loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-07-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông, <p>
Con cảm tạ lời chỉ dạy của sư ông. Qua sự nhắc nhở của sư ông về "huyễn" và "vọng", con xin tạm diễn bày lại sự hiểu của con. Nếu có chi mê lầm, xin sư ông điều chỉnh lại cho con. <p>
"Huyễn" là thực tánh chân đế, có do sự sáng soi và diệu dụng của tánh biêt. Nhưng "huyễn" vẫn phải chịu quy luật vô thường vật lý hay sinh diệt sát na nên không thể nói theo kiểu tục đế là thực có hay không. Còn "vọng" lại là toàn bộ cái thấy, biết, tưởng do bản ngã tạo ra, chịu cả hai quy luật vô thường chồng lên nhau là tâm lý và vật lý. Cũng giống như "nghiệp" và "nguyện", về sự có thể trông giống nhau nhưng bên trong thì một đằng chỉ mang lại khổ đau bế tắc, một đằng lại mang đến tự do và giải thoát. Con thấy rằng để sống được với thực tánh pháp cần một dũng khí rất to lớn, nếu còn sợ mất là không sống được. Chỉ khi dám chấp nhận cái chết mọi lúc mọi nơi mới thấy sự sống đang trôi chảy. Và nếu còn muốn bám víu, thủ xả thì dòng chảy thực tánh sẽ ẩn đi. Con xin thành tâm cung kính đảnh lễ sư ông đã từ bi soi sáng cho con trong thời gian qua. <p>
Niết Bàn sinh tử thị không hoa <p>
Mê giác giả lập thế thôi mà!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông, <p>
Con vội viết những dòng này cho sư ông, cố gắng nói lại diễn biến nhận pháp trong con vừa qua nhưng cũng rất khó khăn thưa sư ông; vì giờ nó đã là hồi tưởng chứ không còn là cái thực đang là lúc đó nữa. <p>
Khi con nghe pháp sư ông giảng hay đọc sách, có những lúc trong con chợt lóe lên sự hiểu như những ánh chớp: không lời, không do suy tư, không thể khái niệm hay diễn bày. Rồi sau đó nó lại chìm vào vô thức, con chẳng cách nào ôm ấp giữ lại, dù điều đó do chính con nhận ra. Vì vậy con chợt nghĩ dù thấy, ngộ, hay hiểu gì cũng là pháp vô thường. Như ánh chớp nháng lên rồi vụt tắt vì trong tánh biết là "bổn lai vô nhất vật" thì làm sao dung chứa dù là cái ngộ. Có chăng còn lại sau cái ngộ ấy là sự để chứng nghiệm. Rốt lại thì chỉ còn sự là thân, tâm, cảnh hiện tiền chứ cái ngộ hay lý không thể ở lại được. Dạ nếu cái gì không thể ở lại, có đến rồi đi thì vẫn là vọng có phải không thưa sư ông? <p>
Thời gian qua con đã hỏi sư ông rất nhiều, chắc vì do con còn tham ngộ. Nhưng càng ngày con càng thấy sự hỏi của con đi đến bế tắc. Con lại liều lĩnh chợt nghĩ có lẽ điều sư ông mong khi cho chúng con hỏi chính là sự bế tắc này. Và khi tự nhận ra sự bế tắc chúng con mới chịu trở về với chính mình để thấy. Lại có một lần, con nghĩ đến sư ông với lòng tri ân và tôn kính vô hạn; chợt con lại thấy rõ: A, chết rồi, mình cung kính sư ông bằng bản ngã cũng chỉ bằng với bất kính! Thật là đáng sám hối! Mà bây giờ nhớ lại để giải thích thì con không làm được. Sao dạo gần đây những thước đo giá trị: tốt, xấu, đúng sai... trong con dường như bị đảo lộn so với trước. Con xin được sư ông khai thị thêm cho con! Con xin cung kính đảnh lễ sư ông từ xa!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2014

Câu hỏi:

Kính bạch quý Thầy cho con được hỏi là tại sao có những người theo Phật là Phật tử nhưng vẫn phải làm cả việc nhà Thánh. Và tại sao trong Chùa lại có 2 ban là ban Phật và ban Mẫu. Mong quý Thầy giải thích cho con hiểu, con xin cảm ơn ạ. Nam Mô A Di Đà Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2014

Câu hỏi:

Con kính chào sư ông. <p>
Hôm trước sư ông đã trả lời câu hỏi của em con là Bảo Thịnh, em con rất cám ơn sư ông và nói với con sư ông đã giúp em rất nhiều. Hôm nay con xin hỏi sư ông: <p>
- Thưa sư ông, làm cách nào để con và em con học toàn giỏi? <p>
- Con và em con rất thích đọc câu chuyện về Đức Phật bằng truyện tranh, con phải tìm ở đâu mới có vậy sư ông? <p>
- Trước khi con ngồi thiền, con thấy hơi đau lưng và ngồi thẳng con cũng thấy đau lưng, con chỉ cố gắng ngồi thiền mà thôi. Vậy con sẽ ngồi tự do như em con, sẽ không nghĩ gì cả cũng được hả sư ông? <p>
Con cám ơn sư ông. Con chúc sư ông mạnh khỏe và lạy sư ông 3 lạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con đảnh lễ thầy. <p>
Con có người bạn đạo thường đi các chùa Theravada và nghe các vị giảng sư thuyết Pháp. Bạn ấy rất hoan hỷ và đang thực hành theo giáo Pháp Đức Phật. Tuy nhiên có điều bạn ấy thắc mắc mà con không dám giải đáp. Thắc mắc đó là: vì sao cuối mỗi bài thuyết Pháp xong thì cô tu nữ và Phât tử dâng tịnh tài cúng dường các vị giảng sư? Tại sao không đặt một cái hộp một chỗ nào đó để Phât tử ai phát tâm hoan hỷ cúng dường cho vị ấy thì đặt vào hộp? Thời Đức Phật có cúng dường sau mỗi bài pháp như vậy không? Và dâng như vậy thì phước báu như thế nào? <p>
Kính mong Thầy từ bi giảng giải cho con và các bạn đạo được rõ. Kính chúc Thầy thân tâm thường lạc. Con đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2014

Câu hỏi:

Thầy kính! <p>
Hơn 3 năm nay, con sống với tâm trạng oan ức, buồn bã. Một hôm con gặp được bài thơ "Cứ Để Mây Bay", lúc đầu đọc nghe vui vui con thích nên đọc hoài. Không hiểu sao khi đọc đi đọc lại bài thơ, tâm con bình yên lạ lùng. Con sợ không hiểu hết ý xin thầy hoan hỉ chỉ ra cho con hiểu được hết những ý nghĩa của bài thơ. <p>

Bài thơ: Cứ Để Mây Bay <p>
Kìa mây giăng trên núi <p>
A, xuống cho thầy hay <p>
Ơ mà thầy đang ngủ <p>
Thôi cứ để mây bay <p>
Viên Minh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Từ khi hiểu và ứng dụng những điều Thầy chỉ dạy thường trở về sống trong thực tại con thấy tâm mình bình an và hiểu ra được nhiều giá trị sâu sắc của đời sống, của bản chất con người bằng sự trực nhận. Nhưng con cũng thấy việc học hỏi kiến thức bên ngoài như qua lịch sử hay các bậc cao niên cũng giúp con học được nhiều điều quý giá, giúp con có nhận thức đúng, tránh những sai lầm trong đời sống. Con có một điều băn khoăn là làm sao để việc học hỏi này có ích cho cuộc sống mà mình không dính mắc, cố chấp vào nó. Con mong nhận được sự chỉ dạy của Thầy.
Con xin cám ơn và kính chúc Thầy dồi dào sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2014

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy. <p>
Hôm qua con có duyên lành được tham dự khóa thiền thứ 14 tại Tổ Đình Bửu Long do Thầy hướng dẫn trực tiếp, con rất vui mừng. Dầu con có nghe Pháp thoại trên mạng những bài giảng của Thầy, nhưng khi được trực tiếp nhìn Thầy giảng dạy con lại thêm được những Chánh kiến mới Thầy ạ. Tiếc rằng thời gian mặc dù là hai giờ trôi qua nhưng con và các đạo hữu hôm qua cảm thấy rất ngắn và nhanh. Theo thiển nghĩ của con thời gian nầy rất bổ ích vì chúng con luôn tràn ngập với những lo toan cuộc sống, chỉ có chút it thời gian chính niệm và thiền định, cho nên đôi khi mò được "gạch" mà lại tưởng là "vàng"! Qua những lời giải đáp và đính chính của Thầy, chúng con mới được soi sáng thêm. Đó là hạnh phúc cao nhất của chúng con. Một lần nữa con xin chân thành cám ơn và đảnh lể Thầy. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và An lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2014

Câu hỏi:

Con cám ơn sư ông vì đã nói cho con và chỉ dạy con ngồi thiền một cách tự do bao lâu cũng được. Thực ra con thích nằm hơn là ngồi, nhưng để có sự tập trung trong khi học tập nên con tập ngồi thiền vì con không học giỏi lắm. Con kính chúc sư ông dồi dào sức khỏe. Con kính lạy sư ông 3 lạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2014

Câu hỏi:

Thân chào thầy, <p>
Con có một câu hỏi cứ lởn vởn mãi trong đầu, kính nhờ thầy giải đáp giúp con. Cha mẹ là gì, anh em là gì, bạn bè là gì, vợ con là gì? Và mình phải hành xử như thế nào với những mối quan hệ ấy (trân trọng, bỏ mặc,...)? <p>
Con xin cảm ơn thầy đã đọc thư con, kính chúc thầy sức khoẻ và bình an.

Xem Câu Trả Lời »