loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

"HOÀN TOÀN sống trong tỉnh thức và chánh niệm". Kính thưa Thầy, trong phần hỏi đáp giữa Thầy và những bạn đồng hành trên trang web này, con rất nhiều dịp đọc được chữ HOÀN TOÀN này. Đọc xong, một lần, nhiều lần rồi chữ cũng trôi qua như nước đổ lá môn. Cho đến hôm qua, con tự nhiên thấy rõ. Con xin vụng về tìm cách giải thích.
Khi đã nói HOÀN TOÀN thì đó tương đương với 100%. Mà khi đã 100% thì sẽ không còn chỗ nào nữa cho những chuyện khác xen vào. Chuyện gì? Không còn chỗ cho "ĐỂ" nữa. Không sống trong tỉnh thức và chánh niệm ĐỂ có đời sống sung túc, ĐỂ được an nhiên, ĐỂ chết lành, ĐỂ tái sinh tốt, ĐỂ thành Phật, ĐỂ v.v.. Chỉ có sống trong tỉnh thức và chánh niệm, chấm hết. Không mong chờ bất kỳ gì khác. Mà tại sao vậy? Tại vì ngay trong giây phút này những gì mình "là" trong tỉnh thức đã 100% đầy đủ rồi không thiếu một hạt bụi.
Con xin cảm ơn Thầy hằng ngày dẫn dắt trên con đường đi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy,
Tánh biết có phải là tâm chánh niệm hay tâm hay biết, nó cũng sinh diệt phải không thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2017

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy!
Bạch thầy, con thấy trên trang web nhiều thầy dạy đi kinh hành khác nhau mà con không biết nghe theo ai, con xin thầy có thể chỉ cho con cách đi kinh hành chi tiết để con thực hành được không ạ?
Con xin cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Bằng việc sống trọn vẹn với chính mình. Mặc dù con đang có ý niệm buông bỏ hết nhưng vì ác nghiệp quá nhiều nên vô minh che lấp, nhiều việc còn chưa phân biệt được là chánh pháp hay tà pháp? Vì vậy mà vô tình tạo ác nghiệp mà không biết.
Kính mong Thầy khai thị cho con.
Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Câu hỏi này khác câu hỏi kia nên con xin tách ra ạ.
Cũng trong nhóm học của tụi con thì chọn pháp của Thầy để nghiên cứu. Trong đó nhiều huynh đệ thắc mắc thế nào là “thận trọng, chú tâm, quan sát”. Con có cảm giác có gì đó không ổn vì con nhớ Thầy nói là pháp này sẵn có, Thầy chỉ dùng từ ngữ để cho chúng con hiểu chứ Thầy không đặt ra pháp này. Nhưng con thấy có vẻ như mọi người đang cố gắng phân tích thế nào là “thận trọng, chú tâm, quan sát”, điều này con sợ là đi vào khái niệm tục đế mà Thầy đã cố gắng bảo chúng con phải vượt qua để thấy sự thật tại đây và bây giờ trên thân thọ tâm pháp.

Mấy hôm trước trong bài đầu tiên của Khóa Thiền 5 con thấy Thầy có đưa ra 1 ví dụ để giải thích về việc bản ngã phát xuất từ đâu. Trong đó Thầy đưa ví dụ về việc bước chân lên cầu thang và chính thói quen hình thành bản ngã. Con cảm giác đây là ví dụ tuyệt vời để cho một người hiểu thế nào là “thận trọng, chú tâm, quan sát” mà không phải đi qua tư duy.
Có phải khi ta lần đầu tiên bước lên 1 cầu thang không phải ở nhà mình (có thể ở chùa, trường học hoặc nhà người bạn…) có độ cao thấp không như ở nhà mình, thì lúc đó sự “thận trọng, chú tâm và quan sát” đến một cách tự nhiên để có thể đi mà không bị vấp. Nhưng sau đó người này tiếp tục đi lên xuống cầu thang này khoảng 1 tuần thì tự nhiên không cần “thận trọng, chú tâm, quan sát” mà vẫn có thể lên cầu thang mà vẫn không bị vấp.
Không biết con đưa ví dụ này để diễn đạt về 2 trạng thái Có và Không có “thận trọng, chú tâm, quan sát” đúng như ý Thầy đã dạy không ạ?
Và Thầy cho con hỏi thêm là có phải trong khi thực hành Thiền thì quy trình đúng là nên tiếp cận trước bằng việc trực nhận sau đó mới nghiệm ngược lại về các khái niệm mới đúng không thưa Thầy?
Con cảm ơn Thầy đã lắng nghe và khai thị cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin được trình bày với Thầy. Dạo gần đây con nhận thấy bản thân trở về với chánh niệm tỉnh giác dễ dàng hơn trước, giống như con tìm ra được nguyên lý của nó và cách để hành nó sao cho hợp với mình nhất. Đây là kết quả sau rất nhiều lần chiêm nghiệm về cảm giác có gì sai sai, chưa đúng. Con nhận ra là trong cuộc sống hàng ngày thực tại có thân-tâm-cảnh, nếu con quá chú vào thân sẽ rơi vào tầm tứ, nếu quá chú vào tâm sẽ rơi vào lăng xăng, quá chú vào cảnh sẽ đánh mất mình. Cứ hễ con bị dính mắc vào một trong 3 lỗi trên thì thế nào cũng thất niệm, lúc đó con chợt hiểu là cần giữ thế quân bình, cứ sống tự nhiên trong chánh niệm, khi nào thấy mất quân bình thì quay lại thế quân bình rồi thấy một cách tự nhiên và tổng quát. Con quả thực đã phải trả giá bằng những thử nghiệm sai để có được kinh nghiệm này.
Khi có niềm tin nơi chánh niệm trong sinh hoạt hằng ngày, con bắt đầu ngồi thiền. Con nhận thấy mặc dù khi có thể ngồi thiền, yếu tố cảnh gần như được tạm thời cách ly với con, con chỉ phải đối mặt với thân-tâm của mình, nhiệm vụ dường như giảm đi nhưng thực tế giữ chánh niệm khi ngồi thiền khó hơn trong sinh hoạt hằng ngày rất nhiều, chính việc có thể ngồi yên mà chánh niệm mới thực sự là một thử thách. Tuy nhiên tác dụng rất rõ rệt, tuy ngồi thiền khó chánh niệm nhưng nhờ ngồi thiền con sẽ dễ chánh niệm trong sinh hoạt hằng ngày hơn. Ví dụ khi ngồi thiền trước khi đi ngủ dù chỉ 5 phút con sẽ nhanh chóng có thể chánh niệm khi mới ngủ dậy hơn.
Con xin cám ơn Thầy đã tận tình chỉ dẫn cho những người như chúng con chỉ có thể gặp Thầy trên mạng. Con chúc Thầy nhiều sức khỏe, an lạc ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con kính xin Thầy giảng giải cho con cụm từ:
TẤT CẢ LÀ MỘT, MỘT LÀ TẤT CẢ
Cụm từ này nó mơ mơ hồ hồ quá (đối với con):
- MỘT chính là BẢO NHẤT (LÃO TỬ)
- MỘT chính là TỰ TÁNH (NGÀI LỤC TỔ HUỆ NĂNG)
*TỰ TÁNH vốn tự đầy đủ
*TỰ TÁNH hay sanh muôn pháp
- MỘT chính là NHƯ LAI, NHƯ NHƯ xưa nay không khác không đổi
- MỘT bởi vì tất cả các đơn vị, cá thể đều có chung các thành phần cấu tạo (ít, nhiều, lớn, nhỏ khác nhau)
TẤT CẢ chỉ là những hình tướng được duyên hợp, tổng hợp mà thành rồi hoại diệt đi và sau đó là những tổng hợp khác kế tiếp, và cứ thế tiếp diễn...
Kính mong Thầy khang kiện và nhiều an lạc.
CON.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-08-2017

Câu hỏi:

Con thành thật sám hối về việc hiểu sai giữa Tâm và Pháp, con vô cùng biết ơn Thầy đã bỏ thời gian chỉ rõ những sai lầm con mắc phải. Kính Thầy cho con hỏi thêm:
Trong cuộc sống chúng ta nên có những ước mơ về tương lai (chẳng hạn hoạch định sẽ đến một nước nào đó, hoàn thành một học vị nào đó, tìm việc làm,…), vậy sống trọn vẹn với thực tại nhưng hướng về ước mơ mà đã hoạch định đó hay là chỉ sống trọn vẹn với thực tại và tuỳ duyên khi pháp đến?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con có thể hiểu ngồi thiền là khi ta ngồi vô sự với tinh tấn chánh niệm tỉnh giác đuợc không Thầy? Con cám ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-08-2017

Câu hỏi:

Kính Thầy cho con hỏi. Trong kinh Pháp cú Đức Phật đã nói “Tâm dẫn đầu các pháp, Tâm làm chủ tâm tạo. Nếu nói năng hay hành động với tâm ý bất thiện thì khổ não sẽ theo sau như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe…”.
Thầy dạy, những gì đến với chúng ta đều là Pháp, dù là Thiện hay bất thiện, tốt hay xấu; chúng ta đều tiếp nhận sống trọn vẹn với nó và học ra bài học từ đó. Vậy thì khi điều bất thiện đến, nếu ta tiếp nhận nó hay nói cách khác chấp nhận một ngã rẽ bất thiện thì phải chịu đau khổ để học ra bài học đó sao? Xin thầy cho con lời dạy rõ hơn ạ.

Xem Câu Trả Lời »