loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-04-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con có một thắc mắc về sự cúng dường. <p>
Con thấy Phật tử khi cúng dường biết là mình đang làm một điều phước thiện và qua việc làm thiện lành đó thường hay nguyện, hay cầu xin một điều gì đó. <p>
Cũng có những Phật tử khi làm phước cúng dường chỉ phát tâm hoan hỉ cúng dường hay cảm thương mà bố thí chứ không nghĩ đến việc chú nguyện gì cả. <p>
Con lọt vào nhóm thứ hai và không biết là mình có thiếu sót không? <p>
Xin Thầy khai thị. <p>
Kính,
Như Hoa

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2015

Câu hỏi:

Chào thầy, <p>
Khi nào có bài thầy giảng ở Hoa Kỳ xin thầy tải lên mạng cho con nghe. Cảm ơn Thầy. <p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2015

Câu hỏi:

Con chào thầy! <p>
Ngày trước con tu thiền định. Con có những trạng thái của thiền định như mát mẻ toàn thân, thấy ánh sáng, thấy vui vẻ, lâng lâng, hạnh phúc...<p>
Khi con biết được thiền quán, con thận trọng chú tâm quan sát mọi hiện tượng sự vật hiện lên trong thân và tâm này. Nhiều khi chưa thực sự chú tâm quan sát triệt để nhưng con vẫn để cho sự tự nhiên, thả lỏng, nhưng những hiện tượng của thiền định con nêu như trên vẫn hiện hữu, hiện ra với con. Có vị sư nói là tu thiền quán mà có hiện tượng thiền định là sai rồi. Vậy con xin sư chỉ dạy ạ! <p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2015

Câu hỏi:

Con thưa thầy. Con có thắc mắc muốn hỏi, con phải vừa làm vừa nghe pháp.
Vậy cái hiện tại đây là... con không biết là việc đang làm hay đang nghe pháp.
Con nhờ thầy giúp con tu có hiệu quả. <p>
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-04-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Xin thầy làm rõ cho con được hiểu thế nào là "Chân-Thiện-Mỹ" của Pháp, của Đạo.<p>
Con cám ơn thầy. <p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-04-2015

Câu hỏi:

Mô Phật, kính bạch Thầy. <p>
Đầu tiên con chúc thầy luôn mạnh khỏe. Hôm nay con viết thư gửi thầy có 2 nội dung chính mà con nhờ thầy chỉ dạy cho con. <p>

Đầu tiên con xin nói về việc tu tập của con thông qua việc đọc sách và nghe pháp thầy giảng. Theo kinh nghiệm của con thì tuy các bài giảng của thầy về nhiều đề tài và nội dung khác nhau nhưng tất cả đều qui về: Thận trọng - chú tâm – quan sát và sáng suốt - định tĩnh – trong lành. Về lý thuyết cần tìm hiểu thì con không chú trọng học để biết mà chỉ nắm lấy những cái cần biết tùy vào từng giai đoạn tu tập và con có khuynh hướng là tự khám phá thông qua sự dẫn dắt của thầy. Sở dĩ con không chú trọng là vì khi đọc sách của thầy con không mấy hiểu. Nếu cố hiểu sẽ hiểu sai, nếu xem nó như một môn học toán, lý, hóa chẳng hạn thì sự hiểu đó chỉ để thi lấy điểm chứ chẳng ích gì cho việc tu tập. Tóm lại về phần lý thuyết con căn cứ vào nhu cầu tu tập của con để tìm hiểu cho rõ ràng. <p>

Vế phần thực hành thì với kinh nghiệm của con, quan trọng nơi con cần có là lòng tin và sự nghi ngờ. Lòng tin là để tin vào pháp thầy dạy, còn nghi ngờ là nghi ngờ nhận thức của mình cũng như nhận thức của xã hội. Với con ai có lòng tin vào Phật vào Thầy thì người đó may mắn, còn nghi ngờ chính nhận thức của mình và xã hội thì đó là có trí để thấy ra sự thật. Khởi đầu của phần thực hành do thầy dạy với con là buông xả, học cách buông xả và biết buông xả là điều kiện tất yếu đi sâu hơn nữa. Theo con một người khi bước vào tu tập nếu không quan tâm đến yếu tố này thì mọi sự tu tập về sau sẽ vô dụng thậm chí còn bị bệnh thiền. Nếu không biết buông xả thì không thể nào chạm được thực tại, việc nỗ lực tu tập theo một phương pháp nào đó sẽ bị kẹt thậm chí sinh bệnh. <p>
Kế đến là học ra các bài học từ cuộc sống. Thông qua sự thành bại, được mất, hơn thua… để thấy rõ tâm Tham, Sân và Si mà với con quan trọng hơn hết đó là điều chỉnh nhận thức. Trước đây cứ có sự việc gì xảy đến là con suy nghĩ cách giải quyết và cứ lối mòn này mà những lo lắng, bất an… hình hành ngay phía sau. Theo con, khả năng tư duy của một con người nếu bị vô minh che lấp thì nó hoạt động như bản năng, còn nếu nó được tánh biết sử dụng đúng thì nó cũng hoạt động tương tự, nhưng hoạt động này nhằm giải quyết các vấn đề có tính trung thực chứ không phải là những vấn đề do ảo tưởng tưởng ra. Còn sự tĩnh lặng và an lạc không phải là một trạng thái mà nó là kết quả của sự thấy biết, thấy biết càng rõ thì càng ít bị lôi kéo, càng ít bị lôi kéo thì càng tĩnh lặng, mà càng tĩnh lặng thì thấy biết sẽ rõ ràng hơn và an lạc tức là không còn bị bất an, không còn bị ảo tưởng đánh lừa. <p>
Con định viết thêm phần nữa nhưng con thấy dài quá rồi, con sợ phiền thầy nên con dừng tại đây, con cám ơn thầy, người đã tái sinh con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-04-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>
Trước hết con xin cảm ơn thầy đã trả lời những câu hỏi của con rất nhanh trong những ngày gần đây. Nay nhân con vừa nghe Pháp thoại Bình Yên Trong Cuộc Sống của thầy, con chiêm nghiệm những lời thầy giảng rất đúng với hoàn cảnh của con nên con muốn được chia sẻ với thầy:<p>
Con hiện đang sống, chăm lo, săn sóc cho mẹ con (năm nay đã 90 tuổi). Mẹ con phải chạy thận đã gần 3 năm nay, một tuần con phải đưa mẹ con đi chạy thận 3 lần, mỗi lần khoảng 4 tiếng, chưa kể thời gian chờ đợi và đi về. Con phải xin nghỉ làm buổi chiều để đưa mẹ con đi. Về nhà con phải săn sóc, thuốc men, cơm nước, giặt giũ quần áo cho mẹ con...<p>
Con vẫn ước ao được đi hành hương Ấn-độ, được về Việt-nam đi thăm các chùa, dự những lớp thiền dài ngày... Nhưng do hoàn cảnh con chưa đi được, nhiều lúc con thấy mình bị nhiều áp lực, mệt mỏi, buồn phiền. Nhưng gần đây con ngồi quán chiếu và nghĩ rằng đức Phật nói có cha mẹ thì như có Phật ở trong nhà, rồi con nghĩ mẹ mình cũng không ở mãi với mình thì mình hãy sống vui, trân trọng những giây phút hiện tại có mẹ, mai kia mẹ không còn mình sẽ không có gì để hối tiếc. Con thấy có nhiều người lúc cha mẹ còn sống thì chẳng đối xử tử tế, khi chết thì làm đám tang linh đình, cúng hết chùa này chùa kia để làm gì? Rồi con lại nghĩ tại sao mẹ con lại ở với con mà không ở với những người con khác, vậy thì hoặc là con mắc nợ mẹ con từ kiếp trước hoặc mẹ con sẽ nợ con kiếp sau. Thế là từ lúc đó, con thấy tâm con an lạc, vui vẻ không cau có như trước. Con không biết con suy nghĩ như thế có hoàn toàn đúng không, nhưng khi con nghe bài pháp thoại Bình Yên Trong Cuộc Sống, thầy có nói là mình không cần thay đổi hoàn cảnh mà chỉ nên thay đổi thái độ đối với hoàn cảnh thôi. Phải thay đổi ở bên trong chứ không phải bên ngoài, nếu cứ chạy theo cái bên ngoài thì không bao giờ hết khổ... Bây giờ con biết trân trọng những giây phút hiện tại và mỉm cười với nó. Con chẳng cần tìm an lạc ở đâu xa. Chính ở đây, những giây phút hiện tại này. Ngàn lần tri ân thầy!<p>
Kính.<p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-04-2015

Câu hỏi:

Mô Phật. Con kính chào Thầy. Con có một vài câu hỏi xin Thầy giải đáp giúp con:
<p>
1) Ngồi Thiền bằng tư thế Ngồi. Con nghĩ nếu mình ngồi lâu hoặc nhiều thì máu sẽ không lưu thông tốt, chẳng hạn như với triệu chứng tê chân hoặc đau. Như vậy, sẽ gây ra nhiều bệnh, chẳng hạn như bệnh đông máu (blood clots, deep vein thrombosis). Cho nên, thường khi người bệnh nằm nhiều thì thường được trợ giúp của cái dụng cụ gọi là SCD (sequential compression device) để trên 2 chân để giúp lưu thông máu. Hoặc là, nếu người đứng nhiều cũng vậy, nên mang stocks để giúp lưu thông máu, nếu không thì rất dễ bị bịnh blood clots. Nhưng con không hiểu là có nhiều vị ngồi thiền rất lâu, cả vài tiếng, đến vài ngày thì không sao cả? <p>

2) Trước khi còn được phước duyên nghe những bài pháp của Thầy, con có tập Thiền vipassana với một chùa Nguyên Thuỷ. Nhưng con ngồi thiền khoảng 5 phút (con chú ý vào hơi thở), con bắt đầu lắc và lắc rất là mạnh, có khi chúi đầu. Cảm giác của con rất là thích thú. Trong khi thiền, khi bắt đầu nghĩ lắc thì thân con bắt đầu lắc. Nhưng khi xả thiền, thì con muốn lắc, cũng không lắc được. Khi con trình pháp với vị Thầy, con được bảo là tốt, cứ tiếp tục, rồi nó sẽ hết sau 3 tháng. Cái lắc của con không hết sau 3 tháng, nhưng lắc ít hơn và ngắn hơn. Như vậy, con đang tập thiền định, phải không Thầy, chứ không phải thiền minh sát tuệ, như được bảo? Nếu là như vậy, làm sao con hoá giải thiền định này? <p>
Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-04-2015

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy. Con xin hỏi về lễ Dâng y Kathina. Con cần có thông tin về lễ Dâng Y để con có thể làm nghiên cứu khoa học. Con cảm ơn Thầy.




Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-04-2015

Câu hỏi:

Chào Thầy,
Con xin thầy có thể chia sẻ về sự buông bỏ và buông lỏng.
Cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »