Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 24-10-2014
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy! <p>
Một giọt nước ở trong đại dương thì ai cũng hiểu, nhưng cả đại dương ở trong một giọt nước lại là điều không dễ gì hiểu được. <p>
Thưa Thầy, Khi tâm ta bung ra phủ trùm lên cả không gian và thời gian thì đó là "cả đại dương ở trong một giọt nước" có phải không ạ? Kính xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy! Con thành kính đảnh lễ Thầy!
Ngày gửi: 24-10-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy, con cứ đắn đo mãi trước khi trình lên thầy. Chuyện xảy ra ngày hôm qua, trong giờ đi làm về, và lại là trên xe bus Hà Nội đông đúc và chen chúc những người với người. Con thấy mệt mỏi vô cùng vì cái cuộc sống này. Mệt quá, con lấy mp3 nghe bài giảng của thầy cho hết thời gian. Lúc đó, do mệt mỏi quá, con buông xuôi mọi thứ để ngắm nhìn lại thân mình, tâm mình và những cảm giác xuất hiện một cách chân thành. Kỳ lạ thay, khi trở về nơi thực tại, cảm giác mệt mỏi được hóa giải cả nơi thân lẫn nơi tâm. Trên thân, những chỗ nào nhức mỏi thì chỗ đó được thay bằng cảm giác khoan khoái, khinh an. Còn tâm thì như vừa được "cởi trói" vậy. Vì từ ngữ có hạn nên con không biết diễn tả sao cho đúng, nhưng đại loại là thế. Lúc đó, trong đầu con nảy ra những câu: <p>
Nơi này, không phải ở đâu xa <p>
Trở lại ngay đây vẫn đang là <p>
Chừng ấy thân, tâm cùng cảm giác <p>
Chân thành liền thấy pháp thôi mà! <p>
Trên đây là sự trải nghiệm của con (và cả những câu thơ vụng về này nữa). Mong thầy chỉ dạy để con được tham cứu thêm ạ. Con cảm ơn!
Ngày gửi: 24-10-2014
Câu hỏi:
Bạch thầy.
Qua mấy ngày vừa rồi, con cảm ơn thầy từ bi khai mở trí tuệ cho con rất nhiều. <p>
Qua kinh nghiệm tu tập, quả thật con nhận ra mình chấp vào ngôn từ và kinh nghiệm quá nhiều như người chỉ ảo vọng trong quá khứ hay chỉ chú ý đến ngón tay mà quên bẵng con đường cần đi. <p>
Hiện tại con hành theo phương pháp buông bỏ quay về thực tại thân-tâm, đối diện, nắm bắt chân tướng thân-tâm, khéo điều phục và sử dụng cũng như câu trong Kinh pháp cú: tâm được khéo điều phục sẽ đem lại quả vị lớn, lợi ích lớn và điều mình trước, huân tập mình trước mới nghĩ đến điều người. <p>
Một lần nữa con thành kính tri ân thầy và nguyện mình rốt ráo tu tập, tỏ rõ con đường cho đến ngày giải thoát khỏi mọi lậu hoặc trong ngày vị lai.
Ngày gửi: 23-10-2014
Câu hỏi:
Bạch thầy.
Con đang bị rối loạn pháp môn tu tập.
Đối với 1 người lung tung, cái gì cũng đọc, cái gì cũng học thì điều nào người đó nên làm thưa thầy?
Kính mong thầy từ bi chỉ dạy.
Ngày gửi: 23-10-2014
Câu hỏi:
Bạch sư. <p>
Con có đọc "Xét việc mình làm chưa mới xét việc người. Điều mình trước, rồi mới điều người. Tự mình thanh tịnh mình, không ai thanh tịnh mình". <p>
Trong cuộc sống, khi tiếp xúc với người khác, con giữ tâm thanh tịnh để trao đổi.
