loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-03-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con có một việc rất băn khoăn, xin Thầy dạy.
Con có trải nghiệm một nỗi khổ dài gần 30 năm, từ khi con 25 tuổi.
Nguyên nhân nổi đau khổ là do khi con còn vô minh, tâm con quá dính mắc vào người mà con chung sống, và do vô minh, con bị cái khổ cầu bất đắc, ái biệt ly vùi dập. Khi thấy khổ quá, con muốn thoát ra, thân thì đã thoát ra, nhưng tâm vẫn dính mắc suốt nhiều năm sau đó.
Mãi cho đến mấy năm gần đây, con mới thực sự thoát khỏi sự dính mắc này từ thân đến tâm.
Bây giờ hiểu đạo, nhìn lại thì thấy do trải nghiệm cuộc sống đã qua cho con học được rất nhiều điều, đặc biệt là sự kham nhẫn và tình yêu thương thực sự.
Khi sống chung, con yêu thương người bằng cái ngã quá lớn, không phải là tình yêu thương thực sự, chính vì vậy tự mình, con làm mình khổ.
Và cũng có lẽ còn là do duyên nghiệp của con phải trải qua như vậy.
Con bây giờ đang rất hạnh phúc vì đã có thể hàng ngày thong dong tự tại vui học đạo, mỗi ngày càng hiểu đạo, niềm vui trong con càng tăng dần.
Nhưng đôi khi nghĩ lại thời gian 30 năm trải nghiệm khổ, tự nhiên con cảm thấy sợ, con có phải học lại bài học này một lần nữa trong đời sau chăng?
Có cách nào tu tập, có cách nào chuyển hoá, và có nguyện lực nào giúp con thoát khỏi sự dính mắc này trong đời sau không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư ông, ngày 4/4 (tây lịch) Sư ông có ở chùa Bửu Long không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2017

Câu hỏi:

Con thưa Sư! Sư cho con hỏi về «định tâm». Định tâm tiêu chuẩn như thế nào là đúng ạ? Khi tâm không khởi niệm và thường biết là định hay ngay cả khi khởi niệm tâm cũng vẫn biết cũng là định, vì con công phu con thấy tâm con như có 1 chỗ đứng riêng để ngắm nhìn mọi thứ, vì con thấy chắc chẳng bao giờ tâm con hết vọng tưởng. Con kính xin Sư chỉ con với ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin hỏi 1 việc: nếu 1 con vật mình nuôi bị bệnh không cứu chữa được, đang đau đớn, yếu ớt và sắp chết, thì mình nên để nó ra đi từ từ khi sức cạn lực kiệt, hay "giúp" nó ra đi nhanh lẹ, chấm dứt đau đớn, nhưng như vậy là mình phải chịu tội sát sanh? xin Thầy giúp con đang bối rối, con cảm ơn Thầy nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con xin lễ thầy từ nơi xa, dù con chưa lần nào được diện kiến thầy, nhưng nhiều năm nay con luôn học theo những gì thầy chỉ dạy mọi người, con tri ân thầy nhiều lắm.
Thưa thầy, con những tưởng tâm mình đã thật sự an nhiên vì đối cảnh đối người trong cuộc sống con đều không bị ảnh hưởng. Nhưng hôm nay, con phát hiện ra mình thật tệ hại, con kẹt trong chính gia đình của mình, kẹt trong chữ hiếu và trách nhiệm người làm con, làm chị. Mọi nỗ lực của con trong 10 năm nay để sống tròn vẹn là một con người đều không được gia đình ghi nhận. Mẹ của con luôn trách móc, than vãn, luôn nhìn con là một đứa con vô tích sự vì con không làm ra nhiều tiền để phụ giúp gia đình. Mẹ so sánh con với nhiều người xung quanh, Mẹ kể công lao mẹ đã lo lắng cho con như thế nào. Những lúc ở gần Mẹ đều làm cho tinh thần con suy sụp, muốn bỏ tất cả, muốn kệ chữ hiếu, kệ trách nhiệm, kệ hết để sống cho riêng mình. Con rất yêu thương gia đình, luôn sống tử tế để Cha Mẹ bớt một mối lo, vậy mà... lần nào con cũng đau lòng và tổn thương bởi chính những người mình yêu thương như vậy. Con thấy dường như giá trị đạo đức đều bị đảo lộn và thay thế bằng khả năng kiếm tiền thầy ạ.
Ngày hôm nay, con đã có ý nghĩ xuống tóc để sống cuộc đời của mình trong đạo, nhưng con không dũng cảm, tâm con vẫn giận gia đình, tâm con vẫn nói hãy cố gắng thêm một thời gian nữa, tâm con vẫn ganh tị tại sao Cha Mẹ lại chiều chuộng em gái con mọi thứ dù nó sống không tốt, tại sao lại đối xử với con như vậy...
Thầy ơi, con cô đơn lắm, không một ai hiểu con, ai cũng nhìn nhận giá trị của con qua khả năng làm ra tiền ít hay nhiều. Con sống không tham cầu vật chất, không cần địa vị, chỉ sống và làm như khả năng có thể, về với cát bụi có mang theo được đâu, sao gia đình muốn con phải đội một cái mũ quá lớn? Thầy dạy con phải làm sao đi thầy ơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2017

