Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 19-06-2013
Câu hỏi:
Xin sư cho cháu hỏi: <p>
Cháu thấy thân, thọ, tâm, pháp là một đối tượng cột tâm. Nếu trong thiền định ta cột tâm vào đề mục do tưởng sanh, thì ở đây ta cột tâm vào đối tượng thật trong hiện tại. Và khi cột tâm vào thân, thọ, tâm, pháp (gọi cách khác thận trọng, chú tâm, quan sát), lúc đó, tham, nóng nảy, si mê, phiền não không có. Nhưng liệu đó có phải là phương tiện? Cái gốc là mình buông xả cái "KHÔNG VÔ NGÃ" của mình là chính? <p>
Bởi vì thực tế chiêm nghiệm và trải nghiệm, theo thiển kiến của cháu: khả năng thận trọng, chú tâm, quan sát ở mức số 6, mà đối tượng khả năng cuốn hút ở mức số 4, 5 thì mình không theo nhưng nó ở mức 7, 8 thi minh bị nó cuốn theo. Mà mức độ cuốn hút của đối tượng thì vô chừng vô hạn. Cháu xin ý sư. <p>
Mong ngày 28/6 gặp được sư!
Ngày gửi: 19-06-2013
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,<p>
Con mắc cỡ là vì cái tôi nó đã lén xen vào. Con cám ơn Thầy đã chỉ rõ cho con. <p>
Con nghe và đọc các câu trả lời của Thầy, con thấy Thầy hay ghê đi! Đôi khi có nhiều điều, chúng con lúng túng không thể diễn tả được, Thầy nói dùm tụi con, và cho dù câu hỏi của chúng con thoạt nghe rất là vớ vẩn, Thầy cũng giảng thành một bài Pháp để giúp chúng con trở lại đúng hướng và tiếp tục từ chỗ chúng con đang đứng. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 19-06-2013
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Kính bạch Thầy, con kính lời thăm Thầy luôn được sức khỏe.<p>
Con đọc câu trả lời của Thầy, con mắc cỡ lắm, con cám ơn Thầy, con đã nhận ra được tánh quá thẳng của con và cái tật hay làm tài lanh, con cũng nhận ra được bản tánh thiếu thận trọng và không có kiên nhẫn. <p>
Con hiện đang học quyển “Sống Trong Thực Tại.” Trong khi đọc, con càng kính quý Thầy nhiều hơn, con cũng cảm nhận được lòng Thầy thật nhiều. Thầy viết sách hay thiệt! Từ ngày có đầy đủ phước duyên để được học Đạo với Thầy, con cảm thấy như con đang được sống trong thời Đức Phật còn tại thế. <p>
Hiện giờ con thấy bên trong con luôn có cảm giác thật là trọn vẹn, và đầy đủ. Con thật sự cảm thấy, con không cần và muốn có thêm bất cứ điều gì nữa cả.<p>
Có đôi lúc, con muốn viết thư cho Thầy để cám ơn Thầy và diễn tả niềm hạnh phúc đang có trong lòng con, nhưng con lại không viết, vì con biết Thầy đã cảm nhận được điều đó và cũng vì lúc đó ngôn ngữ chẳng những không còn diễn đạt được điều đó mà còn làm mất đi tính chất uyên nguyên của nó nữa.<p>
Thầy ơi! Con kính chúc Thầy luôn được Pháp thể khinh an. <p>
Trong niềm hoan hỉ có được Thầy quý, bạn lành. <p>
Ngày gửi: 18-06-2013
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Kính bạch Thầy, con xin thành kính dâng lên Thầy lòng biết ân chân thành của chúng con, về những lợi lạc mà bản thân con và thân bằng quyến thuộc đã hưởng được sau khi xem đoạn video clip buổi thuyết giảng vào ngày May 27, 2013 – 02, tại chùa Hương Đạo Fort Worth, Texas – USA dưới đây, mà trong đó cách thức Thầy hướng dẫn Thiền đơn giản và dễ hiểu đến mức không thể nghĩ bàn: <p>
https://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=rUjxUMG0rQE <p>
Sau khi thực hành như lời Thầy dạy, trong khi sinh hoạt hằng ngày, một số chúng con đã có thể tự tháo gỡ được những gút mắc của mình tự cột trói bấy lâu nay (vì đã hiểu và thực hành sai lời Phật dạy) một cách dễ dàng, cho dù có một số trong chúng con chưa bao giờ đi chùa và cũng chưa từng biết hành thiền là gì.<p>
Kính bạch Thầy, <p>
Con đọc mục Hỏi Đáp của Thầy, con thấy rất nhiều bạn luôn muốn cha mẹ mình biết Đạo, đó cũng là tâm trạng của con. Con xin phép Thầy cho con được kể tỉ mỉ một chút, con muốn được chia sẻ cùng với các bạn có cùng lòng mong muốn như con. <p>
Con nhận thấy những vị có tuổi thường sống với quá khứ và do ảnh hưởng gánh nặng đã mang trong cuộc đời nên phiền não rất nhiều.
Như trường hợp mẹ con, chỉ cần nghe ai nói một câu gì thì mẹ con sẽ kể lại một câu chuyện đau buồn trong quá khứ dài đến 10 phút, mà câu chuyện đó mẹ con đã kể rất nhiều lần. <p>
Trước đây con thường khuyên mẹ con nghe Pháp, nhưng mẹ con chỉ xem video ngày đêm thôi, con giận lắm! <p>
Sau khi nghe Thầy giảng, con suy nghĩ lại biết là mẹ con cảm thấy cô đơn. <p>
Bây giờ, con xem mẹ con như là bạn, mỗi lần mẹ con kể, con ngồi im lặng để nghe và quán sát cảm giác thân tâm của con, đến khi mẹ con dứt lời, con hỏi mẹ con: Bây giờ mẹ cảm thấy trong lòng như thế nào? Mẹ con trả lời: Mẹ thấy bực bội, khó chịu lắm! Mẹ ơi! Như vậy cảm giác khó chịu, bực bội mới là thiệt, còn chuyện mẹ kể không phải thiệt.
Khi trời nóng, con hỏi mẹ con nghe trong mình như thế nào và muốn con giúp mẹ chuyện gì? Mẹ con nói nóng và kêu con mở cửa ra, con mở cửa ra và hỏi mẹ con có nghe mát mẻ, dễ chịu hơn hay không? <p>
Trong khi con lau mặt cho mẹ, con hỏi mẹ con cảm thấy trên mặt như thế nào khi khăn chạm vào mặt? Đến giờ cơm thì con hỏi mẹ con có biết đói bụng hay không? Dùng cơm có ngon miệng hay không? Mẹ con than bệnh, thì con nói là con cũng bệnh như mẹ con. Thấy mẹ con buồn thì con lại ôm mẹ và hỏi mẹ con tại sao buồn, rồi con đọc các bài Kệ cho mẹ con nghe. <p>
Sau vài ngày, con chăm sóc cho mẹ con như vậy, thì mẹ con hoan hỉ hẳn ra và bớt bệnh quên rất nhiều cũng không còn thường than thở về tuổi già và kể chuyện đau buồn trong quá khứ nữa.<p>
Con thành kính lắng nghe lời dạy của Thầy.
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 18-06-2013
Câu hỏi:
Dạ vâng, cũng có đôi lần con tìm cách chia sẻ, nhưng không khéo khiến người nghe có vẻ sân, con buộc phải đổi sang chủ đề khác. Có lẽ chỉ nên gợi ý chứ không nên can thiệp quá sâu vào quá trình giác ngộ của mỗi người...<p>
Con hỏi Thầy vì không muốn sau này phải hối tiếc vì khi có Thầy đã không hỏi. Bây giờ nhớ lại, trước đây có lúc buồn và đi xe bus một mình, con đã rơi vào trạng thái không suy nghĩ, chỉ đơn giản nhận biết. Con thấy mênh mang, tĩnh lặng và dễ chịu. Nhưng sau đó cứ phải cố gắng sống như mọi người. Mãi đến sau này, nếu không có cơ hội được học Pháp, nghe Pháp, có thời gian và hoàn cảnh thuận lợi để thực hành, chắc con mãi mãi cũng không biết được đó là gì. Vì thế con mới băn khoăn vậy.<p>
Đợt này con bắt đầu thấy cách tâm sắp xếp từ ngữ và tạo ra câu chữ, ý nghĩa. Lúc thích gì thì nó thoả hiệp, lúc bị công kích thì nó sẵn sàng lôi ra một loạt biện luận để tự bảo vệ. Chỉ có đôi lúc cần nói chuyện hoặc phải làm bài thi thì tự nhiên con lại không suy nghĩ được. Chắc lúc đó định hơi quá phải không Thầy? <p>
Con chỉ mới phát hiện ra đến đó thôi. Con cám ơn Thầy đã lắng nghe và trả lời con. Con kính chúc Thầy mọi điều tốt đẹp.
Ngày gửi: 18-06-2013
Câu hỏi:
Dear Bhante,
I have a best friend who is going through a really rough time with family problems. To make the long story short, his sister is going through a nasty abusive divorce which makes him and his mother very stressed out and afraid that his sister will be harmed physically, emotionally and financially. Its affecting their life and abilities to focus on their work and health. We would like to ask for your guidance of what he and his family should do to get through this hard time. He is looking forward to have your wise guidance. Thank you Bhante.
Ngày gửi: 18-06-2013
Câu hỏi:
Kính Thầy,
Con cảm ơn Thầy đã cho con câu trả lời. Con xin trình bày thêm để mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con cụ thể hơn để có thể áp dụng tu tập cho cuộc đời còn lại của mình. <p>
Con là Phật tử nhưng do hoàn cảnh không có cơ hội để học Phật Pháp, đời sống khổ đau, bất an đã đưa con biết tới câu niệm Phật trong đi đứng nằm ngồi hoặc ở bất cứ lúc nào con có thể, kể cả muốn nghe giảng về Phật Pháp, con phải lợi dụng vào những lúc đang lái xe hoặc nấu ăn cho gia đình hoặc đứng ủi áo quần cho cả nhà, v.v… chứ chưa lúc nào con được thư thả để ngồi trước bàn thờ niệm Phật hoặc ngồi thảnh thơi để nghe trọn vẹn 1 bài giảng Pháp nào cả, phải nghe gián đoạn từng hồi từng hồi... vài ba lần mới xong một bài Pháp.<p>
Vào khoảng vài tháng nay, con đã được thong thả hơn nên muốn dành thời gian cho thời khoá tu tập cuả mình. Con muốn được tu thiền bằng những bước bắt đầu một cách căn bản, vì thành tâm mà nói thì Pháp tu niệm Phật mà bấy lâu nay con áp dụng chỉ như là một sự chạy trốn những nỗi khổ niềm đau mà thôi. Con rất sợ đối diện lại những khổ đau này nên mỗi khi khởi lên con đều nhờ câu niệm Phật liên hồi để không nghĩ đến những nỗi niềm riêng đó, thật sự con cũng được lợi lạc trong Pháp tu này, nhưng hình như nó vẫn là một cái gì đó rất tạm bợ, bởi vì đôi lúc nỗi đau xưa xuất hiện, con đối diện thử với nó thì mới phát hiện ra rằng nó vẫn còn nguyên vẹn chứ có được chuyển hoá gì đâu!<p>
Con đang bắt đầu thiền tập bằng quán niệm hơi thờ, thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, mà cứ lẫn lộn với câu niệm Phật hoài. Con không biết pháp hành như thế nào cho đúng đây nữa. Thầy dạy “Trở về trong sáng trọn vẹn biết mình” là sao, thưa Thầy? Con không hiểu được hết ý. Một lần nữa con cúi xin Thầy từ bi chỉ rõ cho con cách hành trì, con thành kính tri ân Thầy thật nhiều.
Ngày gửi: 17-06-2013
Câu hỏi:
Dạ, con cám ơn Thầy. Con cám ơn Thầy đã chỉ dạy con. Con không nghi ngờ gì nữa vì con đã quan sát tâm mình và hiểu được tập đế, khổ đế rồi... Tứ diệu đế dễ hiểu hơn khi được nghe Thầy giảng. Con cũng đủ khổ đau rồi, nên con không còn tìm kiếm ảo vọng gì ở bên ngoài nữa. Con hỏi câu đó là vì con muốn biết có cách gì để giúp cho ba mẹ con, người thân con gieo duyên với Chánh Pháp không? Mọi người cứ già dần đi nên con cứ suy nghĩ như vậy, thưa Thầy...
Ngày gửi: 17-06-2013
Câu hỏi:
Kính lễ Thầy, sau một thời gian quan sát thân tâm, con đã phát hiện ra nhiều thứ về nó. Mới hôm trước con thấy vui vui vì bắt đầu thấy tham ái và sân với cái nhìn trọn vẹn và tự nhiên hơn (giảm bớt sự cố gắng nhìn trong đó), nhưng hôm nay đến công ty thì tâm cứ nhảy loạn xạ, những câu chữ cứ chực trào ra ngoài. Con cứ nhìn mà chẳng biết phải làm sao.<p>
Có một câu hỏi mà con cứ băn khoăn mãi, tự mình suy nghĩ không ra: Đó là một người phải gieo duyên gì mới gặp được Chánh Pháp và nhận được sự khai thị đúng đắn thưa Thầy.<p>
Đức Phật trải qua nhiều kiếp thực hành các ba-la-mật, nhưng con nghĩ không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của ba-la-mật, và không dễ để trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác và một vị Độc Giác. Con cũng nghĩ là một người phải trải qua nhiều khổ đau, cái ngã mới bớt dần vọng chấp thì sẽ dần biết buông xả. Nên một số người dù gặp Đức Phật trực tiếp nhưng căn cơ chưa tới thì đành chịu. Nhưng các vị Thầy của Đức Phật, con nghĩ họ là những người có trình độ tâm linh cao, lại chết trước khi Đức Phật chuyển pháp luân và không có cơ hội nghe Pháp. (Mà các vị này đắc thiền cao vậy, sau khi hết tuổi thọ ở các cõi đó, lại có nguy cơ đọa vào các cõi thấp - theo như con đã nghe giảng).<p>
Quan sát thân tâm giúp con bớt khổ đau, nhưng sao mà khó giải thích điều này với những người khác. Con là người ít ganh đua, vậy mà một niệm bất thiện khởi lên, là con thấy nó chi phối suy nghĩ rất dai dẳng, thật kinh khủng. Con chỉ muốn hỏi vậy để nếu con có thể làm được điều gì đó. Xin Thầy từ bi giảng thêm giúp con.<p>
Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 17-06-2013
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Kính bạch Thầy,<p>
Con cám ơn Thầy, con đã lãnh hội được câu trả lời của Thầy rồi, con sẽ luôn thực hành đúng theo lời Thầy dạy.
Với lòng mong muốn cho Thầy hết bệnh đàm vướng cổ, con xin phép được thưa lên Thầy chuyện của con. <p>
Kính bạch Thầy.<p>
Con cũng bị bệnh đàm lên cổ giống như Thầy trong nhiều năm qua, nhất là mỗi khi con ăn tròng trắng trứng gà, có khi đàm lên nhiều quá, cổ họng bị chận lại, con bị nghẹt thở tưởng suýt chết luôn. <p>
Cách đây 2 tháng, mỗi ngày con dùng một miếng bông gòn loại cosmetic chấm vào dầu mè để lau răng, nướu răng và lưỡi, còn trong cổ họng thì con dùng ngón tay chấm dầu mè thoa vào. Con làm như thế thì đàm cứ tự lên và bắt khạc ra, con lau nhiều lần cho đến khi hết một muỗng canh dầu mè. Sau 7 ngày dùng dầu mè như vậy thì bệnh của con đã khỏi hẳn. Hiện giờ thì con tiếp tục dùng mỗi tuần 2 ngày, và bệnh không còn bị trở lại nữa. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Minh Tâm