Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 30-09-2013
Câu hỏi:
Thưa sư cho con hỏi. Con hành thiền đã nhiều năm nay nhưng gần đây có xảy ra một hiện tượng đó là tân dịch (nước miếng) cứ chảy ra, thỉnh thoảng là phải nuốt vào. Con không biết vì lý do gì nữa, trước đây thì không như vậy. Thưa sư, con phải làm sao ạ? Con thành kính đảnh lễ sư.
Ngày gửi: 29-09-2013
Câu hỏi:
Dạ, con kính tri ân Thầy đã trả lời câu hỏi của con về "thọ khổ" của sự đổ vỡ. Con đã hiểu rồi. Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 28-09-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy, <p>
Con không rõ rằng mình hiểu như vậy đã đúng chưa? Con tiếp xúc với một người và con thấy họ thật tốt. Người khác tiếp xúc với người đó và thấy rằng người đó không ổn. Con thấy rằng không ai đúng, không ai sai, vì bản thân mỗi người đều có lúc này lúc khác, nên chuyện đó tuỳ thuộc vào thời điểm, hoàn cảnh, địa vị, câu chuyện. Và vì vậy, con người không luôn luôn là tốt hay xấu, mà họ luôn thay đổi. Vì vậy cần nhìn mỗi người luôn mới mẻ mới được, vì họ không luôn cố định, họ cũng đang học và mình cũng chỉ cần trải nghiệm với họ vào đúng thời điểm đó thôi, lần khác khi gặp lại là một lần hoàn toàn mới mẻ. Một con người tuy đã phạm nhiều sai lầm nhưng đó là quá khứ, và chúng ta nên bắt đầu một ngày mới bằng một trải nghiệm mới không định kiến. Thưa thầy, con hiểu thế có đúng không ạ? Con tạ ơn thầy!
Ngày gửi: 28-09-2013
Câu hỏi:
Thầy ơi cho con hỏi, khi mọi người tới đảnh lễ thầy, đó là điều đáng quý, nhưng có bao giờ thầy quan sát xem người đó có trọn vẹn không ạ?
Ngày gửi: 28-09-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy. <p>
Khi một người bị lưỡi dao làm bị thương có hai trường hợp xảy ra khiến cho người không cảm thấy đau đớn đó là: hoặc là lưỡi dao chém vào cơ thể quá sắc, quá ngọt khiến không kịp cảm giác đau, hoặc do công phu của người bị thương đạt đến mức có thể tự điều phục xem vết thương ấy như không có! <p>
Cũng vậy, khi một người bất chợt có sự đổ vỡ lớn và hụt hẫng trong lòng mà họ vẫn rất tỉnh không đau khổ thì có thể giải thích như trường hợp vết thương thể xác không ạ? <p>
Nếu có tồn tại sự kiềm chế trong tâm người ấy thì không bàn ở đây vì đó cũng là cách ứng xử tốt trong cuộc sống.
Tuy nhiên nếu khả năng không có sự kiềm chế thì sự xả ly nhanh chóng thoát khỏi mọi sự đau khổ ràng buộc khiến trở nên tỉnh táo như vậy có thể nào tồn tại trong một người có đời sống thiên về tình cảm chăng hay chỉ người có "máu lạnh" mới làm được? <p>
Con thành kính tri ân Thầy.
Kính chúc Thầy ngày cuối tuần an lành.
Ngày gửi: 27-09-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy. <p>
Kể từ khi gặp được chánh pháp qua những pháp thoại của Thầy con luôn thực hiện giữ tâm mình sáng suốt định tĩnh trong lành. Lúc nào con cũng chú tâm vào thực tại. Con có đuợc sự yên bình thật sự, tâm bớt lăng xăng tạo tác rất nhiều. Nhưng thầy cho con hỏi là sao có những lúc con cảm thấy một cảm giác hụt hẫng ghê gớm thầy ạ. Vì ngay lúc mọi thứ con không để ý nữa thì con lại thấy cuộc đời không còn gì nữa cả, không còn tựa vào gì cả, nó có cảm giác bồng bềnh như chiếc thuyền không người lái trôi vô định không bến bờ thưa thầy! <p>
Lại một việc nữa là càng ngày con đọc sách trong mục Thư viện con hiểu rất nhanh, nhưng khi tắt máy đứng lên thì con lại chẳng nhớ gì trong đầu cả. Ví dụ những lúc có những việc xảy ra (như chuyện anh chị con ly dị chẳng hạn) thì con lập tức hiểu liền lý do sâu xa của nó vì sao. Con hiểu và cái hiểu đó lý giải thật sâu vấn đề. Nhưng những lúc đó con cố nhớ những câu chữ đã đọc được để lý giải cho anh chị ấy hiểu thì con lại không nhớ nổi. Con hoang mang là có phải con đã có được cái hiểu thì lại bị mất cái nhớ không thầy? Kính mong Thầy chỉ cho con hiểu. Con kính mong Thầy vô lượng an lạc.
Ngày gửi: 27-09-2013
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy.<p>
Từ ngày con được nghe thầy dạy, tâm con biến chuyển nhiều. Nhưng lại không cố định. Trước những mâu thuẫn phát sinh, có lúc con nảy sinh sự nóng nảy, có lúc con bình lặng và tìm ra nguyên nhân của nó. Con hay tự cười bản thân vào những lúc con phát hiện những điều đúng. <p>
Con có người con thương. Và người đó năm nay lại hay bị căng thẳng. Và đã 2 lần, lần nào người đó cũng khó chịu với con và dường như con là người chịu trận. Vì con gần người đó nhất. Theo con được biết là khi nào mình mở lòng và gạt bỏ cái tôi của mình thì sẽ không làm tổn thương người khác đúng không thầy. Nhưng khi người đó khó chịu với con, con lại cũng khó chịu lại và sau đó con lại thấy nặng lòng. Bạn con vì lý do sắp bị công ty cho thôi việc mà lại cảm thấy nặng nề. Bạn con có tính tự cao, con từng hỏi: "Anh có sợ bị đuổi việc hay không?" Bạn con nói rằng: "Anh không sợ." Vậy mà khi họ muốn đuổi việc thì bạn con lại căng thẳng. Con nói rằng bạn con chảnh và quá tự cao. Nhưng đương nhiên làm sao mà tin được. <p>
Con thật lòng mong bạn con được tìm thấy sự bình an trong lòng. Nhưng có đôi khi con giúp được và đôi khi con làm mọi thứ phức tạp hơn. <p>
Những khi con thấy con mở lòng và đổi xử với mọi người không tính toán và vui vẻ con thầy lòng mình nhẹ nhàng và vui vẻ rất nhiều. Những khi con ích kỷ, con vì lợi ích và cái tôi của con thì con thấy con sai. <p>
Nhưng con không biết làm sao để mình bình tĩnh trong mọi việc, và dùng tấm lòng tốt để đối xử với mọi người.
Và con cũng không biết làm sao hoàn toàn giúp được bạn con nữa. Con mong Thầy chỉ dạy cho con với. <p>
Con kính chào Thầy.
Ngày gửi: 26-09-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,<p>
1. Con xin kính chúc thầy luôn được khỏe mạnh, an vui. Thưa thầy, nhiều người bạn trẻ của con ở bên này (Mỹ) không hiểu hết tiếng Việt. Họ chỉ hiểu kha khá những gì thầy giảng nên khi ứng dụng tu tập cũng hơi lúng túng. Họ nhờ con thưa với thầy, nếu có thể, xin thầy giúp chuyển những lời giảng cốt yếu của thầy sang tiếng Anh. (If possible, please translate the core of your teachings into English). Họ không muốn những lời giảng của thầy được dịch sang tiếng Anh một cách chủ quan của ai đó mà không có thầy duyệt lại để xem từ ngữ dùng có đúng với ý thầy không. Họ là những bạn trẻ rất thích phong thái ung dung tự tại của thầy, và đặc biệt là rất thích thú tu tập theo pháp hành mà thầy chỉ dạy. Nếu như trang web này có được những lời dạy cốt yếu của thầy được dịch sang tiếng Anh thì điều đó thật tuyệt vời. Con xin mạn phép thưa lại với thầy những điều các bạn ấy muốn thưa với thầy, xin thầy từ bi hứa khả. Chúng con thành kính tri ơn thầy. <p>
2. Đây là câu hỏi của một bạn nhờ con hỏi thầy. <p>
"Con thường nghe nói người tu tập pháp hành nào cũng phải có định. Từ khi nghe pháp của thầy, con làm gì cũng chú tâm vào việc đó, không nghĩ đến việc tiếp theo, con chỉ trọn vẹn với một việc đó thôi, xong rồi con mới qua việc khác. Con cũng ứng dụng y như thế với các suy nghĩ và cảm xúc của mình. Con thấy tâm rất yên và vắng lặng, trạng thái tâm như vậy có thể gọi là định không, thưa thầy. Định, theo lời dạy của thầy là gì và nó có khác với cái định của những người tu thiền khi không còn vọng tưởng không thầy? Con muốn hiểu về định trong pháp hành của thầy, xin thầy dạy thêm cho con thông suốt. Thành kính đảnh lễ và xin cảm ơn thầy."
Ngày gửi: 26-09-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Sư,<p>
Trong cách hành thiền minh sát của các Sư Miến Điện thường dạy rằng, trong lúc hành thiền chỉ thấy có danh và sắc chứ không có cái ngã, như vậy có phải đây chính là tư tưởng "ngã không, pháp hữu" của phái Nhất Thuyết Hữu Bộ không thưa Sư? <p>
Con kính tri ân Sư.
Ngày gửi: 25-09-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Xin thầy giảng giải thêm cho con về "sự phóng dật". Nếu 1 người dễ bị căng thẳng thì có phương pháp nào đối trị, mà đơn giản, dễ thực hành không thầy? <p>
Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con. Con cám ơn thầy, chúc thầy nhiều sức khỏe.