Bản thân con nghĩ, rồi mọi chuyện cũng sẽ qua, mỗi người tự đi theo nghiệp của mình. <p>
Vì thế, con không xét đến những điều họ làm cho con, hay cách họ cư xử với con, cũng đang băn khoăn liệu mình có nên làm vui lòng họ hay không? <p>
Kính mong sư chỉ dẫn và khai thị.
Con cảm ơn sư rất nhiều.
Ngày gửi: 23-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! <p>
Trong những ngày gần đây, khi làm theo lời Thầy dạy phải tinh tấn chánh niệm tỉnh giác với thực tại đang là, con đã thấy ra những điều sau đây: <p>
Con phát hiện ra bản ngã của mình chính là những kiến thức, những điều mà khi nghe Pháp con hiểu mà chưa thực chứng. Bản ngã này luôn nhận xét, phê phán, kiểm duyệt, kết luận thực tại. Nó thực sự rất là ma mãnh, vi tế mà nếu như con không thực sự chánh niệm thì sẽ không thể phát hiện và bị nó kéo đi cùng với ý niệm về thời gian và phiền não. Nhiều lúc con cứ ngỡ "đây là thực tại" nhưng thật sự không phải thế, mà là con đang sống với cái ta ảo tưởng đắm chìm trong những suy tư về thực tại, thế rồi khi phát hiện ra điều này con lấy lại được sự quân bình, an tịnh trong tâm. <p>
Nhưng chỉ được một thời gian thì đâu lại hoàn đấy, phiền não lại phát sinh, con đánh mất thực tại đang là, mong cầu trạng thái an tịnh, mong thấy thực tánh pháp. Càng muốn trở về thực tại thì con lại càng bị lý trí vọng tưởng, sở tri, sở đắc dẫn dắt, đánh lừa. Đôi khi con thấy mệt mỏi, không kiên nhẫn được với bản thân vì tâm con dao động quá nhiều. Nhưng rồi con tự nhủ rằng phải có từ bi, nhẫn nại với chính bản thân mình trước tiên chứ không được nôn nóng, càng nôn nóng càng hỏng việc. Con suy nghĩ như vậy có đúng không Thầy? <p>
"Phiền não tức Bồ Đề", phiền não, chướng ngại như hòn đá mài, trí tuệ như thanh gươm, không có phiền não sao có được tuệ giác sắc bén để chặt đứt màn vô minh u tối. Lời Thầy dạy con thấy giờ đây thật thấm thía, xúc động biết bao. <p>
Con biết con đường giác ngộ còn nhiều chướng ngại lắm, nhưng không sao Thầy ạ, bởi con biết mình đang đi đúng hướng dưới sự chỉ dạy của Đức Phật, của Thầy và tất nhiên không thể thiếu được Pháp đang từng phút từng giờ khai thị cho con. Chính con sẽ tự "thắp đuốc lên mà đi". TINH TẤN - CHÁNH NIỆM - TỈNH GIÁC sẽ là kim chỉ nam, là cái la bàn con luôn mang theo bên mình. <p>
Con nơi phương xa xin được thành tâm đảnh lễ Thầy với lòng biết ơn sâu sắc nhất, và kính chúc Thầy có thật nhiều sức khỏe để dìu dắt chúng con!
Ngày gửi: 22-10-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, trong cuộc sống của con gặp quá nhiều trở ngại, mọi người soi mói vào cuộc sống của con, những người con thương yêu đối xử không công bằng với con, nhưng con không thể nói ra, dù trong lòng con rất khó chịu, rồi từ đó con cứ phân biệt đúng và sai, nên trong lòng con không ngưng phiền não, con rất muốn sống tùy duyên, nhưng chuyện xảy ra con không ngừng phải chịu đựng. Dạ thưa Thầy con phải làm sao?
Ngày gửi: 22-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch thầy. Con xin trình bày kinh nghiệm hành thiền của con. Xin thầy từ bi soi xét. <p>
Hiện tại, con hành "Quán xả bỏ, ta thở vào. Quán xả bỏ, ta thở ra".
Những ngoại vật khi nảy sinh, tâm con hay biết và nhẹ nhàng quay kéo lại đề mục như 1 người bạn hiền. Khi "nặng" quá, con chú ý từng thời khắc và thấy nó trôi đi và biến đổi từng khoảnh khắc. Kết hợp tâm từ và tâm xả như vậy nên con dần dần trú tâm vững chắc và an định vào đề mục hơn. <p>
Thưa thầy, con sẽ vẫn tiếp tục an định vào đề mục, vẫn tiếp tục quan sát thực tại thân-tâm? Con nhận thấy rằng, tâm bắt cảnh, nếu ta kéo thời gian đủ lâu, nghiền ngẫm, hứng thú, suy xét nó, thì nó sẽ dần tích tụ và đến đúng thời điểm sẽ cho ra quả là những khổ đau, bức bối trong tâm hoặc an lạc, vui vẻ, cũng có khi nó kéo theo bằng các hành mà do vô minh ta không nhận ra đằng sau chuỗi hoạt động này là gì. Còn khi ta kéo lại đề mục phù hợp là hơi thở, tâm dần trở nên an yên, định tĩnh, trong sáng, các hành vì không có cơ hội trổ quả và dần đoạn diệt. <p>
Con cũng nhận thấy rằng sinh-già-bệnh-tử là 1 quá trình tự nhiên. Cũng như quá trình sắc-thức-thọ-tưởng-hành-sắc. <p>
Ở đó, có 1 chỗ trú, 1 nơi mà con không nghĩ có tâm, song con vẫn biết, có thể nói là trú xứ mà thực ra cũng chẳng phải là trú xứ, không có hỷ lạc cũng không có khổ đau và thực sự vô cùng khó diễn tả bằng ngôn từ. <p>
Thầy có thể từ bi soi sáng và giúp đỡ con trong bước đường kế tiếp.
Con xin thành kính tri ân.
Ngày gửi: 22-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Con mới tập ngồi thiền nên có một số thắc mắc, con kính mong Thầy chỉ dạy cho con: <p>
1- Khi ngồi, con theo dõi và đếm số hơi thở, trong khi đếm thì thỉnh thoảng vọng niệm cứ xuất hiện cùng với việc đếm, một lúc thì vọng hết, lát sau lại xuất hiện vọng khác. Như vậy con cứ tiếp tục ngồi hay xả? <p>
2- Khi sắp sửa ngủ gật, con cũng biết và mở mắt, ngồi thẳng lưng lại, chỉnh thế ngồi như lúc đầu, nhưng vẫn chú tâm đếm hơi thở. Như vậy có phải ngưng ngồi thiền không? Vì con nghe nói ngồi thiền không được nhúc nhích, cử động gì hết, trong khi thực tế ngồi một lúc thì lưng tự nhiên cong lại, người ngả về phía trước, nếu không chỉnh tư thế thì dễ buồn ngủ lắm. <p>
3- Con ngồi tư thế kiết già, có chêm vải dưới chân cho đỡ đau, như vậy được không? Con có nên để đồng hồ trước mặt không? <p>
Con xin cảm ơn và kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 21-10-2014
Câu hỏi:
Bạch thầy. Con kính tri ân lời dạy của thầy. <p>
Con học được rằng quay về thực tại, ngay chính thời điểm này, bằng quá trình trực nhận thân-tâm, nắm được chân tướng của thân-tâm. Con khi hành như vậy con cảm thấy mình an lạc và nhẹ nhõm hơn. <p>
Nắm bắt được lời dạy đó, con nghĩ mình cần sống trong hiện tại. Cứ sống và bình tâm, khi cần quyết định bất kì điều gì, con dùng sự bình tâm để quyết định vì con nghĩ điều lành sẽ dẫn đến điều lành. Những gì mình làm tốt trong hiện tại với 1 tâm bình an, định tĩnh, cân bằng và yên vui sẽ là nhân tốt cho ngày vị lai đúng không thưa thầy? <p>
Điềm lành dẫn đến điềm lành, thà dừng 1 khoảnh khắc, với sự bình tâm sẽ gặt quả tốt trong ngày vị lai...