Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 04-07-2014
Câu hỏi:
Thưa sư con là một tu sĩ ở Biên Hoà. Con nghe nói sư đã về lại Việt Nam sau chuyến hoằng pháp ở Âu châu, con muốn gặp sư ở chùa thì thời gian nào con sẽ gặp thuận tiện nhất cho sư ạ? Con cảm ơn nhiều.
Ngày gửi: 04-07-2014
Câu hỏi:
Bạch Thầy!
Con là tu sĩ bên Bắc Tông, muốn theo đường lối tu hành bên Nam Tông nơi Thầy thì cần thủ tục gì ạ.
Ngày gửi: 02-07-2014
Câu hỏi:
Bạch Thầy, con có điều muốn hỏi thầy ạ. Kính mong thầy giúp con giải đáp. Con cảm thấy dường như con bị stress thầy ạ. Gánh nặng về kinh tế đè nặng lên con khiến con thấy ngột ngạt. Con không tập trung được vào công việc của mình! Con ngày càng muốn thu mình lại hơn, lúc nào con cũng suy tư về vấn đề làm sao để có tiền đủ sống? Con cảm thấy mệt mỏi lắm thầy ạ. Con cảm ơn thầy rất nhiều!
Ngày gửi: 02-07-2014
Câu hỏi:
Dạ con xin đảnh lễ thầy ạ. <p>
Con có tính cách thường hay ưa thích trải nghiệm, đương đầu với thử thách. Thường những gì càng khó khăn, chướng ngại thì càng làm con gia tăng thêm ý chí, nỗ lực, tinh tấn để bước qua. <p>
Trong việc tu tâm con cũng không ngại những khó khăn, phiền não để từ đó vun bồi nết hạnh nhẫn nại, kiên trì, bao dung và từ trong những trải nghiệm đó con học ra được bài học của Pháp về tùy duyên, thuận pháp, vô ngã vị tha. Bây giờ con đã có thể sống và ứng xử được tương đối quân bình, buông xả trong những hoàn cảnh không được như ý mình muốn. <p>
Sau 1 quá trình nỗ lực nơi nội tâm và đạt được những thành quả nhất định trong việc tu tập thì con thấy hoan hỷ vì con đã chinh phục được những khó khăn, trở ngại đến từ cái tôi. <p>
Dạ thầy cho con hỏi cảm giác vui thích đó có phải con đã bị đánh lừa bởi ngã mạn không ạ?
Ngày gửi: 01-07-2014
Câu hỏi:
Bạch sư, cho con hỏi Tâm và Ý là một hay khác nhau thưa Sư? Con thấy trong kinh Pháp Cú, có bản viết "Ý dẫn đầu các pháp,..." nhưng có bản lại viết "Tâm dẫn đầu các pháp,..." Vậy chính xác là Tâm hay Ý? Tiếng Pali viết hai chữ đó như thế nào thưa sư? <p>
Con xin cảm ơn Sư nhiều!
Ngày gửi: 01-07-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con đọc trên bản tin trang web, thấy có đưa tin vào lúc 19h ngày Rằm tháng Sáu năm nay, Ngài Hộ Pháp sẽ tụng và giảng bài Kinh Chuyển Pháp Luân. Buổi giảng kinh sẽ kéo dài sang đến sáng hôm sau hay như thế nào ạ? <p>
Con kính thầy.
Ngày gửi: 01-07-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con xin cúi đầu đảnh lễ thầy lần thứ nhất, con xin cúi đầu đảnh lễ thầy lần thứ hai, con xin cúi đầu đảnh lễ thầy lần thứ ba. <p>
Con xin được bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng của con với thầy. Với con thầy luôn là người con hết mực kính yêu.
Con xin được bày tỏ lòng con với thầy. Con là người đệ tử tại gia, con thích và say mê Phật pháp, con đã tìm hiểu và thực hành nhiều pháp môn, thiền Vipassana, Mật tông, Thiền tông. Có lúc con cảm thấy mình loay hoay với tất cả những thứ đó, loay hoay với duy trì chánh niệm, với trì chú, với tham thoại đầu... cái gì cũng hay, cái gì cũng tốt, nhưng biết nhiều quá lại thành ra không biết gì. Có lúc con cũng sợ rằng mình sẽ không đi tới đâu, không biết dựa vào đâu, mình có lạc đường không, mình tu tập như thế rồi mình sẽ như thế nào? Rất nhiều, rất nhiều lần con đã hỏi mình như vậy. <p>
Nhưng con vẫn cứ tiếp tục đi, con nhớ lời dạy của ngài Ajhan Cha rằng, cho dù có thế nào thì cũng đừng bỏ cuộc, đôi khi sự tu tập chỉ đơn giản là nhẫn nại, điều gì đến cũng phải đến, đừng bỏ cuộc. Con biết là mình hãy tin vào tự tánh của mình, tin và đi theo nơi chính mình cảm thấy là đúng hay sai. Nhưng con vẫn lo sợ, mình đang đi theo cái sự sáng suốt của tánh biết, của tự tánh, của Phật tánh hay đang đi theo bản năng, bản ngã và những ảo tưởng của bản ngã. Con hiểu rằng cuối cùng mình cũng thành tựu đạo quả, những thứ con đang gặp phải chỉ là những bài học cho con mà thôi, biết thế nhưng con vẫn sợ, thật là dốt thầy nhỉ! Từ chuyện biết mình cần buông bỏ tới lúc mình buông bỏ được thật sự thật là xa vời (hoặc cũng rất gần nếu con biết cách). <p>
Những khi con không biết làm thế nào, con làm việc dựa vào giới luật và dựa vào lời dạy của thầy, cân nhắc về những việc lợi mình, lợi người, lợi người hại mình, lợi mình hại người, hại người hại mình... rồi lựa chọn. Nhưng cuộc sống đúng là một trường học khó, có những việc, có những lúc rất khó quyết định, có những lúc quyết định được nhưng mình lại không đủ sức. Con có cảm giác như có những khi cần hành động vượt trên những điều này, vượt lên trên, đôi khi việc tưởng đúng mà lại sai, sai mà lại đúng, kết quả chỉ biết khi đến phút cuối cùng. Con vẫn xin làm mọi việc xuất phát từ tâm làm lợi ích cho mọi người nhưng sao mà có những lúc khó quá (nó khó hay con nghĩ nó khó?). <p>
Còn về con đường tu tập thì con thấy mình hành theo pháp môn nào cũng được, chỉ cần trở về với con người thật của mình nhưng con còn đang tìm xem con người thật đó là thế nào? Là đâu? Con cảm thấy những lời của mình rối rắm quá. Con xin thầy chỉ cho con biết đâu là cốt lõi của giáo pháp?
Ngày gửi: 01-07-2014
Câu hỏi:
Thưa Sư ông, <p>
Hôm nay chắc Sư ông rất mệt sau chuyến bay dài. Vậy là con sắp có dịp được gặp lại Sư ông ở chùa. Con thật hoan hỉ vô cùng. Con cảm tạ sư ông đã nhắc nhở con trong câu trả lời ngày 27/6. Con trăn trở mấy hôm nay để hiểu ra mình đã sai ở điểm nào, và cũng để lãnh hội được ý nhắc nhở của sư ông. Có lẽ ngay khi con khởi tâm lên muốn biết điều mà con chưa thực chứng đã là sai rồi. Dù con có lý luận và tư duy để cố hiểu ra cũng chỉ thuộc về tà tư duy thôi. Có đôi khi con cảm thấy ngôn ngữ, tư tưởng thật bất lực. Càng cố tư duy hoặc diễn tả thì lại càng đi xa sự thật và rơi vào một mớ bòng bong không lối thoát. Có phải vì thế mà đối với đệ tử thích tìm cầu học hỏi, những vị thiền sư ngày xưa chỉ đánh và hét. Không cần biết câu hỏi có lý và hay đến mức nào nhưng nếu chạy theo câu hỏi mà đánh mất mình ngay bây giờ là đã xa cái thật rồi. Có phải sư ông muốn nhắc nhở con đang bệnh thì chỉ nên chuyên tâm uống thuốc; khỏi bệnh rồi ắt sẽ tự nhận ra. Còn khi con hỏi, dù sư ông có đem cái thật ra trả lời con cũng chỉ nhận được cái giả của khái niệm thôi. Nhưng khổ một nỗi là cái tâm lăng xăng của con yên được vài hôm lại quên và muốn hỏi nữa thôi. Cứ như một cái vòng luẩn quẩn vậy thưa sư ông. Con băn khoăn là không biết khi nào thì con nên hỏi để việc hỏi đó là có ích trên con đường nhận ra thực tánh pháp; và khi nào thì con chỉ nên lặng lẽ quan sát vì sao câu hỏi đó khởi lên: có phải do con mất chánh niệm nên tư tưởng khởi không? Xin Sư ông từ bi khai thị cho con thêm ạ. <p>
Con xin cung kính đảnh lễ Sư ông.
Ngày gửi: 30-06-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy! Lần trước thầy đã nói với con về cuộc chơi trốn tìm giữa tánh biết và bản ngã. Con tiếp tục lặng lẽ chứng kiến cuộc chơi này diễn ra. Và có những khoảnh khắc, cuộc chơi trốn tìm này vắng bóng người tìm và kẻ trốn. Dù không thể trình bày hết những điều tiểu tiết về những quan sát đó, nhưng con đang có cơ sở để tin rằng, cuộc chơi này sẽ không kéo dài mãi thưa thầy. Con chúc thầy khỏe ạ.
Ngày gửi: 29-06-2014
Câu hỏi:
Sư mến, <p>
Con có một điều chưa được rõ, xin Sư chỉ dạy giúp con. <p>
Trong kinh Tứ Niệm Xứ, hơi thở thứ 3 trong đề mục quán hơi thở, phần quán Thân có chỉ rằng: <p>
Ý thức toàn thân, thở vào. Ý thức toàn thân, thở ra. <p>
Theo con được biết thì Thanh Tịnh Đạo và sự thực tập của quý Sư Nam Tông thì coi "thân" ở đây là toàn thân của hơi thở. Còn một số vị khác thì hiểu và thực hành "thân" ở đây là toàn bộ thân thể. <p>
Con không biết cách hiểu, cách thực tập nào là đúng với lời Phật dạy nhất. Xin chỉ lối cho con. <p>
Năm vóc sát đất xin đảnh lễ Sư. Mong Sư luôn bình an, tinh tấn và thành tựu, hoằng pháp sâu rộng!