loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 307 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tánh biết & tướng biết'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-10-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy!
Thưa thầy con xin cảm ơn thầy về câu trả lời về sự rỗng lặng. <p>
Theo như thầy nói vậy thì chính tính biết là sự rỗng lặng, pháp trần là pháp trần, và sự tỉnh thức chính là biết được pháp trần có dính vào sự rỗng lặng đó hay không.
Con hiểu câu trả lời của thầy như vậy có đúng không ạ? <p>
Và thưa thầy cho con xin hỏi thêm 1 câu nữa là: Khi sự tỉnh thức thấy biết được sự rỗng lặng và thấy biết được pháp trần vốn không phải là mình thì lúc đó mình sử dụng pháp trần và sử dụng sự rỗng lặng qua sự tỉnh thức để chuyển hóa sắc thân, ngoại cảnh, pháp trần về với sự rỗng lặng có đúng không ạ! Con xin cảm ơn thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2014

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, trong đời sống thường ngày nên: <p>
- luôn quan sát tâm trạng, suy nghĩ của mình <p>
- hay luôn để tâm rỗng lặng, thường biết <p>

Con xin đảnh lể sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy kính mến! Khi con người lớn dần lên, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức... những cảm xúc, định kiến mà kèm theo đó là bản ngã, bản ngã đi kèm cùng với tư tưởng, thật một điều lạ là khi khởi sinh tư tưởng con thấy nó sinh rồi diệt, trong con như có hai người vậy. Một đang tư tưởng, một lại biết cả cái tư tưởng đó diễn biến và mọi thứ xung quanh nữa. Tư tưởng thì kèm theo những định kiến, kiến thức tích lũy qua quá khứ vì vậy mà chứa đựng khổ đau, đối đãi nhị nguyên, khi tâm con vắng bặt tư tưởng nó vẫn thấy mọi sự việc diễn ra rõ ràng, chẳng có khái niệm cũng chẳng có gì gọi là khổ đau..., nó tự do và bình an. Con chợt nhớ bài pháp của thầy, tham, sân, si như sóng dậy, tánh biết là biển. Sóng ngừng thì biển vốn yên lặng, một bờ phiền não mà cũng ngay đó là bến bờ an lạc, chẳng phải đi đâu mà tìm, cũng chẳng tạo ra điều chi mà quay về sống trọn vẹn từng phút giây thực có của đời sống này. Con lại nhớ bài pháp của thầy, là hạt mít hãy cứ trọn vẹn là hạt mít đủ duyên rồi nó thành cây mít, mãi vọng cầu đâu thì càng xa đạo. Con năm nay mới 25 tuổi, vì còn trẻ nên con đường giáo pháp con hơi thiếu tự tin nên hay hỏi thầy, con cảm ơn thầy nhiều lắm ạ, ở chùa Linh Thông con được nhìn thấy thầy con vui lắm. Mong thầy thân tâm an lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, Con cảm ơn Thầy đã trả lời câu hỏi của con hôm trước. Thưa Thầy, con kinh doanh nên thường những nhận định và đánh giá thị trường khách quan thì thấy phần nhiều là đúng, nhưng khi con ra quyết định cuối cùng thì lại chủ quan và đi ngược với chính nhận định mà mình đưa ra nên dẫn đến thất bại liên tiếp. Từ suy nghiệm và từ học hỏi Phật Pháp, con thấy hình như khi nhận định là cái tâm trong sáng, còn khi ra quyết định là cái "ta" ảo tưởng cộng với tham dục nên dẫn đến sai lầm. Không biết con suy nghĩ vậy có đúng không, mong Thầy hoan hỷ chỉ bảo? Và làm thế nào để loại bỏ cái ta ảo tưởng để mỗi khi ra quyết định một cách sáng suốt? Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! con xin trình bày sự hiểu pháp của con: <p>
Trường hợp 1: Khi vô sự thì lúc ấy tâm biểu hiện như thế nào thì tánh biết thấy như thế ấy. <p>

Trường hợp 2: Khi hữu sự thì tánh biết biểu hiện thành “thận trọng chú tâm quan sát” cụ thể hơn là tánh biết sẽ biểu hiện qua tư duy, phân tích, liên tưởng… để xử lý công việc, nhưng vì nhờ người đó đã học hiểu về các pháp giới định tuệ chế định nên phần lớn sẽ biết rõ cái nào đúng sai nên "tư duy - phân tích - liên tưởng” này không bị lôi cuốn theo chiều hướng của bản ngã ảo tưởng. Lúc này tánh biết trở thành tánh tư duy - tánh phân tích - tánh liên tưởng ứng ra thành hành động một cách thuận pháp dần dần. <p>

Như vậy, "nếu như nghe ồn ào mà con khởi tâm ưa thích thì tánh biết thấy là tâm có khởi ưa thích theo duyên ấy", hoặc tâm con đang tư duy thì tánh biết thấy là tâm có khởi lên tư duy… thái độ này chỉ xuất hiện trong trường hợp 1 thôi phải không Thầy? Vì ở trường hợp 2, tánh biết đã trở thành tánh tư duy, tánh phân tích theo như lý tác ý rồi? Bởi trong trường hợp 2 này nếu mà “con biết tâm con đang khởi lên tư duy” thì tâm tư duy của con lập tức dừng lại một nhịp (một vài giây) để nhường cho tánh biết thấy tâm tư duy phải không Thầy? <p>

Cả một ngày trừ thời gian ngủ, hành trì và giải lao ra, hầu như con đều nằm trong trường hợp 2, con ứng dụng như vậy có đúng hay không, con nhận diện tánh biết như vậy có toàn diện chưa, kính mong Thầy khai thị.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, tính biết phân biệt được vạn pháp nhưng ở những người bị mù hay điếc thì khả năng "nghe, thấy" của họ không còn. Như vậy có phải là tính biết có thể bị biến dạng thay đổi hay mất đi không? Ví dụ như người bị cận thị, hay ở những người mù màu chẳng hạn, họ không còn phân biệt được màu sắc và nhìn thấy những thứ ở xa nữa?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con rất vui khi nhận được câu trả lời của Thầy sớm như vậy. Thưa Thầy, con đã hiểu ra câu trả lời của Thầy về tánh biết nó không nằm trong sắc, thọ, tưởng, hành hay thức. Nhưng Thầy chưa trả lời dùm con câu thứ hai, "Khi không còn bản ngã nữa thì sanh tử luân hồi sẽ chấm dứt có phải không thưa Thầy?" <p>
Con cám ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con là Phật tử ở Sydney có nghe Thầy giảng pháp ở Cabramatta vừa qua. Thầy giảng pháp hay quá nên con có đọc thêm sách của Thầy. Con có một thắc mắc, nhờ Thầy giảng cho con hiểu. Khi căn + trần + thức = xúc --> thọ --> tưởng --> hành --> thức. Vậy cái tánh biết nó nằm ở đâu, có phải ở thức của căn và trần hay ở tưởng? Con cũng có nghe Thầy giảng về sinh tử luân hồi và Niết-bàn, nó ở tại đây. Vậy nếu không có bản ngã là sẽ không có sinh tử luân hồi, phải không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2013

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy! <p>
Thầy kính, từ câu hỏi ngày 18/11/2013 về cái thấy của chánh niệm tỉnh giác mà một đạo hữu hỏi thầy, bản thân con có một trải nghiệm mong thầy từ bi chỉ day: có thời gian, trên đường đi làm về, con đang đi xe máy, nhìn thấy những chuyện vặt vãnh tâm con nổi sân, cái sân nhẹ. Có một cái biết xuất hiện nhận biết tâm sân, cả hai cùng đi song song với nhau một đoạn cho đến khi một cái biết khác nhận ra, nhưng cái biết sau này có sự biết là "con nhận biết" chứ không lặng lẽ như lúc nãy - lúc chỉ có cái biết và tâm sân. Và con lại nghe tiếng xe cộ chạy, thấy dòng người ngược xuôi ồn ào, nhận thấy mình mới vừa tỉnh lại với ý thức thường nhật. <p>
Con xin tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, nghe đĩa Thầy giảng tại chùa Pháp Luân Huế có nói: Đức Phật tiếp xúc với người ngoại đạo. Ngài hỏi: <p>
"Thầy ngươi dạy gì?" <p>
"Bạch Đức Cồ Đàm, Thầy con dạy phải thường biết. Thế Đức Cồ Đàm dạy gì?" <p>
Đức Phật trả lời: "Như Lai cũng dạy biết, nhưng không cần lúc nào cũng phải biết". <p>
Lúc đó trong buổi trà đạo buổi sáng ở chùa Bửu Long, sư NT có nói: "Có thể Đức Phật nói về cái biết Paramattha". <p>
Bạch Thầy, con hiểu ý sư nhưng Thầy có thể cho con một ví dụ để rõ hơn được không ạ. Xin Thầy từ bi giảng giải cho chúng con biết. Con kính cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »