Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 30-05-2012
Câu hỏi:
Con xin hết lòng thành kính đảnh lễ TAM BẢO.<p>
Con xin hết lòng thành kính đảnh lễ THẦY. <p>
Kính bạch THẦY, con xin kính thăm sức khỏe của THẦY. <p>
Bạch THẦY, con ngày nào cũng nghe THẦY giảng Pháp. Khi thực hành trở lại chính mình, buông hết mọi ảo tưởng vọng thức, lặng lẽ chiếu soi sự tương giao của 18 giới trong cái trật tự duyên sinh vạn Pháp, con chỉ muốn chạy đên bên THẦY để đảnh lễ sát đất và ngàn lần thành kính tri ân. Vì THẦY cho con thấy ân đức của PHÁP luôn dạy mình bài học giác ngộ cho dù khổ hay lạc, được hay mất mà MINH thì có thể chứng ngộ Niết-bàn, còn nếu VÔ MINH thì liền rơi vào sinh tử. Con cũng thấy vi diệu một Pháp tu không phương pháp mà vẫn TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP, VÔ NGÃ VