loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-07-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy!
Thưa thầy con xin phép hỏi thầy 1 số những khúc mắc và mong thầy giải đáp cho con hiểu rõ hơn để con có thêm kinh nghiệm trên đường tu học ạ. <p>
Thưa thầy khi con ngồi thiền thì giác niệm tự động hướng vào tính biết và lúc đó con lại được chiêm ngưỡng những hiện tượng về cái biết ý thức trong sáng và không có vọng tưởng nào có thể kéo tâm mình đi được. Nhưng sau đó con lại thấy 1 vấn đề nảy sinh do vọng khởi lên mạnh và lúc đó giác niệm lại tự động hướng vào cả 2: tính biết và vọng thức. Lúc đó con vẫn biết những tư duy về hành động đó hiện lên và tự dưng rút cho mình những bài học như thế, sau đó khi hoàn thành xong thì giác niệm liền an trở về tính biết vừa thấy cái biết ý thức vừa thấy vọng niệm của nó. Tại vì cảm giác đó quá mới nên con không biết làm sao để có thể hiểu rõ hơn được, con sợ con lại sai khi lấy ví dụ về mặt trời với đám mây ra để con so sánh. Nếu con trụ vào mặt trời thì mặt trời sẽ biết hết mây, nhưng giữa trời với mây thì lại có hư không, hư không thì con lại không rõ, còn mây là thất niệm lúc đó thì con biết. <p>
Thưa thầy con dùng hình ảnh mặt trời và hư không, vậy thưa thầy hư không liệu có tốt không ạ, và muốn là mặt trời con phải tu nhiều lắm mới được. Con cũng ít vốn từ chuyên môn của đạo Phật, con chỉ nói theo vốn từ hạn hẹp của con, con xin thầy chiếu cố sửa cho con vì con không biết diễn tả, chỉ nói theo cách hiểu nông cạn của con, con mong thầy giải thích cho con được hiểu rõ hơn. Con chào thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi 1 câu về thiền. Tại sao trong lúc ngồi thiền, con để ý tới đâu là nóng chỗ đó, nhưng ở chỗ bàn chân thì có khí nóng thoát ra ngoài, đó là hiện tượng gì vậy thưa Thầy? Con cám ơn và chúc Thầy an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, chắc Thầy đã mệt trong chuyến hoằng pháp vừa qua, chúng con là những chúng sinh đang trải nghiệm. Mấy ngày qua con đang trải qua thời kỳ khủng hoảng Thầy ạ, con biết rằng không ai có thể giúp được con nhưng con cần sự động viên nơi Thầy. Con không biết dùng từ gì để diễn tả tâm trạng con lúc này, vừa buồn vừa đau khổ lắm, tất cả cũng do tham ái gây ra. Ai cũng nghĩ con là một người mạnh mẽ nhưng thật ra trong con bây giờ muốn ngã đi, tâm hồn yếu đuối. Con từng đọc qua những câu chuyện trải nghiệm của các huynh đệ, con nhìn thấy vấn đề sáng suốt nhưng khi chính con là người trải nghiệm thì con không nhìn thấy ra được đâu là chân, đâu là vọng. <p>
Cám ơn Thầy đã lắng nghe con, nếu con có điều gì sai sót mong Thầy bỏ qua cho.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy!
Kính Thầy giải đáp giúp con: <p>
1. Con xem mục hỏi đáp, có một lần Thầy trả lời: "Cần lưu ý rằng Niết bàn là vô ngã chứ không phải Vô ngã là Niết bàn". Con không hiểu nghĩa của câu nói này khác nhau thế nào ạ? <p>
2. Con có thể hiểu là do nghiệp riêng của từng người mà hình thành nên Bản ngã của người đó. Đúng không thưa Thầy? <p>
3. Con xuất gia và đang tu học bên Bắc tông Thầy ạ. Tại sao bên Nam tông người Ni không được thọ giới Tỳ Kheo? Có phải người nữ nặng nghiệp và khó liễu ngộ hơn người nam không thưa Thầy? <p>
Con thành kính đảnh lễ và tri ân Thầy. Thật sự con vô cùng thán phục sức làm việc cũng như Trí tuệ và Từ bi ở Thầy. Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho thầy được nhiều sức khoẻ. Nguyện cho mọi người đều nhận ra nguyên lý sống như Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Con xin mạn phép hỏi thầy: <p>
Khi mà mình nhớ một người, mà mình không muốn nhớ, thì có cách nào không thưa thầy? <p>
Con bị rơi vào trường hợp là hình ảnh cứ hiện trong đầu mà lý trí không muốn thì mình phải làm sao thưa thầy?
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2014

Câu hỏi:

