Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 27-05-2011
Câu hỏi:
Con kính lời vấn an Thầy. Thưa Thầy, trong cuộc sống hàng ngày: làm việc, tập thể dục, liên lạc bạn bè... có là những hành vi do bản ngã tạo tác hay không? Nếu không thì những việc đó gọi là gì?
Chồng, con trong gia đình hành xử ích kỷ và vô minh thì làm sao có thể thấy như thấy, nghe như nghe, tùy duyên thuận pháp?
Mong Thầy chỉ giáo.
Ngày gửi: 24-05-2011
Câu hỏi:
Kinh bạch thầy!
Con được biết tháng 9 này chùa mình có Lễ Dâng Y Kathina. Con rất muốn cúng dường chư Tăng để xin hồi hướng phước báu cho ba con đã mất cũng vào tháng 9, vậy chúng con phải làm sao, có cần phải qua thủ tục gì không thưa thầy? Con xin cám ơn thầy.
Ngày gửi: 24-05-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy, con đọc đi đọc lại quyển Thực Tại Hiện Tiền của thầy giảng do Ban Hoằng Pháp (sư Đức Minh) ở Pháp ấn tống để hướng dẫn con đường tu học. Trong cuốn sách này thầy có nhắc đến môn Vi Diệu Pháp và Duy Thức, con mong được học hỏi, xin thầy chỉ cho cách tìm để có những bài giảng về môn học này.
Kính bái. Trinh Long Hai.
Ngày gửi: 20-05-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con là một Phật tử thường xuyên và có nhiều thời gian thân cận với Tăng giới. Có nhiều điều con được biết, nói đúng hơn là vô tình mà con được biết khiến con dần mất đức tin vào Tăng chúng hiện nay. Nay con được bạn bè giới thiệu webside này. Phật giáo Nguyên Thủy còn khá lạ lẫm đối với con; tuy nhiên khi đọc qua phần Hỏi đáp Phật Pháp này, con thấy Thầy trả lời rất hay, thực tế và gần gũi. Con mạo muội xin hỏi thầy một vấn đề mà con băn khoăn như sau: Vị tỳ kheo, sa di, phạm giới hành dâm; Phật tử đã thọ quy giới và một người thường phạm tội tà dâm thì xét theo phương diện nhân quả và giới luật của nhà Phật tính chất và quả báo có khác nhau không? Có gì thất lễ xin thầy hoan hỷ! Thành kính đảnh lễ thầy!
Ngày gửi: 19-05-2011
Câu hỏi:
Bạch thầy, lời đầu con kính chúc thầy mạnh khỏe mãi là cây cao bóng cả để che mát đời chúng con. Thưa thầy, cho con bạch một việc như sau: con có tu tập Pháp môn Lạy Phật Hồng Danh Sám Hối các vị Phật và cầu nguyện thì một thời gian sau phép nhiệm mầu đến với con. Ước nguyện của con là tìm thấy mộ cha con vì cha con là liệt sỹ. Vào ngày 6/12/2010 con gặp được người bạn tốt đã giới thiệu cho con nhà ngoại cảm và con đã nhờ nhà ngoại cảm tìm thấy phần mộ của cha con trong nghĩa trang liệt sỹ đồng thời con nhờ nhà ngoại cảm gọi hồn cha con và cha con đã nhập hồn vào nhà ngoại cảm, nói là ông rất muốn về quê, vì ông nói đã hết nghiệp rồi ở đây lạnh lắm. Phần con cũng rất muốn làm theo tâm nguyên của ông là bốc dời mô về quê theo ý của ông, nhưng con không có điều kiện về tiền bạc vì quê ở ngoài Bắc rất xa mà hiện giờ con đang ở Sài Gòn, vậy hằng ngày con cầu nguyện xin ông thông cảm và con xin ông tu để được siêu thoát. Vậy nguyện vọng của con hằng ngày niệm Phật và cầu nguyện, liệu ông có nghe được lời cầu nguyện của con không thưa thầy?
Con kính mong thầy chỉ dạy cho con để con dược yên tâm tu tập. Con kính chúc sức khỏe thầy.
Ngày gửi: 19-05-2011
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, vừa rồi con có may mắn được tham dự khóa thiền mà thầy dạy cho chúng con tại chùa Tam Bảo, Đà Nẵng. Con rất biết ơn thầy đã khai sáng, chỉ bày cho chúng con một cách thiết thực, đơn giản, những ai hành sẽ thấy kết quả rất mầu nhiệm. Nhưng trong lúc hành thiền con không thể dùng tánh biết quan sát sự chuyển động của tâm được vì nếu con hoàn toàn với cái biết là mình đang ngồi và hít thở thì tạp niệm không có, được một lúc tạp niệm khởi lên thì tánh biết lại biến mất. Vì sao con không thể biết là mình đang vọng động mà vọng động rồi con mới biết vậy thầy? Trong lúc thiền thì 6 căn không tiếp xúc với 6 trần, vậy làm sao con có sự phòng hộ được? Có hôm cả buổi thiền con chỉ thấy toàn là tạp niệm lăng xăng chứ tâm không an ổn vắng lặng được, như vậy là buổi thiền đó không có kết quả phải không thầy? Kính xin thầy chỉ dạy cho con. Con xin cám ơn thầy và chúc thầy luôn khỏe để làm Phật sự và dìu dắt chúng con.
Ngày gửi: 19-05-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy! Năm nay con 37 tuổi, đã có gia đình và 2 con, nhưng trong tâm con thường mong muốn được xuất gia (tại Huyền Không Sơn Thượng hoặc chùa Bửu Long). Vậy con cần có thủ tục gì và có được ở đó tu tập không? Kính mong thầy từ bi hướng dẫn. Con xin cám ơn thầy.
Ngày gửi: 19-05-2011
Câu hỏi:
Kính bạch Sư, con đã có đi học thiền Tứ niệm xứ. Con xin hỏi Sư một số vấn đề con đã trải qua trong quá trình học và thực hành ở nhà để xem sự tu học của con có đúng không vì tu tập là rất quan trọng, nó liên quan đến vấn đề sinh tử, mong Sư từ bi chỉ giúp cho con:
Thỉnh thoảng con ngồi theo dõi sự phồng xẹp khi hơi thở ra vô, ngoài ra những ý nghĩ, tư tưởng khởi lên và mất đi đều được ghi nhận. Đôi lúc trong tâm tưởng của con thường hiện ra giống như mây khói xám khởi lên. Cùng lúc ấy, Tính biết thấy đây là vô thường. Những hiện tượng như vậy thường có rồi mất. Rồi trong khi ngồi nếu có những cảm thọ khởi lên như rởn gai, lúc ấy Tính biết biết rõ là vô thường. Tâm con hoàn toàn không yêu thích hay ghét bỏ và chỉ nhìn nhận nó như thế nào trung thực từ lúc khởi cho đến lúc mất. Nhưng có đôi khi con ngồi lâu thì cảm giác tê mỏi nơi bàn chân khởi lên mạnh thì những hiện tượng trên không có và nó được thay thế bởi thọ khổ này. Khi ấy sự chú Tâm của con hoàn toàn không dời xa khổ thọ này và sự ghi nhận về khổ thọ này rất rõ cho đến khi xả. Ngày trước mỗi khi có nỗi buồn trong Tâm, con thường hay trốn tránh tìm điều gì để khỏa lấp, nhưng thời gian gần đây tự nhiên Tâm con không vậy nữa, nó muốn nhìn mọi tư tưởng bực bội, sân hận, tham ái... từ lúc khởi lên cho đến mất đi. Và có 1 số điều con không biết tả như thế nào cho đúng, ví dụ: 1 cảm giác bực bội nơi Tâm khởi lên thì ở ngay nơi thân cũng có điều gì đó kỳ kỳ khó chịu. Tất cả những điều này đều được ghi nhận. Và con thấy chính sự ghi nhận này làm cho những bực bội mau lắng dịu. Con nghe nói lạc thiền là rất nguy hại nên con viết lên những gì con đang trải qua mong Sư chỉ giùm con.
Ngày gửi: 18-05-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Hôm nay là ngày đại lễ Vesak, vì công việc nên con không thể lên Tổ Đình Bửu Long dự lễ được. Nhân dịp này, con thành kính dâng lên thầy bài thơ trình pháp của con. Con kính mong thầy đón nhận như đón nhận tất cả tấm lòng của con hướng về thầy. Bài thơ con làm còn nhiều chỗ vụng về khiếm khuyết, nếu có gì sai sót xin thầy hoan hỷ cho con.
CÁM ƠN THẦY
Cám ơn Thầy đã cho con được thấy
Những thương đau phiền não của cuộc đời
Là bài pháp tuyệt vời thầy đã dạy
Là con đường thoát khỏi bến bờ mê
Là buông xả, là không nên tạo tác
Là sống trong thực tại hiện tiền
Không dừng lại, không truy tìm quá khứ
Không mong chờ, không ước vọng tương lai.
Con xin thành kính dâng lên thầy với tất cả tấm lòng biết ơn vô hạn.
Mùa Vesak 2555.
Con, Diệu Từ.
Ngày gửi: 16-05-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Cho con xin hỏi: 1) Khi con làm lễ giỗ ba con bằng cách trai Tăng hồi hướng phước báu thì ba con có nhận được không? 2) Con có nghe nói nếu con làm việc thiện mà con nhớ hồi hướng cho ba con thì ba con cũng được. Điều này có đúng không thưa thầy? Con rất mong nếu con làm điều thiện mà có thể giúp ba con có thêm phước. 3) Lâu lâu con có nằm mơ thấy ba con một lần và giấc mơ đó con cảm thấy như thật vậy. Thưa Thầy, đó chỉ là giấc mơ thôi hay là sự thật? 4) Thưa Thầy, nếu người sống cứ nuối tiếc người đã qua đời sẽ làm họ khổ thêm điều đó có đúng không Thầy? Và nếu con làm điều gì không tốt thì có ảnh hưởng hay làm liên lụy gì tới ba con không? Và điều gì tốt nhất để làm cho người thân đã qua đời của mình có thêm phước báo để được hạnh phúc ở thế giới bên kia? Xin thầy chỉ dạy cho con.
Con xin thành kính tri ân Thầy, kính chúc sức khoẻ thầy.