Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 13-06-2012
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! con rất vui mừng khi được Thầy ghi nhận cách nhận thức của con đúng, dù chưa thật sự đúng hoàn toàn với những gì Thầy dạy. Đúng đó thưa Thầy! Sau khi nghe và thực hành theo những lời của Thầy chỉ dạy, con thấy sự tu học của con nhẹ nhàng an lạc hơn nhiều so với trước đây. Con tâm đắc nhất là bài “trọn vẹn với thực tại” của Thầy giảng trong khóa 10 này, con nghe đi nghe lại mãi, càng nghe con càng thấy thích. Con nghĩ, chỉ cần thực hành đúng với chừng đó của Thầy giảng thôi thì cũng đã an lạc giải thoát ngay kiếp sống hiện tại này rồi. Con thành kính tri ân Thầy đã khai mở tâm con sáng ra, giúp sự tu học con được thông suốt. Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Ngày gửi: 13-06-2012
Câu hỏi:
Con xin thành kính đảnh lễ THẦY.
Kính bạch Thầy, cho con sám hối vì hôm rày con chưa lên chùa được, tâm con bất an vì chưa thực hiện ý nguyện của mình. Hình như tâm trạo hối này cũng làm cho con không được khỏe. Con xin sám hối với THẦY.
Ngày gửi: 13-06-2012
Câu hỏi:
Kính Thưa Sư,
Con cám ơn Sư đã giải bày cho con về chánh niệm với hai câu hỏi ngày qua. Hôm nay, con xin nói về phương pháp quán chiếu mà con đang thực hành, nhờ Sư khai ngộ giúp con, để con có thể hiểu rõ vấn đề hơn.<p>
Trước đây, con thực hành bằng cách không cho tâm vọng tưởng lung tung. Khi con làm việc, đôi khi tâm con vọng tưởng, con liền nhận biết sự vọng tưởng đó, nó liền biến mất và con trở lại sự tập trung vào công việc. Con luyện tập theo phương pháp đó trong một thời gian dài; nhưng đôi lúc con bị vọng tưởng kéo theo trong một khoảng thời gian dài rồi sau đó con mới tỉnh giác. Gần đây, con thấy rằng tâm con rất vắng lặng, thanh tịnh. Lúc đầu con cố gắng giữ trạng thái đó trong suốt cuộc sống hằng ngày, thì con hay bị đau đầu, nặng nề ngay giữa trán. Sau đó con thay đổi bằng cách không tập trung tâm nhiều quá. Con để cho mọi thứ tự nhiên, thì con thấy rằng, đầu óc con nhẹ nhàng hơn, nhưng khi một vọng tưởng khởi lên, thì con nhận biết ngay và sau đó tâm lại trở về với trạng thái ban đầu. Đến lúc này thì con nhận thấy rằng, khi ta tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài và bên trong tâm, tâm nhận biết các pháp ấy rất rõ ràng, nhưng nhờ quá trình luyện tập chánh niệm lâu ngày nên tâm không bị nó lôi cuốn và không có vọng tưởng khởi lên. Ví dụ như, con làm thành công một việc trong kinh doanh, con nhận thấy niềm vui đó, nhưng con không bị niềm vui đó lôi cuốn để vọng tưởng dẫn con đi tới chỗ vong thân, quên mất hiện tại. Và con thấy rằng, Tu Đạo chính là sửa tâm để không bị vọng tưởng, hình tướng trong tâm lôi cuốn, bởi vì trước đây chúng ta đã lầm tưởng những cái đó là thật. Cái chân thật nhất chính là sự thanh tịnh, trong sáng của tâm.
Ngày gửi: 13-06-2012
Câu hỏi:
Con thưa thầy hành động như thế nào gọi là sống thuận Pháp, xin thầy cho con ví dụ, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 12-06-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Nhờ duyên lành mà con đã được gặp thầy để nghe những lời chỉ dạy hết sức quý giá giúp khai thị cho con thấy ra được cái tham, sân, si vi tế trong tâm của mình. Nhưng từ khi thấy ra vô thường, khổ, vô ngã. Tâm con có nhiều xung đột (con biết điều này là điều tất yếu phải đến, trong quá trình gột rữa làm sáng tỏ thực tánh chân thực trong mỗi người) giữa những mục tiêu bên ngoài và nỗi niềm hướng thiện bên trong. Từ khi biết đến chánh pháp, con đã buông bỏ việc chạy theo những mục tiêu bên ngoài (như danh vọng và lợi lộc), nhưng giờ đây khi làm công việc gì con suy xét tường tận thì công việc vẫn buộc con phải vì tư lợi (lợi ích của công ty con làm). Con vẫn còn trẻ và vẫn muốn đóng góp sức mình làm việc lợi lạc cho xã hội, nhưng những công việc xung quanh con đều được đặt để mục tiêu và vì vụ lợi. Con thường nghĩ, phải chi có một xã hội mà ở đó con người làm việc theo năng lực và hưởng theo nhu cầu chính đáng. Mọi người đều làm việc với lòng nhiệt thành và vì muốn được đóng góp cho xã hội. Khi đó con người không phải phát sinh thêm những người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Ở đó sẽ không còn phân biệt giàu nghèo vì không còn ai muốn giữ tài sản cho riêng mình. Ở đó cũng sẽ không có người đói khổ và tất cả người bệnh đều được điều trị tận tình như nhau. Tại sao con người không dẹp bỏ cái ngã đễ chung tay xây dựng một xã hội tràn ngập lòng nhân hậu? Thấy chỉ dạy giúp con đễ làm sao sống trọn vẹn với chính mình, không còn sự xung đột giữa những mục tiêu trong nội tâm và mục tiêu bên ngoài. Con xin chúc thầy được nhiều sức khỏe!
Ngày gửi: 12-06-2012
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Trong những bài giảng Thầy thường đem câu chuyện đức Phật dạy ông Bàhiya: "trong nghe chỉ là nghe, trong thấy chỉ là thấy..." Con nghe nhưng con chưa hiểu gì lắm, trưa nay sau giờ cúng quá đường thầy con bảo: "Ngày mai chúng ta thay đổi cách niệm Phật cho hay hơn." Sau khi nghe như vậy, con không nói gì nhưng tâm con phản ứng lại không hoan hỷ. Con nghĩ hồi giờ niệm sao thì niệm vậy, miễn sao mình có tâm thành kính thôi. Chỉ có vậy thôi mà trưa nay con không ngủ được, con nằm luôn nhớ lại lời Thầy giảng rồi con vơi đi. Chiều nay, sau giờ tụng kinh chiều, thầy con nói: "Tụng kinh Thủy sám quyển trung dài mệt ghê." Con nghe vậy con vô tư không có một phản ứng gì. Ngay lúc đó con nghĩ: “Tại sao hồi trưa một câu nói con lại nổi sân, chiều cũng một câu nói con vô tư không phản ứng gì?" Con liền hiểu rõ đúng là trong nghe chỉ là nghe thôi thì đâu có phiền não, tại mình xen vào cái tâm không đồng ý nên khổ như vậy. Nếu hàng ngày mình thường xuyên theo dõi và chỉnh đốn lại những thái độ hay nói đúng hơn là “nhận thức và hành vi” mà Thầy dạy thì mọi sự tốt đẹp biết bao và tâm được an vui nữa. Bạch Thầy, con nghĩ như vậy có đúng không? Con kính xin Thầy chỉ dạy cho con, con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 12-06-2012
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! xin Thầy giải thích cụ thể cho chúng con về thể, tướng, dụng của pháp!
con xin tri ân Thầy!
Ngày gửi: 12-06-2012
Câu hỏi:
Kính Thưa Sư,
Con là một người Phật tử, từ nhỏ con đã đọc nhiều kinh sách. Con đã tu tập theo phương pháp quán chiếu tâm nhiều năm nay. Phương pháp của con là quán chiếu tâm trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống hằng ngày. Cách đây một năm, con chợt ngộ ra rằng: Tâm là một trạng thái vắng lặng, không hình tướng, không thiện không ác; và con nhận thấy rằng tâm trong sáng có nghĩa là tâm nhận biết ngay lập tức những hình tướng, vọng tưởng của các pháp ở trong và ngoài tâm. Khi tâm con nhận biết như thế, nó liền trở lại trạng thái an lạc. Con tiếp tục quán chiếu nó trong một năm nay, con hiểu ra thêm rằng, sự thực tập tỉnh thức hay chánh niệm sẽ giúp cho ngũ uẩn không có điều kiện phát khởi khi ta đối diện với các pháp. Hiện nay, con rất vui mừng vì trực ngộ của bản thân về vấn đề này. Gần đây, con có gặp một vị thầy theo Phật giáo Tây Tạng. Con có hỏi thầy về những hiểu biết của con về vấn đề này. Thầy nói: "Sự thấy của con chỉ mới ở ngoài da thôi. Cần phải nhận rõ vấn đề cho tới xương tới tuỷ". Con có hai vấn đề muốn hỏi Sư:<p>
- Nhận rõ vấn đề tới xương tới tuỷ có phải là giữ chánh niệm luôn luôn hiện diện trong từng sát-na?<p>
- Hay là mình để tâm trong trạng thái bình thường. Khi tiếp xúc với các đối tượng trong và ngoài tâm, thì mình liền khởi chánh niệm; bởi vì có một vị thiền sư nói rằng: "Không sợ vọng khởi, chỉ sợ giác chậm".<p>
Con rất mong được sự trả lời của Sư.
Kính Chúc Sư luôn luôn An Lạc.
Ngày gửi: 12-06-2012
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Kính bạch Thầy, nhờ nhân duyên và phước báu của Thầy, trong thời gian qua con đã tinh tấn vượt qua được nhiều chướng ngại trên con đường tu tập. Con thành kính tri ân thầy.<p>
Nay con có một nguyện, kính mong Thầy thành tựu cho con. Con xin thầy cho con xin bản tiếng Pali - Phần chú Đà Ra Ni của Kinh Nhứt Thiết Như Lai Tâm Bí Mật Toàn Thân Xá Lợi bảo kiếp ấn đà ra ni. Khi nghe trên mạng con không hình dung được ạ.
Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.
Ngày gửi: 12-06-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy! Con có 2 câu hỏi mong thầy giải đáp giùm con ạ.<p>
1. Trong sự trải nghiệm pháp hành thiền tuệ, nếu người đó lọt vào tuệ hữu sắc hay vô sắc thì có đặc điểm gì để biết không ạ? Xin thầy chỉ cho con bằng một khái niệm đơn giản.<p>
2. Có thể nào khi vào định hữu sắc và vô sắc, quá khó để người ấy thấy ra sự sinh - diệt của pháp? Và như vậy dễ bị mắc kẹt trong đó?<p>
Câu hỏi của con hoàn toàn không mang tính tầm chương trích cú, xin thầy từ bi chỉ dạy. Con thành kính tri ân thầy ạ!