loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-07-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>
Xin thầy vui lòng cho con được hỏi thêm, vì con chưa được thông suốt ở điểm thầy đề nghị con đừng dùng danh từ "ghi-nhận", vậy thì trong sinh hoạt mọi thứ, con chỉ việc để tâm bình thường thôi sao, không bận rộn ghi nhận cũng không niệm thầm gì cả, mà chỉ để tánh biết tự thấy ra mọi thứ? Ý thầy như vậy, và con hiểu như vậy có đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ! <p>
Thưa thầy cái biết của con con đã thấy, sự quan sát con thấy, con xin kể cho thầy nghe và con mong thầy chỉ cho con ạ. <p>
Thưa thầy những lúc tâm con hoạt động và giao tiếp với cuộc sống thì con cảm thấy trong tâm mình chỉ có 3 thứ hiện hữu con xin tả thầy nghe và mong thầy giải thích cho con hiểu rõ ạ. <p>
Thứ 1 là cái quan sát vọng tưởng của mình, 2 là cái tính biết đứng im, 3 là chạy theo vọng tưởng và đánh mất mình. Thưa thầy những người đạo đức và cách sống khi đứng ở trạng thái tính biết thì chắc là chẳng có gì làm cho tâm của mình thay đổi mà vẫn thấy rõ được vọng và không tài nào vọng niệm có thể chi phối được mình lúc đó được gọi là giải thoát chưa thầy. <p>
Nhưng nếu mình đứng ở vị trí quan sát thôi thì lúc đó mình cũng chỉ có biết vọng biết cái tính biết đứng im đó, cũng giống như người ngắm trăng mà vẫn thấy bóng mây trôi qua không làm chủ được mình mà chỉ tùy duyên mà theo. Vậy thưa thầy tại sao ngồi thiền thì chánh niệm lại mạnh như vậy? Còn khi mình không ngồi thiền thì mình cũng chỉ là 1 cái bóng để nhìn cái ánh trăng đó thôi ạ. Con tin chắc rằng mình sống với cái biết thường hằng bất biến đó thì chẳng có gì có thể nào ô nhiễm tâm mình, lúc đó quả thật là đã quá đủ rồi quá sáng suốt, không có ham muốn hay tham lam si mê mà để mình hứng thú chạy theo nữa. Vậy thưa thầy người thường và bậc giác ngộ là như vậy ạ. Con xin thầy trả lời cho con hiểu rõ ạ. Con xin cảm ơn thầy con hiểu sai mong thầy chỉ cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2014

Câu hỏi:

Đầu thư con xin cúi đầu đảnh lễ thầy. <p>
Bạch thầy, con năm nay năm mươi sáu tuổi. Con qui y Tam bảo đến nay gần tròn một năm và cùng thời gian trên con mới tìm hiểu về Phật pháp (trước đây con cũng thường đi chùa lạy Phật vào những đêm giao thừa của năm mới và cầu xin cho gia đình được bình an suốt năm, chỉ vậy thôi). <p>
Nắm ngoái con có duyên theo một chị bạn lần đầu tiên con đi nghe thuyết pháp tại chùa (trước đó con cũng có nghe qua băng đĩa, của nhiều thầy khác). <p>
Và lần đầu đó là tại Tổ đình Bửu Long. Hôm đó do sư Hộ Pháp giảng, thú thật là con cố gắng nghe nhưng chưa nắm bắt kịp toàn bộ ý bài giảng của sư. (con xin sám hối) <p>
Sau đó con cũng chịu khó đi các chùa bên Bắc tông tìm hiểu về cách tụng kinh, nghi thức lạy sám hối (có lần con theo người bạn lên chùa tụng kinh sám hối lạy một trăm lẻ tám vị Phật, con lạy được năm mưoi lạy là con chịu hết nổi, hôm sau người bạn ấy rủ con đi tiếp con từ chối vì hai đầu gối con bị đau). Và trong khi tụng kinh thì đọc quá nhanh không lần nào con đọc theo kịp mọi người hết một thời kinh lấy đâu hiểu ý kinh dạy gì? Con nghĩ vu vơ hay tại mình thiếu căn cơ? <p>
Rồi một hôm con tình cờ đọc được trong blog của một người trên mạng có bộ Kinh Pháp Cú do Hoà thượng Thích Minh Châu dịch. Con đọc say mê cho hết, quên cả ngủ. Nhờ duyên đó con biết đến kinh Nikaya, rồi biết qua vipassana, và cuối cùng cách đây gần hai tháng, nhờ pháp đưa tới con lại vô tình tìm thấy trang web này của thầy. Vậy là ngày nào con cũng vào đọc. Con đã đọc xong cuốn Thư Thầy Trò và Thực Tại Hiện Tiền, nhất là Mục Hỏi đáp (con đọc ngược từ cuối lên đầu) và con cũng thường nghe pháp thoại do thầy giảng ở các nơi. Nhờ vậy con hiểu rõ hơn những lời dạy của Đức Thế Tôn để lại trong mấy bộ kinh Nikaya. Con cũng có tìm hiểu chút ít về Vi diệu pháp nhưng con thấy hơi quá sức của con, nên con tạm dừng lại, tập thực hành theo lời chỉ dạy của thầy. Trước mắt con cảm nhận được nơi tâm con sự an lạc, bình thản hơn trước rất nhiều vì gia đình con cũng đang có nhiều bât an, nhưng con không còn lo lắng bồn chồn nhiều như xưa nữa vì con đã hiểu tất cả đều do pháp mang đến và con cố gắng học ra bài học mà pháp mang lại. Con cũng tạm buông ra được rất nhiều tham, sân, si . <p>
Hôm nay con mạnh dạn viết đôi dòng kính gửi đến thầy, một vị Thiện trí thức, một vị chân tu khả kính. Con cúi đầu đảnh lễ thầy, xin thầy nhận nơi con lòng biết ơn sâu sắc. Thầy đã giúp con tìm được chánh pháp mà Đức thế Tôn từng giảng dạy, con nhận thấy con thật nhiều phước đức để không bị lạc vào một rừng tà kiến của giáo pháp ngày nay. <p>
Con xin dừng lời. Kính chúc thầy thân tâm đầy an lạc để tiếp tục dẫn dắt đệ tử chúng con trên con đường tu tập theo chân Đức Bổn Sư. Nam-mô BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, hôm nay con lại thấy bất an và suy nghĩ nhiều. Con nhớ hồi mới đọc Phật, con đã rất sốc khi đọc câu chuyện về người hay đi diễn hề, và tưởng mình rồi sẽ được sanh vào hý tiếu thiên, nhưng Đức Phật đã trả lời sau 3 lần từ chối, rằng người đó sẽ sinh địa ngục, bởi làm phát sanh tham, sân và mê đắm cho người khác. Trong công việc bây giờ, chỉ một chính sách đưa ra cũng làm mọi người ganh đua nhau, mặc dù trong ý tưởng ban đầu chỉ là tạo thêm động lực giúp mọi người phát huy tốt hơn cái đã có để hoàn tất nhiệm vụ được giao. <p>

