loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-03-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông,
Con có 1 trải nghiệm thực sự sống động mà không biết miêu tả thế nào, con chỉ mong sư Ông cho con chia sẻ nó, đây là 1 lần nữa con cảm nhận được giây phút thực sự buông ra.
Hôm nay con phải sử dụng xe ôm, để người khác chở mình, leo lên xe con vẫn cảm nhận rõ tâm mình hướng người ta lái thế này thế kia đường này đường kia... Được 1 lúc con tự nhiên muốn buông ra, nhắm mắt và buông xả hoàn toàn, giây phút đó nó nhẹ nhàng và an lạc lạ thường, mặc dù mọi âm thanh chuyển động bên ngoài con vẫn cảm nhận rất rõ, thân con nhẹ nhàng ngồi trên xe không cần một cố gắng nào cả, không có một tâm nào khởi lên cả. Giây phút đó làm con chỉ muốn giữ nguyên như vậy mãi, tâm còn tự nghĩ hay từ ngày mai chỉ đi xe ôm hay có người khác chở để có thể hoàn toàn được buông bỏ. Ý chí đó mạnh mẽ, nhưng con cũng thấy đó là bản ngã lại nổi lên nắm bắt cái giây phút đó, rồi con trở lại với thực tại, ngay đó một sự xúc động mãnh liệt nổi lên, khi 1 ý nghĩ về mẹ con lại đến, con chỉ khóc và rơi nước mắt một cách vô thức.
Con không biết làm cách nào để mẹ con có thể thoát ra khỏi những điều đau khổ mà nhẹ nhàng an lạc giữa mọi sự. Con chỉ muốn nói với bà rằng có 1 thực tại an lạc khác ở ngay đây, ngay nơi này, có thể trực tiếp nhận được. Nhìn bà ngày nào cũng vẫn đau khổ tiêu cực và cảm nhận nỗi khổ của bà, làm con thực sự rất đau lòng.
Con mong rằng mọi ý nghĩ và tâm con hướng đến bà sẽ mang bà ra khỏi những trầm uất này. Như con đã tự đưa con ra khỏi thế giới đó.
Con kính mong mọi sự an lành đến với sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2022

Câu hỏi:

Dạ con kính lễ Thầy.
Hôm qua có một bạn thưa chuyện gặp nguy hiểm đến tính mạng và bạn ấy sợ quá. Thầy dạy sợ như vậy do bản năng sinh tồn, nó không sai. Chỉ có nỗi sợ do ảo tưởng tâm lí gây ra là bất thiện và gây nghiệp thôi.
Thưa Thầy sợ do ảo tưởng tâm lí là gì ạ? Có phải đó là nỗi sợ do tưởng tượng không? Thí dụ sợ bệnh tật, sợ chết dù chưa ốm đau gì, sợ mất tình, mất tiền, mất người thân... dù chưa mất? Nếu đúng thế thì làm sao cho hết sợ ạ? Vì con thấy phàm phu chúng con ai cũng có những nỗi sợ như thế cả ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2022

Câu hỏi:

Nay con đã được trực tiếp đảnh lễ Thầy. Con xin tri ân công đức Thầy đã bớt thời gian khai thị và chỉ điểm giúp con thường rõ biết chính mình ngay nơi thực tại Thân Thọ Tâm Pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2022

Câu hỏi:

Namo Buddhāya.
Con nghe hiện nay những người bị nhiễm virus SAR-COVID, họ nên ngồi thiền nhiều, sẽ tốt đặc biệt là cho phổi... Như vậy có đúng không ạ?
Kính bạch Sư ông, con hiện nay đang nhiễm Covid ạ, vậy con có cần phải ngồi thiền để tốt hơn được không, hay chỉ cần sống như Sư ông từng dạy là tinh tấn chánh niệm tỉnh giác trên từng hành động là đủ rồi, không nhất thiết phải ngồi thiền đúng không ạ?
Con mong Sư ông khai thị cho con.
Con thành kính niệm ân Sư ông ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2022

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con xin gửi bản đánh máy 5 bài giảng của thầy tại Canada 2017.
Trước đây con có đăng ký tham dự nhưng mãi đến tận bây giờ mới hoàn thành được và con cũng mất liên kết với nhóm ấy.
Con xin nhờ mục Hỏi đáp này để gửi phần ghi chép này đến các anh chị trong nhóm.
Con xin cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, chúng con có chút tịnh tài cúng dường thầy và quí chư tăng, ni. Chúng con có một số người thân, bạn bè mới qua đời, kính mong thầy và quí chư tăng, ni hồi hướng hỗ trợ ạ. Chúng con thành kính tri ân đảnh lễ và xin được gửi danh sách, ngày mất (âm lịch):

Bà Nguyễn Thị Đào, mất ngày 26/01/22
Bạn Nguyễn Bá Minh, mất ngày 27/01/22
Bác Nguyễn Ngọc Tuấn, mất ngày 25/02/22
Bác Hà Thị Lư, mất ngày 29/12/21

Con Tâm Minh Tri

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Câu "liễu liễu thường tri" có phải là mình đang khám phá chính mình không? Bên thiền tông gọi là "chăn trâu" có phải không thầy? Con rất cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Dạ thưa thầy, trước đây con sống kép kín không muốn ra ngoài giao tiếp với ai dần dần trở thành một thói quen và trở nên rất thụ động, khi con nghe bài giảng của thầy con đã mở lòng hơn, bước ra ngoài để giao lưu với mọi người nhiều hơn, con chợt nhận ra mình cũng chưa ngộ ra được gì, chỉ là chuyển từ môi trường này sang môi trường khác. Từ môi trường thụ động sang môi trường năng động. Nhờ thầy chỉ dạy thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông,
Nhiều ngày đối mặt với những bất toại nguyện cũng như tháo động bên ngoài, con tự nhủ hãy nhẫn nại, và đọc các hỏi đáp về đề tài này, sư Ông đã giảng rất nhiều về pháp Nhẫn nại, rồi một lúc bất chợt con nhận ra, ngay nơi khi mình còn nghĩ rằng phải nhẫn với đối tượng, còn phải nhẫn với Tâm tháo động đó thì chính đó vẫn còn đối kháng, buông ra không ta không của ta, không phải người hay ta nữa, không còn trái phải, không còn trên dưới trước sau nữa, thì còn gì để mà nhẫn, có gì khó chịu đâu, có gì nóng nảy đâu mà Nhẫn, nhẫn là nhẫn cái gì... đây cũng còn không thì nhẫn cũng là 1 sự ảo tưởng mà thôi. Cho rằng mình đang nhẫn cũng chính đó là bất nhẫn.
Con biết ơn sư Ông đã khai thị chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, con xin được trình pháp. Hiện nay con dù tiếp xúc với phương tiện nào, dù là thoại đầu, công án, tam mật, niệm phật, hay một số kinh điển đại thừa cũng đều đưa về tâm trong lành, định tĩnh, sáng suốt, phản ánh khách quan thực tại thập như thị. Qua thực tại như thị con thấy chân không diệu hữu mọi lúc mọi nơi, đến lượt cái thấy chân không diệu hữu ấy cũng là một pháp chân không diệu hữu, việc xử lý vấn đề trong cuộc sống thường ngày cũng như trong công việc mặc dù không phải thập toàn thập mỹ nhưng ngày càng tối ưu hơn, có thành công hay thất bại gì thì cũng đều giúp con điều chỉnh nhận thức và hành vi cho phù hợp với quy luật khách quan. Con cũng không còn phân biệt ra khổ tập diệt đạo nữa, chỉ còn chánh kiến, con nghĩ có chánh kiến rồi, thì tự khắc sẽ có chánh tư duy cho đến chánh định như một mồi lửa tự khắc lan khắp cánh rừng mà không phải can thiệp; trong một chánh đạo có bát chánh đạo, chỉ tùy duyên hợp với đạo nào thì lấy đạo đạo đó làm nền thâu nhiếp các đạo khác, bát chánh đạo không tách rời nhau mà luôn có trong nhau, phật thuyết tám vạn bốn ngàn pháp môn không phải để môn nào cũng tập mà để trong trường hợp nào thì giác ngộ trong trường hợp đó, như một ngôi nhà đâu cũng là cửa vào (vô môn quan), vào được cửa nào thì cứ vào cửa đó, từ cửa đó mà vào được trong nhà rồi và từ trong nhà nhìn ra thì thấy hết thực tướng các cửa, các cửa đều bình đẳng, mà các cửa thế nào cũng đâu quan trọng nữa vì đã ở trong nhà rồi, chẳng qua vẫn có thể ra vào các cửa khác nhau để hướng dẫn những người ở các cửa đó (tự tại trong các phương tiện), còn như đang ở bên ngoài nhà mà nhìn thì chỉ thấy cửa bắc mà không thấy cửa nam và chỉ trích người đi vào cửa nam, thấy cửa đông mà không thấy cửa tây và chỉ trích người đi vào cửa tây. Riêng con vì có duyên với Thiền Tông từ Kiếm Đạo và được nghe pháp thoại Thực Tại Hiện Tiền của thầy nên con lấy Chánh tri kiến làm tảng, lấy đòn chém đòn đâm làm bài tập thí nghiệm, lấy Thập pháp giới làm bản đồ tu tập, lấy trong lành định tĩnh sáng suốt làm gốc, lấy tư duy, nói năng, hành động làm ngọn. Tuy nhiên do tâm định tĩnh trong lành sáng suốt chưa kiên cố và tập khí vẫn còn mạnh nên đôi khi con vẫn tùy duyên lấy các pháp môn làm phương tiện đối trị, nhất là pháp môn thiền na trọn vẹn quán chiếu tâm đang là, nhận ra tâm đang là thuộc pháp giới nào. Trong một số lúc gặp vấn đề nan giải, kích động mạnh, mà tập khí tham sân si còn nổi lên thì con lại trở về trọn vẹn với tập khí đang là đó, với tâm bất sát sinh con không không đối kháng hay làm thương hại các tập khí, với tâm bất thâu đạo con không chiếm hữu các tập khí, với tâm bất tà dâm con không luyến ái các tập khí, với tâm bất võng ngữ con không bóp méo các tập khí, với tâm bất ẩm tửu con không đắm say các tập khí, tham thì rõ biết tham, sân thì rõ biết sân, si thì rõ biết si, dục thì rõ biết dục, tầm tứ tự tầm tứ, hỷ tự hỷ, lạc tự lạc, nhất tâm tự nhất tâm, tín tự tín, tấn tự tấn, niệm tự niệm, định tự định, tuệ tự tuệ, không vô biên tự không vô biên, thức vô biên tự thức vô biên, vô sở hữu tự vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng cũng tự phi tưởng phi phi tưởng, hoặc đi hoặc đứng hoặc nằm hoặc ngồi hoặc nhắm mắt cũng đều có thể tứ thiền bát định, khi tứ thiền bát định thì mọi sự vật sự việc vẫn diễn ra bình thường, không phải cố nhắm mắt không nhìn, hay cố lắng tai không nghe, nhìn vẫn nhìn, nghe vẫn nghe, chỉ có thái độ tâm thay đổi, nhưng không phải thay đổi theo hệ thống tuần tự từ địa ngục đến phi tưởng phi phi tưởng thiên mà đang thế nào thì biết thế đấy, đang địa ngục thì biết địa ngục khiến xung quanh bị bóp méo và nhuốm màu đau đớn, đang tha hoá tự tại thiên thì biết tha hoá tự tại thiên khiến xung quanh bị bóp méo và nhuốm màu kiêu mạn, thoả mãn, và cái thấy nghe ngửi nếm xúc chạm nghĩ biết lúc này không phải là cái thấy nghe ngửi nếm xúc chạm nghĩ biết chân thật, là ngã, là tạo tác chứ chưa phải vô ngã, vô tác, chỉ đến khi bên trong trở nên bình lặng, thân tâm không còn sức căng cứng vi tế, thân tâm không còn bất kỳ bóng dáng nào, thì lúc ấy những dữ kiện mới được con sử dụng để giải quyết vấn đề, quả thực con thấy ngũ thiền chi là một phương tiện rất hay, trước đây khi hôn trần thùy miên nổi lên thì con cũng hết cách đành phải chuyển sang giải trí rồi mới quay lại tư duy được, nhưng từ khi tâm đắc ngũ thiền chi, con có thể mượn tầm thiền chi đặt chân lên đề mục hiện tiền để đối trị hôn trầm, hoặc mượn tứ thiền chi thăng bằng trên đề mục hiện tiền để đối trị sự trạo cử,... Nhưng tầm, tứ ở đây không phải có được bằng cách đề nén, cố gắng, mà bằng cách quay trở về đối tượng thực tế hiện tiền, muốn tầm là tầm, muốn tứ là tứ, không phải đắn đo hay nỗ lực mà tầm, tứ, dần dần khi gặp lại vấn đề đó thì không cần tầm tứ nữa mà cũng không bị hôn trầm trạo cử,... Con thấy các phương tiện đều có giá trị của nó, thậm chí pháp môn tam mật nhất trí trong mật tông nếu biết cách sử dụng cũng là một phương tiện hữu ích khai thị thực tại thân thọ tâm pháp, pháp hộ ma cũng vậy cũng có thẻ dùng làm một phương tiện tiếp dẫn dần dần những chúng sinh ưa thích huyền bí trở về với thực tại thân thọ tâm pháp đang và khơi nguồn sức mạnh nơi chân tâm,.. Thậm chí con thấy phép tập trung tín lực trong đạo thiên chúa trong ki tô giáo cũng là một dạng thiền định, vấn đề chỉ là ở đối tượng thiền định mà thôi. Nhưng nói chung các phương pháp chế định cũng chỉ là phương tiện, nếu kẹt trong phương tiện mà không thấy cứu cánh nơi thực tại thì phương tiện lại trở thành chướng ngại. Phật thuyết nhất thiết pháp vi trừ nhất thiết tâm, ngã vô nhất thiết tâm hà dụng nhất thiết pháp, mục đích cuối cùng không phải là tu pháp này hay tu pháp kia, đắc pháp này hay đắc pháp kia, mà là để đoạn giảm từng lớp từng lớp tâm chủ quan, từ lớp màn địa ngục cho đến lớp màn thiên đường cũng phải đoạn giảm hết để thực tại chân như hiển bày. Như vậy con hiểu tu hành là trở về với tâm tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác ngay tại đây và ngay bây giờ, dù ngay tại đây hay ngay bây giờ là tích cực hay tiêu cực, là dục giới, sắc giới hay vô sắc giới, là tham sân si hay vô tham vô sân vô si,... chánh kiến sẽ tự dẫn tới chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh kiến sẽ dẫn tới chánh giác, chánh giác sẽ dẫn tới khổ tập diệt. Tâm tinh tấn chánh niệm tỉnh giác sẽ dần dần dẫn tới tâm trong lành định tĩnh sáng suốt, tâm trong lành định tĩnh sáng suốt theo trùng trùng duyên khởi sẽ dần dần chuyển hoá tất cả từ nhỏ đến lớn, từ ta đến người, từ người đến vũ trụ vạn vật,... Giác ngộ giải thoát chính là giác ngộ giải thoát ngay trên quá trình chứ không phải là một điểm đến. tới chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh kiến sẽ dẫn tới chánh giác, chánh giác sẽ dẫn tới khổ tập diệt. Tâm tinh tấn chánh niệm tỉnh giác sẽ dần dần dẫn tới tâm trong lành định tĩnh sáng suốt, tâm trong lành định tĩnh sáng suốt theo trùng trùng duyên khởi sẽ dần dần chuyển hoá tất cả từ nhỏ đến lớn, từ ta đến người, từ người đến vũ trụ vạn vật,... Giác ngộ giải thoát chính là giác ngộ giải thoát ngay trên quá trình chứ không phải là một điểm đến. Thưa thầy, vì ngôn bất tận ý nên xin trình pháp đại khái và hơi lủng củng như vậy, mong thầy từ bi hoan hỷ ạ. Con xin thầy chỉ thêm cho con, con còn có lỗi lầm ở chỗ mấu chốt nào không và cần bổ khuyết chỗ nào để tiếp tục trôi về biển cả ạ. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »