Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 23-04-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Nội dung này không thể dừng được là con cám ơn thầy. <p>
Pháp thầy dạy với những điều thật đơn giản, liên hệ trực tiếp thực tế hiện tại đời sống đã ngay lập tức đi thẳng vào nội dung cần thực hành, gạt bỏ cả một rừng lý luận, định hình trong đầu con về các loại thiền, giới định tuệ,.... Con không thể chia sẻ được niềm vui khi trút được gánh nặng đấy, cái cảm giác nhẹ nhàng không cần cố gắng đến tự nhiên mà như nâng cả người bay lên trong lần đầu cách đây 6 tháng, hành thiền mà cứ tự nhiên như không. <p>
Con cám ơn cái nhân duyên đã qua thư viện chùa Quán Sứ và tự nhiên được cô thủ thư tặng thơ của thầy. Thế là khởi đầu thật may mắn. <p>
Con chúc thầy luôn mạnh khỏe, sống lâu và ước mong sẽ có ngày được gặp, nghe giảng trực tiếp từ thầy.
Con Minh Trí.
Ngày gửi: 22-04-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy,<p>
Có một điều làm cho con thắc mắc, thấy không yên tâm đó là, con cúng trái cây đến tượng Phật để tưởng nhớ khi Phật còn tại thế, sau đó qua 12 giờ trưa thì con lấy ăn, như vậy thì có phạm tội bất kính không thầy?<p>
Ngày gửi: 22-04-2015
Câu hỏi:
Bạch thầy,<p>
Con có ba câu hỏi về pháp học mong được thầy giải đáp:<p>
1. Con không biết nên hiểu như thế nào về Tứ Chánh Cần nếu như mình áp dụng vào thiền Minh Sát, và nhất là theo như những lời thầy giảng, mà con hiểu là không có một sự cố gắng "lấy cái này, bỏ cái kia". Tuy nhiên, hầu hết những bài viết con được đọc về Tứ Chánh Cần thì đều giải thích theo hướng là cố gắng "lấy tốt, bỏ xấu".<p>
2. Con không biết nên hiểu như thế nào về yếu tố "dục" trong Tứ Như Ý Túc đặt trong bối cảnh là một yếu tố hỗ trợ cho Thiền. Hầu hết những bài viết con đọc đều giải thích "dục" ở đây là sự khao khát cho quả vị giải thoát và từ đó hành giả mới có sức mạnh để tiến bước trên con đường thực hành. Liệu cách hiểu như vậy có sai không ạ?<p>
3. Trong kinh Tương Ưng Bộ, theo con hiểu qua văn bản, Đức Phật định nghĩa Chánh Định là Tứ Thiền. Không biết con nói như vậy có đúng với ý của kinh hay không ạ? Và nếu đúng như vậy thì liệu điều này có mâu thuẫn với những gì thầy hay giảng về Chánh Định (con không dám chắc hiểu hết những gì thầy giảng về Chánh Định, nhưng con nghĩ ý thầy là không thể xem Tứ Thiền như Chánh Định trong Bát Chánh Đạo)?<p>
Con xin tri ân thầy về những thời pháp quý giá. Con mong sao thầy có thể viết một cuốn sách về 37 Phẩm Trợ Đạo để những người học Phật hiểu rõ, hiểu đúng về phần quan trọng này trong giáo lý Đức Phật.<p>
Con kính chúc thầy thân tâm an lạc.<p>
Ngày gửi: 22-04-2015
Câu hỏi:
Dạ kính thưa thầy! Qua trải nghiệm mấy ngày nay con đã nhìn thấy được nguyên nhân gây nên phiền não trầm luân và tham, sân, si chính là do duyên xuất phát từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tiếp xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Đây chính là nhân và duyên dẫn tới khổ đau. Giờ con chỉ mới thấy được nhân và duyên gây nên khổ đau này thôi, nhưng con chưa thấy được cách để diệt khổ đau này. Nên giờ đây con tiếp tục trải nghiệm để khám phá ra nhân diệt khổ đau này. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 22-04-2015
Câu hỏi:
Kính thầy, <p>
Con cám ơn trả lời nhanh và rõ ràng của thầy. Như vậy thực hiện theo cách thầy dạy đã bao gồm giới định tuệ tự nhiên, không phải các lý luận thiền qua giới định tuệ chế đinh khác, xin ghi nhận từ đây. <p>
Con còn 1 câu hỏi nữa: Kể cả khi đã giác ngộ, giải thoát, không còn phiền não, khổ đau nữa,... thì tiếp theo sẽ là gì? <p>
Trân trọng cám ơn thầy.
Con Minh Trí
Ngày gửi: 22-04-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy con không còn vương vấn gì thế gian này nữa đâu, nơi mà chạm vào bất cứ thứ gì thì sau đó cũng chỉ thấy khổ đau, cứ như kiếp trước con ở một thế giới khác, kiếp này cứ thấy lạ lẫm và phải học lại từ đầu vậy. Con không sa đà vào phong thuỷ hay gì khác đâu, vì công việc của con cũng rất nhiều. Con tin rằng khi tâm mình thiện lành, duyên lành cũng sẽ đến. Con xin ghi nhớ lời Thầy và chúc Thầy sức khoẻ!
Ngày gửi: 21-04-2015
Câu hỏi:
Kính Thầy,<p>
Nghe, hiểu và thực hành theo băng thầy dạy về thiền định, thiền tuệ thì con thấy gần gũi và dễ thực hiện mang lại hiệu quả. Con xin hỏi 2 câu sau:<p>
1. Con không hiểu tại sao lại phân biệt thành thiền/định vô sắc và hữu sắc? <p>
2. Mục đích chia thiền thành các bậc nhất, nhị, tam, tứ,... là để làm gì chứ như cách dạy của thầy thì thực chất là thay đổi cách sống. Mới đầu có thể là tọa thiền sau lan tỏa ra các hoạt động khác tương tự là được.<p>
Trân trọng cám ơn thầy<p>
Con Minh Trí<p>
Ngày gửi: 21-04-2015
Câu hỏi:
Thầy kính! Hôm 10/4/2015 đọc câu hỏi của một bạn đạo có một bài thơ con thấy hay nên tự nhiên con nhớ: <p>
"Thật hạnh phúc biết bao <p>
Này những người vô sự <p>
Thân mang nghìn muôn việc <p>
Tâm vẫn cứ chơn như." <p>
Đọc bài thơ này tự nhiên con lại nhớ bài thơ của Thầy: <p>
"Tâm không làm muôn việc <p>
Công đức trả về không <p>
Sống nhờ ơn không tạng <p>
Chết từ thủa lọt lòng." <p>
Con xin gửi tới bạn ấy một đoạn trong bài Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta): <p>
"Khi xúc chạm việc đời <p>
Tâm không động không sầu <p>
Tự tại và vô nhiễm <p>
Là phúc lành cao thượng"<p>
Con cảm ơn Thầy, con chúc Thầy và mọi người hạnh phúc!
Ngày gửi: 20-04-2015
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, con muốn xin thầy chỉ rõ cho con một số điều sau: <p>
1) Khi con gặp một công việc quan trọng cần phải tập trung, dù con ý thức được nhưng tâm con thường xuyên bị xao nhãng muốn tìm các hoạt động giải trí và hay cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn bình thường. Mặc dù cố gắng chánh niệm nhưng con thường xuyên bị thất niệm và có ý muốn buông xuôi và có 2 luồng tư tưởng mâu thuẫn. Qua ngày con luôn tự nhủ phải cố gắng chánh niệm và chỉ tập trung vào điều mình cần làm nhưng sau đó nó lại dễ dàng xảy ra tình trạng trên. Con phải làm sao để thoát ra khỏi tình trạng đó ạ? <p>
2) Khi con hành thiền quán hơi thở, có những lúc con thấy những âm thanh nho nhỏ bỗng trở nên một cách rõ ràng và to hơn bình thường, con muốn hỏi hiện tượng đó là bình thường hay là do ảo tưởng của con sinh ra ạ? Và thời gian này khi con hành thiền cũng hay dễ bị hôn trầm, xin thầy cho con lời khuyên ạ.
Ngày gửi: 20-04-2015
Câu hỏi:
Dạ bạch thầy cho con hỏi, <p>
Bạn con hỏi tại sao phải bố thí, tại sao phải cúng dường. Bạn con nói bạn không có tiền không có gì, chỉ biết sống không giết người, giết vật, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo là được rồi. Con không biết giải thích sao với bạn con, nên con hỏi thầy.<p>