Bạch Thầy, <p>
Trước hết con xin cảm tạ Thầy đã cho con được đọc những khai thị thật thực dụng và hữu ích trong các pháp thoại cũng như phần Đáp trong "hỏi đáp." Con xin nhớ ơn công đức Thầy. <p>
Bạch Thầy, con thường không đặt vấn đề là niệm là vọng hay không vọng khi mình tập chánh niệm. Con nghĩ rằng phân biệt chân và vọng chỉ tạo thêm gánh nặng cho con, trong lúc con cần buông xả và buông bỏ. <p>
Con nghĩ như vậy có phải là quá khích không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ! <p>
Thưa thầy hôm nay con lại chơi 1 trò chơi giữa bản ngã và tính biết, quả thật đối thủ tâm thật là quá sức tưởng tượng của con, sau khi con ngồi thiền xong con nghiệm lại thấy mình quả thật đã sai lầm. Con xin kể thầy nghe và xin thầy bổ khuyết cho con nha thầy. <p>
Thưa thầy khi con ngồi, tâm con bắt đầu an trụ vào cái biết, cảm giác thật là cao, vọng tưởng trôi qua như đạn bắn chẳng thể nào kéo con đi theo được. Cảm giác chiến thắng cứ ngỡ là sẽ mãi mãi như vậy, ai ngờ định tưởng sinh ra, con đánh mất mình thầy ạ, cảm giác tưởng do tâm sinh ra, tạo cho con 1 sự vui thích, con đắm nhiễm chạy theo cái tưởng đó con ví như 1 cái ao chứa trọn vẹn ánh trăng đó và những con sóng lăn tăn làm cho mình cứ ngỡ đó là cảm giác hỷ lạc, ai ngờ đó là tưởng sinh ra... Con chạy theo hoài, đuổi bắt, điều khiển... ai ngờ năng lượng của cái biết cứ tuôn trào cho tưởng phát triển. Con cảm giác đắm nhiễm vào trạng thái đó quá sung sướng khiến mình chẳng thể nào thoát ra được, mình cứ điều khiển, cứ chạy theo cứ điều khiển. Rồi con chợt nhớ đến lời thầy, con bừng tỉnh là mình đã quên mất tính biết vốn trong sáng thanh tịnh chẳng có gì có thể vào được. Đúng là con đang chơi 1 trò chơi để cái biết chạy theo quá nhiều thứ ngọt ngào, quá nhiều thứ mới lạ mà con không sao nhìn rõ được, cũng may mà còn cái trí nhớ để tự dưng mình bừng tỉnh nhớ tới lời thầy để trở về với chính mình. <p>
Con xin cảm ơn thầy. Con chào thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2014

Câu hỏi:

Bạch thầy!
Cho con xin hỏi. Trong cuộc sống hiện tại, con sống và cư xử như bao người có tham, sân, si... Khi con nhận ra những việc mình làm chỉ là ảo vọng (vọng động là khổ đau), xin thầy hoan hỷ khai thị cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2014

Câu hỏi:

Sadhu...sadhu... sadhu, con xin cám ơn thầy, sau khi thầy trả lời cho con, bây giờ thì con biết con tu bị lỗi ở chỗ nào rồi. Vậy mà bấy lâu nay con cứ cố gắng nỗ lực ghi nhận không bỏ sót đối tượng nào và cố gắng khống chế không cho tâm chạy đây, chạy đó. Khi làm như vậy, chừng 5-10 phút sau là con mệt muốn chết rồi. Giờ thầy giải thích con mới hiểu ra là do bản ngã chen vào, muốn thế này, thế nọ, nên mới làm kiệt quệ thân tâm. Thật may mắn được thầy giải đáp thắc mắc của con, con sẽ điều chỉnh cách tu từ giờ về sau ạ. Con xin cám ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2014

Câu hỏi:

Kính thầy, trước tiên, con cầu Tam Bảo gia hộ thầy được an khang. <p>
Sau, con xin thầy giải đáp cho con một vài điều thuộc sử liệu: <p>
1/ Tính số năm gọi là PHẬT LỊCH là tính từ năm nào từ thời ĐỨC PHẬT? (năm Phật Đản sanh hay năm Ngài thành đạo,...?) <p>
2/ Vì sao kinh sách bên Bắc tông thì ghi Phật lịch = năm Dương lịch+544; còn bên Nam tông lại ghi PL = năm Dương lịch+543 (con thấy ở bìa cuốn kinh Trung Bộ, in năm 2013, con mới vừa thỉnh) <p>
3/ Bắc tông thì bảo rằng Phật truyền đạo được 49 năm, còn Nam tông thì nói chỉ có 45 năm (trong bộ Một cuộc đời-Một vầng nhật nguyệt của thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh và một số sách khác...) <p>
Những điều này thật ra với con chẳng có gì quan trọng, nhưng có một số amh em họ muốn biết cho tường tận.
Con rất cảm ơn Thầy. Một lần nữa, con kính chúc Thầy an khang.

Xem Câu Trả Lời »