Con không hiểu sao mọi người lại ăn thua đến như vậy? Con rất lúng túng. Khi muốn nói điều gì để động viên và tạo động lực cho người khác, con cũng sợ mình đang làm phát sinh tham sân si, mặc dù làm như vậy vào lúc đó là đúng, và mặc dù con biết nếu làm mà tâm không dính mắc thì không sao, nhưng con vẫn e dè. Hơn nữa khi mọi người vô tình nhận ra con hơi già dặn, mọi người cũng bắt đầu suy nghĩ. Cuộc sống này khó quá phải không Thầy, nhưng tính cách con cũng không hành xử giống như mọi người được. Con phải ứng xử thế nào thưa Thầy? Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>
Trưa nay con ngồi thiền, lúc ban đầu đề mục con ghi nhận không có rõ. Rồi con cũng ghi nhận với thái độ bình thường, chỉ biết suôn vậy thôi, chứ cũng không đối kháng, hay tìm cách nhìn cho rõ. Khi con ghi nhận như vậy đều đều khoảng độ 20 phút sau, thì bỗng nhiên trong tâm con bừng lên một ánh sáng, làm con thấy rõ hết mọi thứ, tâm ghi nhận trở nên tự động, không cần phải cố gắng mà vẫn thấy đối tượng đến và đi một cách rõ rệt, tự nhiên, toàn cơ thể trở nên nhẹ nhàng dể chịu, lúc bấy giờ tự nhiên có cái lực mạnh kéo tư thế ngồi của con thẳng đứng như một tảng đá, khi có trạng thái như vậy thì con ngồi được rất lâu, ghi nhận tất cả đề mục mà không thấy mệt mỏi gì cả. Một thời thiền trôi qua rất nhanh, con cảm giác như chỉ mới ngồi vài phút, nhưng thật ra nó đã mấy tiếng rồi. Khi xả thiền ra con cảm thấy rất khỏe, tâm phơi phới như được ngủ một giấc ngủ dày và sâu. Trạng thái như vầy lâu lâu con mới gặp một lần, không thường xuyên xảy ra trong mỗi thời thiền ạ. Vậy là sao thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thưa thầy con đã tìm thấy được cái tính biết của con rồi thầy ạ! <p>
Khi con ngồi thiền thì con thấy cái biết của con nó đứng im, những vọng tưởng khởi lên cũng không dính mắc vào đó, chỉ có cái biết là thường hằng. Có những lúc con độc có quan sát cái biết đó và có những lúc vọng tưởng kéo con đi xa rời với cái biết và con lại quan sát lại. Thưa thầy cái biết đó quả thật là đứng im chẳng có đúng sai, cũng chẳng có gì có thể vào được cái biết đó. <p>
Thưa thầy đó được gọi là chánh niệm tỉnh giác chưa thầy? Mình thấy được cái biết và an trụ được vào đó thì tâm quả nhiên chẳng có khởi lên vọng niệm nào chỉ có trong sáng an lạc. Thưa thầy con xin trình lên thầy và xin thầy chỉ cho con thêm ạ. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2014

Câu hỏi:

Thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Thưa Thầy, khi sân có mặt, muốn có hành động với đối tượng, con dừng lại vì kiềm chế, nhớ lời Thầy không chống đối, chỉ có quan sát nhưng không thể, vì quan sát với sân hận cũng là con. Khi con gõ những dòng chữ này, sự kiện sân hận đã tự rời khỏi. Con thật lúng túng chợt biết mình đã buông lung phóng dật. Nhưng con vẫn chưa thật hiểu, nếu vắng sự thận trọng, chú tâm, quan sát trọn vẹn với thực tại, sân hận dấy khởi, không chống lại cứ để sân nổi dậy, dạy cho con bài học khổ phải không thưa Thầy? Con loay hoay như có một điều gì đó muốn tự phá bỏ chính mình, cảm giác này con không dám đối diện. Tham sân si khiến con vô minh, pháp Thầy nói đã trọn vẹn mà sao con cứ muốn nương tựa, muốn nhờ cậy Thầy, mong Thầy từ bi tha thứ và giúp con.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy! Chính con và rất nhiều người học đạo đã và đang đặt ra câu hỏi tương tự như thế này: Vậy người ta làm gì mình thì mình ngồi im hay sao? Hoặc trong hoàn cảnh như thế... như thế... thì mình không làm gì à? Vậy tu để làm gì? Tác dụng Phật đạo trong trường hợp này là gì?... và rất nhiều câu hỏi đại loại như thế. <p>
Cho đến nay, bằng quan sát con đã tự thấy ra câu trả lời, mà con cho rằng rất thuyết phục. Con xin phép chưa trình bày với thầy ngay, và xin thầy cho con thêm thời gian để trải nghiệm. Cũng có thể sự trải nghiệm để sáng rõ câu trả lời này sẽ kéo dài đến suốt cả cuộc đời con. Tuy nhiên, hạnh phúc thay, ánh sáng soi đến đâu thì ảo tưởng ở đó liền biến mất. Thấy rõ bản chất thì không còn nghi. Không còn nghi thì còn gì nữa đây? Con lạy thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2014

Câu hỏi:

Kinh Sư ông! <p>
Ngày 17 thang 6 năm 2014 trong phần trả lời câu hỏi cho một Phật tử Sư ông có nói đạo Phật không phải là một tôn giáo, càng không phải là tín ngưỡng. Từ lâu con cũng nghĩ như vậy nhưng con không lập luận được. Thưa Sư ông, nay con kính nhờ sư ông giảng giải cho con cùng nhiều người rõ hơn một chút về vấn đề này. Con cúi đầu đảnh lễ sư ông, kính chúc sư ông pháp thể khinh an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2014

Câu hỏi:

Kính đảnh lễ Thầy! <p>

Thưa Thầy, đã gần một tuần lễ kể từ khi con có hạnh ngộ được gặp Thầy ở Geneva, con mong Thầy vẫn được mạnh khỏe, an lạc. <p>

Thưa Thầy, dù con chỉ được ở gần và nghe Thầy giảng có 2 ngày, nhưng đó là một khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với con. Cái cảm giác "trực chỉ nhân tâm" khi ngồi nghe Thầy giảng quả thực vô cùng đặc biệt. Giờ đây con quay trở lại với những eo sèo của nhân thế, nhưng con đã hiểu ra rằng không thể có Giải Thoát nếu không có Ràng Buộc, không thể có Bến Giác nếu không có Bờ Mê. Trước đây con cứ mãi loay hoay đi tìm kiếm một cách tu nào đó để mà thoát ly khỏi cái căng thẳng của cuộc sống thường nhật, ban ngày thì đi làm còn buổi tối thì ngồi tu, thực là ngốc có phải không Thầy?

Thưa Thầy, con không có câu hỏi gì mà chỉ viết mấy dòng vấn an Thầy và kính đảnh lễ Thầy bằng vài câu góp nhặt dông dài. <p>

Ngay nơi cuộc Lữ khôn cùng, <p>
Áo vàng ôm trọn muôn trùng núi sông. <p>
Ai thong dong giữa Sắc - Không, <p>
Bờ Mê - Bến Giác giờ con tự tìm. <p>
Trăm năm nơi cõi tử sinh, <p>
Một mai tỉnh giấc, thấy mình hư không.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »