Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 13-07-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy!<p>
Con cám ơn những điều Thầy đã chỉ dạy cho con. Gần đây trong sinh hoạt hàng ngày, có những lúc con thấy mọi sự con đang làm rõ ràng mà tâm lúc đó thật lặng lẽ, nhẹ nhàng và thư thái, chỉ là thấy biết mà không có ý niệm hay mong muốn gì cả. <p>
Con xin trình Thầy và mong được Thầy chỉ dạy thêm. Con kính chúc Thầy thường được sức khỏe ạ.
Ngày gửi: 13-07-2013
Câu hỏi:
Thầy quý kính, <p>
Con cám ơn Thầy, con cảm nhận thật là sâu sắc tất cả những gì Thầy đã hết lòng thương yêu dạy dỗ để truyền đạt lại cho tất cả chúng con. <p>
Thầy nhớ bảo trọng giữ gìn sức khỏe nhé!
Con.
Ngày gửi: 13-07-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Con có nghe Thầy giảng về Không, Vô Tướng, Vô tác, Vô nguyện nhưng con vẫn chưa rõ ràng cho lắm, chữ Không này có phải là chữ Không trong bài kinh Bát Nhã (sắc tức thị không - không tức thị sắc) và chơn không diệu hữu không Thầy? <p>
Con xin cảm ơn Thầy & chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe.
Ngày gửi: 12-07-2013
Câu hỏi:
Con chào Thầy.<p>
Thầy ơi, con có một ám ảnh làm con bị mất tự tin ở chính mình. Sau khi con quyết định và đang học lại để con có một việc làm mà trước đây con đã học rồi. Kinh tế trong gia đình thì cũng không túng thiếu và cần sự giúp đỡ của con nhưng con không muốn phải phụ thuộc vào chồng con nhiều quá. Con chỉ muốn tự lập rồi nếu có cơ hội và điều kiện thì con có thể giúp mình và những người ở xung quanh khi gặp khó khăn, trở ngại. Nhưng luôn luôn con bị những lời của một người coi bói năm xưa cứ nói là: "Cô cứ đi đâu hoặc học làm việc gì thì cũng không thành công rồi vẫn phải bỏ về nhà làm người nội trợ". <p>
Tuy con không biết mai này sẽ ra sao nhưng trước đây con cũng học rồi ra nghề mà sau đó cũng phải bỏ nghề, di chuyển để theo gia đình. Con cũng nghĩ là nếu có thành hay bại thì mai này Pháp cũng sẽ chỉ dạy cho con một bài học. Nhưng bây giờ con thật là bị lung lay trong thực tại khi đang học bài. Khi tâm khởi lên ý nghĩ này thì con cũng biết là con đang rơi vào tình trạng mê tín và có nhiều ham muốn. Con không muốn mê tín nhưng con cảm thấy có những gì đó cứ lôi cuốn con phải nghĩ đến. Con cũng để ý nhìn thẳng vào đó nhưng con vẫn bị những ý nghĩ đó làm con mất tập trung. Con xin thầy cho con một lời khuyên để con định tâm và học được bài học ở chính tâm mình. <p>
Con cám ơn thầy và chúc thầy, các sư và tăng ni được mạnh khỏe.
Ngày gửi: 12-07-2013
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Thầy.<p>
Thầy quý kính, con kính lời thăm Thầy luôn được pháp thể khinh an. <p>
Hôm nay con muốn viết thư thăm Thầy lắm, nhưng cứ nhấp nhứ hoài mà không dám, vì trong tâm cứ nghĩ đến nỗi niềm, Thầy đã có tuổi rồi, vì thương đám con dại khờ, nên vất và cả ngày, rồi sáng sớm và tối đến, cho dù mắt đã không còn được tinh tường lắm, Thầy vẫn ngồi cặm cụi trước máy vi tính để đọc và trả lời thư cho chúng con. Với lại điều làm con bận lòng nhất là vì con biết, hôm Thầy từ Mỹ trở về, sau chuyến hoằng hóa, khi Thầy về đến Việt Nam là đã nửa đêm của ngày 27 tháng 6 rồi, mà mới sáng sớm ngày hôm sau, Thầy đã có buổi trà Đạo dành cho quý Phật tử thường đến chùa, rồi cũng ngày hôm đó, đã có rất nhiều quý Phật tử các nơi, nóng lòng, thương Thầy, liên tiếp đến thăm Thầy, Thầy không có thời giờ để ngủ, và đến sáng ngày 30 tháng 6, thì Thầy lại đi Huế để đáp ứng sự mong chờ của quý Phật tử ở đó. <p>
Lúc đó, tất cả quí vị trong chùa và bản thân con lo cho sức khỏe của Thầy lắm vì không biết Thầy lấy đâu ra năng lượng để làm việc?
Con ôm ấp câu hỏi đó trong lòng, mấy lần muốn viết thư để hỏi Thầy, nhưng lại sợ làm cực Thầy thêm và tự xét thấy trong tác ý này, mình có tâm dễ duôi và tính ỷ lại vào Thầy, nên con tự tìm cách trả lời câu hỏi cho chính mình, bằng cách một lòng, một dạ thực tập những gì mà Thầy đã dạy ở Pháp Luân/2013, con cứ nghe Thầy giảng, rồi thực tập theo, rồi lại nghe, rồi lại thực tập, con cứ làm như thế, mà cứ mỗi lần nghe lại, thì những điều không hiểu cứ càng ngày càng được sáng tỏ thêm ra.<p>
Hôm nay con xin được trình lên Thầy những điều mà con đã tìm ra được:<p>
Hằng ngày con đã phung phí rất nhiều năng lượng cho những việc vô ích từ sự thiếu tỉnh giác, mà điều làm phung phí năng lượng nhiều nhất là những sự suy nghĩ không có chủ đích và vô bổ. Kế đến là sự đối kháng những điều không thích và nắm giữ những điều ưa thích trong tâm. <p>
Trong khi con quán sát, con nhận ra rằng, muốn khởi động bất cứ một tác động nào, cho dù nhỏ nhặt đến đâu, phải cần có một ý muốn khởi lên trước, thì hành động đó mới được thực hiện, thí dụ muốn băng qua đường, phải có ý muốn khởi lên, để tạo ra một cái lực, và chính cái lực vừa được phát sanh này sẽ lập tức được truyền đến chân, để thúc đẩy chân bước tới. <p>
Ý muốn được phát sanh để thực hiện những điều cần thiết cho việc duy trì sự sống, thì cần dùng rất ít năng lượng. Nhưng vì tâm tham, tâm sân, luôn chực sẵn ở đâu đó, chỉ chờ ngay khi không có sự thận trọng, chú tâm, quan sát là nó lập tức nhảy ra, chen vào thúc đẩy những hành động vội vàng, hấp tấp, dư thừa và chính do sự can thiệp của chúng, mà số năng lựợng mới bị hao tốn quá nhiều. <p>
Thí dụ như, giả sử lúc đó, có đèn đỏ, bắt phải dừng lại, thì lập tức có tâm đối kháng nhảy ra, thúc đẩy chân cứ việc băng qua đường. <p>
Để điều chỉnh nhận thức và hành vi sai lầm này, con bèn đứng yên quan sát sự thúc đẩy do tâm đối kháng đó gây ra, thì tâm đối kháng đó yếu dần rồi mất hẳn. Và cứ mỗi lần những sự kiện tương tự như trên xảy ra, thì con lại đứng yên quan sát, sau đó, dần dần sức thúc đẩy của tâm xúi giục làm chuyện không đúng, mỗi lần trở lại, thì nó lại yếu dần đi và thời gian kéo dài cũng ngắn dần đi. <p>
Ngày nào, nếu sự thận trọng, chú tâm, quan sát của con tăng, thì số năng lượng con cần dùng lại giảm, và tâm cũng nhẹ nhàng, mát mẻ hơn. Và khi con không đặt trước bất cứ một ước muốn hay một kỳ vọng nào, thì làm việc gì cũng tròn vo, và chính sự làm việc lại mang đến năng lượng cho con và giúp cho sức khỏe của con được tăng lên. <p>
Thầy ơi! Hôm trước con có xin Thầy tập thơ của Thầy, hôm nay con xin Thầy hãy quên chuyện đó đi nhé, vì con thấy để Thầy phải cặm cụi đi tìm lại các bài thơ, sao mà tội lỗi quá, bởi cái tội vòi vĩnh của con với Thầy! Nên con đã vào trang web của Thầy và in ra Tập Thư Tĩnh Lặng rồi. <p>
Để từ nay, mỗi lần đọc được một bài thơ hoặc một bài kệ nào của Thầy mà con chưa có, thì con sẽ chép xuống để dành học, chứ Thầy đã làm sẵn hết rồi, bây giờ chỉ có việc sưu tập lại thôi mà cũng làm biếng nữa, thì mắc cỡ lắm! Với lại, khi con chép lại như vậy, con thấy nó thấm hơn. <p>
Khi đọc Tập Thơ Tĩnh Lặng, con nghe lòng bùi ngùi, cảm động đến muốn khóc luôn, nhất là bài thơ “Tình thâm,” con cứ nghĩ con chính là một trong số huynh đệ ở Huyền Không lúc đó! Con cũng cảm nhận được tâm tư Thầy một cách trọn vẹn, trong khi Thầy viết ra những dòng thơ đó, những dòng thơ đó đã đi thẳng vào tâm con và đánh thức những gì sâu thẳm nhất trong lòng con, con còn nhiều xúc cảm khác lắm, khi con đọc Tập Thơ Tĩnh Lặng, nhưng mà thư đã quá dài rồi, con e Thầy mỏi mắt. <p>
Con mong Thầy hoan hỷ khi nghe con trình bày sự thực tập của mình. Dù con chưa bao giờ gặp Thầy, nhưng con biết chắc một điều, là con đã rất quen biết với Thầy và đã có thật nhiều duyên lành với Thầy tự bao giờ. <p>
Con xin lỗi Thầy đã viết thư dài đến như vậy.
Ngày gửi: 12-07-2013
Câu hỏi:
Bạch thầy, xuất gia có phải là con đường duy nhất để mỗi con người tiến hóa về cõi Niết-bàn hay không thưa thầy?<p>
Con nhận biết chắc chắn mình đã từ bỏ hoàn toàn cuộc sống vật chất, con chưa biết hướng đi sắp tới phải đi thế nào. Con cũng muốn giúp đỡ mọi người nữa, thậm chí là con có ý định dùng chính vật chất làm đòn bẩy để giúp đỡ mọi người nhận ra con đường đạo. Con ham đọc sách và thấy có một số nhân vật vừa hạnh phúc thực tại mà vừa đầy đủ vật chất, họ chia sẻ những bí quyết thiền để hút vật chất, sau đó dùng tiền để làm việc tốt. <p>
Khi ai đó chứng ngộ thì tiếp theo người đó sẽ đi về đâu? Tiếp tục sống trong chánh niệm và lắng nghe hay lựa chọn hướng đi? Thầy có thể cho con biết những con đường của một người hành đạo được không? <p>
Con xin cám ơn thầy!
Ngày gửi: 12-07-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, xin Thầy giúp con ạ. <p>
Làm thế nào để đối trị với tâm phiền não khi phải sống bên cạnh người mình không thể nào thích và lại mãi xa với người mình yêu thương ạ?
Ngày gửi: 12-07-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con có một thắc mắc xin Thầy giải đáp: <p>
- Trong sách thường hay viết là: "cần phải từ bỏ cái 'ngã, cái tôi'- vậy khi liên hệ tới "Thấy biết như thực" - khi mình đang ham muốn hay giận dữ một việc gì, thì việc thấy biết trong tâm như thế nào?, "tôi đang ham muốn/giận dữ" hay "có một sự ham muốn/giận dữ trong tâm của tôi" <p>
- Vậy phải hiểu "bản ngã" là như thế nào và có cần phải loại bỏ hay không? hay chỉ cần "Thấy biết như thực" <p>
Kính mong Thầy giúp con hiểu về hai vấn đề trên: Bản ngã và Thấy biết như thực? <p>
Con Cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 11-07-2013
Câu hỏi:
Thầy ơi, con lại có bài thơ vui vui tặng Thầy:<p>
Bao ngày tháng con bôn ba vọng tưởng <p>
Lời Thầy khuyên như gọi chúng con về <p>
Trở về đây sống tùy duyên thuận pháp <p>
Chợt thấy mình chỉ pháp đến đi thôi! <p>
Chúc thầy mạnh khỏe ạ, nếu đủ duyên vào Sài-gòn dịp tới con sẽ lại vào thăm chùa Thầy nhé.
Ngày gửi: 11-07-2013
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy, <p>
Đạo là vô vi vì hữu vi hay tiến trình thập nhị nhân duyên gây ra đau khổ do có cái ta muốn định sẵn như ý nó trong khi Pháp thì vô thường, vô ngã. Tuy vô vi nhưng là vô vi trong cõi hữu vi vì Thầy dạy "Hạnh phúc là sự dung nhiếp khổ đau" nghĩa là khi dung nhiếp được khổ đau ta sẽ không gây hại cho mình bằng cách gây hại cho người, luôn chánh niệm tỉnh giác nơi thân, thọ, tâm, pháp để nhìn thấu nỗi đau nơi chính mình mà không còn làm khổ tha nhân nữa. Đức Phật dạy "Thanh tịnh chỉ là trạm xe, mục đích tối hậu là vô thủ trước Niết Bàn", vậy "Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau" vì không còn thủ trước bất kỳ điều gì, phải không Thầy! <p>
Con xin tri ân Thầy và nguyên lý Thiền mà Thầy đã khéo chỉ bày. Con mong tiếp tục được sự chỉ dạy của Thầy. Kính chúc Thầy sức khỏe.