Câu hỏi:

Con chân thành tri ân Sư. Con có những suy nghĩ như thế này. Vì chúng con ở xa Thầy nên chỉ tự học qua những lời giảng uyên thâm nhưng rất giản dị của Thầy. Riêng con, con cảm thấy mất mát gần như 50% khi không nghe trực tiếp từ Thầy. Do đó, những bài giảng có tính chất đi sâu hơn về giáo Pháp, ví dụ như Bản Ngã, Ngũ Uẩn, Tiến Trình Tâm... Con ao ước được nhìn thấy Thầy giảng qua video với những bản vẽ minh họa thì con sẽ tiếp thu trọn vẹn hơn. Vì thời gian của Thầy rất ít và rất quí. Vài dòng tâm sự cùng Thầy từ một người học trò ở xa. Có gì mong Thầy hoan hỷ bỏ qua cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Khoảng được 1 tuần nay, con luôn cố gắng dành mỗi ngày vài phút để ngồi thiền. Nhưng chỉ được vài phút, là con lại rơi vào hôn trầm, thụy miên và muốn bỏ ngồi thiền để ngủ vì cảm giác ấy khiến con lừ đừ, mệt mỏi, khó chịu. Mong Thầy chỉ dạy cho con cách khắc phục nhược điểm ấy! Con xin đảnh lễ Thầy ở phương xa!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Trước đây con có một thói quen đó là ban ngày xảy ra chuyện gì tối con rất hay nghĩ lại với ý định là rút kinh nghiệm vì tính con quá cầu toàn. Và sau đó là rơi vào hôn trầm thụy miên sâu. Nhưng gần đây khi gặp một ai, nói chuyện với họ rất lâu, nhưng khi về con muốn nghĩ lại mọi chi tiết như trước đây thì gần như con không nhớ gì cả. Khi đối cảnh con cứ giao tiếp tự nhiên và không khởi quá nhiều lý trí. Con muốn hỏi Thầy biến chuyển của con như vậy có đúng tốt không thưa Thầy? Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2017

Câu hỏi:

Cảm ơn thầy đã chỉ dạy. Thực ra con hỏi thầy như vậy là vì có nhiều lần tánh biết của con có thể đứng tách ra để nhìn thấy cả những suy nghĩ khi giải quyết một vấn đề. Tuy nhiên điều này chỉ có thể diễn ra một thời gian ngắn rồi tánh biết lại bị che lấp bời những suy nghĩ. Con sợ nếu cứ theo dõi suy nghĩ thì lại sa vào tình trạng cố gắng của bản ngã và đi sai đường. Vì vậy con mới viết thư hỏi thầy. Bây giờ thì con đã hiểu là không nên cứng nhắc cứ phải biết mình đang suy nghĩ cụ thể như thế nào, chỉ cần sáng suốt biết là mình đang suy nghĩ những vấn đề tục đế và định tĩnh là được.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Dạo này trong tâm con hay bật lên nhiều câu hỏi.
Vì có Thầy nên con hay gởi câu hỏi đến mục hỏi đáp này.
Có khi Thầy trả lời, giải tỏa được tâm con, có khi Thầy trả lời rất ít, cũng đôi khi Thầy im lặng. Thế là con loay hoay đi tìm câu trả lời.
Đọc sách, tìm kiếm trên các trang web, cuối cùng câu trả lời giải tỏa được những câu hỏi của con nhất lại chính là từ Thầy.
Thì ra từ lâu Thầy đã thầm lặng dạy chúng con rất nhiều qua những bài pháp thoại, qua những câu hỏi đáp, qua những trang viết đầy trí tuệ và sáng suốt của Thầy.
Con đã đi qua những trang viết này, những bài pháp thoại này, như người "cỡi ngựa xem hoa", rồi chỉ đến khi câu hỏi tràn về trong tâm thức, chạm được lời dạy của Thầy, tâm con như bùng vỡ!
Thầy ơi, con thật rất xúc động, và cảm thấy có lỗi với Thầy.
Thầy đã dạy rất nhiều, mà vì vô minh, nên con đã học được rất ít. Nhưng những điều rất ít con được học từ Thầy là những bài học quý giá trên con đường tìm học đạo của của con.
Con thành kính lễ lạy Thầy từ phương xa.
Con kinh chúc Thầy luôn được bình an.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »