạnh phúc. Thời gian qua mặc dù học theo lời dạy của Thầy, nhưng con vẫn mờ mịt về cái gọi là bản ngã, con cố hoàn thiện mình với mục đích kiếp sau mình sẽ sống với cái thấy biết sáng suốt hơn để không lạc lối u mê. Con vẫn nghĩ con sẽ làm gì đó để mình tiếp tục kiếp sống tiếp theo tốt hơn. Con nghe thầy dạy bản ngã chỉ là ảo tưởng nhưng trong thâm tâm con luôn hoang mang với ý nghĩ rằng hiện tại là mình và kiếp sau vẫn là mình tái sanh thành cái gì đó tốt hơn hoặc xấu hơn... Vậy là vẫn có 1 cái ngã. <p>
Nhưng thưa thầy, hôm nay con như bừng tỉnh khi đọc câu hỏi: "phần nào trong con người còn tồn tại sau cái chết để tiếp tục tái sinh để phân biệt bản thân mình kiếp này chính là bản thân mình ở kiếp trước chứ không phải là một ai khác" của một Phật tử và Thầy dạy rằng tái sinh là sự diễn biến theo dạng tiến trình nên không thể nói đó là A hay không phải A. Và Thầy đưa ra ví dụ về hạt mít, cây mít. Khi đọc xong câu trả lời của Thầy thì tự nhiên toàn thân con nổi hết da gà lên. Trước giờ con đi tìm lời giải về bản ngã tái sanh bằng những mớ kiến thức sách vở nhưng không thỏa mãn vì con cứ luôn cho rằng hoặc là như thế này, hoặc là như thế kia. Ngờ đâu hôm nay lời dạy giản dị của Thầy lại khiến con như trút được gánh nặng tự mình mang. Trong con cảm thấy một cảm giác nhẹ nhàng mà trước đây con chưa từng kinh nghiệm qua. Thật hỷ lạc. Như một người lâu nay bị cơn nghẹt mũi kéo dài dai dẳng mà nay bỗng thở được bình thường. Cảm giác nhẹ nhàng sung sướng khó tả lắm thưa Thầy... Con không biết phải dùng lời lẽ nào để nói lên sự biết ơn đến thầy... Trong sự tăm tối của con nay đã có thêm một chút ánh sáng. Cảm giác hoan hỷ dễ chịu của sáng nay kéo dài rất lâu... Cho đến bây giờ khi con đang viết những dòng này thì cảm giác đó vẫn tràn ngập... Con không biết tâm trạng như thế liệu có bất thường không thưa thầy? <p>
Con thành kính tri ân thầy đã soi đường chỉ lối cho chúng con... Con mong thầy luôn khỏe mạnh để dẫn dắt chúng con trên con đường tu học.
Ngày gửi: 09-11-2014
Câu hỏi:
Kính xin thầy giải thích sự giống và khác nhau giữa thiền của Thầy và thiền Tâm Bất Sinh của thiền sư Bankei.
Xin cám ơn Thầy.