Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 26-10-2014
Câu hỏi:
Mô Phật! Kính bạch hòa thượng. Con muốn tu theo thiền tứ niệm xứ vậy phải bắt đầu từ pháp môn nào để học và đi được vững chắc trên con đường giải thoát? <p>
Con xin thành kính tri ân sư.
Ngày gửi: 26-10-2014
Câu hỏi:
Con chào thầy ạ!
Thưa thầy trước tiên con xin cảm ơn câu trả lời của thầy. Nhưng vì trí tuệ con vẫn hạn hẹp con chưa hiểu được hết ý của thầy, con xin mạn phép được bày tỏ sự suy nghĩ của con, kính mong thầy khai sáng cho con ạ. <p>
Thưa thầy nếu như thầy nói tâm rỗng lặng tức không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả, con hiểu ý thầy tức là mình đã sống ở trong tính biết tuyệt đối và không còn bị chi phối bởi pháp trần. Như con đối chiếu với bản thân thì có lúc vẫn mê, vẫn dính mắc, nhưng khi con dính mắc vào pháp thì tính biết qua sự tỉnh giác sẽ chiếu soi cho con thấy được tâm con. Lúc đang sân hận hay si mê làm cho cái biết trở thành không biết và khi đó nhờ có tư duy thì tự dưng tính biết của mình sẽ nhìn ra và mình lại trở lại không dính mắc vào pháp nữa. <p>
Nhưng qua quá trình tư duy về cái biết con lại thấy là từ tính biết mà tạo ra sắc thân, tạo ra ngoại cảnh, tạo ra pháp trần, vậy tính biết đã bao trùm hết. Vậy thì pháp trần, ngoại cảnh, sắc thân cũng là từ tính biết, nhưng trước đây khi con không hiểu về tính biết nên con chạy theo bên ngoài để sống theo tương đối. Và ý con muốn hỏi ở đây là nếu mình sống với tương đối thì sẽ không có tính biết, còn nếu mình sống theo tính biết thì mình lại sống theo cái tuyệt đối mà đánh mất cái tương đối. Vì thế câu hỏi trước của con tức là con dựa vào tính biết vốn trong sáng của mình, qua pháp trần, qua sự tỉnh giác để con làm chủ các pháp, pháp nào tốt con trồng, pháp nào xấu con loại bỏ, hoặc nếu cái xấu con chưa dứt thì nhờ tính biết và sự tỉnh giác để con chuyển hóa dần dần. Con ví dụ như tâm con là đất, cây là pháp, còn sự tỉnh giác là chọn lọc. Vậy nếu con bỏ cây đi thì đất chẳng sử dụng để làm gì. Nhưng cây thì có cây tốt, cây xấu, cây tốt con trồng, cây xấu chưa loại bỏ được thì cũng bị hoại dần... <p>
Con xin trình bày như vậy, kính mong thầy soi xét cho con. COn xin cảm ơn thầy nhiều.
Ngày gửi: 26-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con nghe lại bài pháp ngày thứ 1 của khóa thiền thứ 4, Thầy có nói là khi có dịp, Thầy sẽ giảng rõ những loại Thiền Định nào làm cản trở và hỗ trợ cho Thiền Tuệ. Con rất muốn nghe bài pháp này, và con nghĩ rằng hiện nay cũng không ít người đang nhầm lẫn, có xu hướng thiên về thiền định mà chưa phân biệt được loại thiền định nào cản trở cho sự giác ngộ. Kính mong Thầy hoan hỷ sớm giảng bài pháp đó khi có dịp. Con xin cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 25-10-2014
Câu hỏi:
Bạch thầy, cho con hỏi, con không phải là Phật tử của chùa nào nhưng con muốn học tiếng Pāli, vậy con vào trang web nào để học ạ? Xin cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 25-10-2014
Câu hỏi:
Con chào thầy!
Thưa thầy con xin cảm ơn thầy về câu trả lời về sự rỗng lặng. <p>
Theo như thầy nói vậy thì chính tính biết là sự rỗng lặng, pháp trần là pháp trần, và sự tỉnh thức chính là biết được pháp trần có dính vào sự rỗng lặng đó hay không.
Con hiểu câu trả lời của thầy như vậy có đúng không ạ? <p>
Và thưa thầy cho con xin hỏi thêm 1 câu nữa là: Khi sự tỉnh thức thấy biết được sự rỗng lặng và thấy biết được pháp trần vốn không phải là mình thì lúc đó mình sử dụng pháp trần và sử dụng sự rỗng lặng qua sự tỉnh thức để chuyển hóa sắc thân, ngoại cảnh, pháp trần về với sự rỗng lặng có đúng không ạ! Con xin cảm ơn thầy nhiều ạ!
Ngày gửi: 25-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Cách nay 6 năm, con còn đi làm chưa nghỉ hưu, nhìn cảnh tranh cãi nhau trong những buổi bình xét thi đua trong cơ quan, con đã làm vài câu như sau: <p>
Độ ngã năng diệt ngã <p>
Chấp ngã tất ngã vong <p>
Diệt ngã tâm an lạc <p>
Chấp ngã khổ sầu đông.<p>
Vạn pháp tức Phật pháp <p>
Tu bất dị bất tu <p>
Thế nhân thường phân biệt <p>
Thị cố khổ thiên thu. <p>
Nay con mạo muội trình với Thầy và kính mong Thầy từ bi chỉ dạy.
Ngày gửi: 25-10-2014
Câu hỏi:
Trước hết kính chúc Thày mạnh khỏe, hanh thông, sau nữa là con có vấn đề nhờ Thày khai minh. <p>
Con là người khiếm thính, tự mình đi trên đôi chân của mình, sống ngay thẳng, nhưng sao trong giấc ngủ thi thoảng gặp ác mộng thường hay ú ớ làm vợ con giật mình thức giấc. Cả nhà có nhờ 1 thầy chuyên xem cõi âm (vốn là bạn của Mẹ), Bác ấy nói con hiện có 8 cái vong bám theo! Vậy xin Thầy giải đáp thực hư như thế nào? Rất cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 25-10-2014
Câu hỏi:
Con chào thầy ạ!
Thưa thầy con có câu hỏi xin được hỏi thầy ạ!
Thưa thầy tại sao khi con làm bất cứ 1 chuyện gì đó như: đi, đứng, nằm, ngồi, hay chuẩn bị ngủ thì khi con hướng tâm mình vào bên trong lại có 1 cảm nhận về 1 trạng thái, hay 1 cái gì đó con không biết tên là gì mà cái trạng thái con nhìn đó lúc nào cũng hiện hữu và mang trạng thái rỗng lặng, nếu con dùng ý thức để trú tâm vào đó thì con thấy sự tĩnh lặng hiện hữu, hoặc là con nhắm mắt sau đó con quan sát bên trong thì cái trống rỗng hiện hữu đó cứ ở trên 2 con mắt nhắm của con. Con không hiểu đó là gì con xin nhờ thầy chỉ giúp cho con ạ. con xin cảm ơn thầy ạ!
Ngày gửi: 25-10-2014
Câu hỏi:
Thầy kính! Con đọc câu hỏi một bạn hỏi thầy vào ngày 24/10/2014 như sau: "Hiện tại con hành theo phương pháp buông bỏ quay về thực tại thân-tâm, đối diện, nắm bắt chân tướng thân-tâm, khéo điều phục và sử dụng cũng như câu trong Kinh pháp cú: tâm được khéo điều phục sẽ đem lại quả vị lớn, lợi ích lớn và điều mình trước, huân tập mình trước mới nghĩ đến điều người. Một lần nữa con thành kính tri ân thầy và nguyện mình rốt ráo tu tập, tỏ rõ con đường cho đến ngày giải thoát khỏi mọi lậu hoặc trong ngày vị lai." <p>
Con xin gửi đến bạn ấy mấy câu kinh mà con thấy rất hữu ích, những câu kinh này đã được thầy dạy không ít lần: <p>
1/ "Quá khứ không truy tìm./
Tương lai không ước vọng./ I
Quá khứ đã đoạn tận,/
Tương lai lại chưa đến./
Chỉ có pháp hiện tại,/
Tuệ quán chính ở đây,/
Không động, không rung chuyển.
Biết vậy nên tu tập./
Hôm nay, nhiệt tâm làm,/
Ai biết chết ngày mai." <p>
2/ "Khi xúc chạm việc đời/
Tâm không động, không sầu/
Tự tại và vô nhiễm/
Là phúc lành cao thượng." <p>
Con cảm ơn thầy! Con chúc thầy và mọi người luôn khoẻ!
Ngày gửi: 24-10-2014
Câu hỏi:
Thầy quý kính, <p>
Con xin phép Thầy cho con gởi lời chúc mừng đến vị bạn Đạo ở Hà Nội.
Xin chúc mừng bạn đã ứng dụng được Pháp Thầy dạy vào trong cuộc sống. <p>
Sadhu lành thay!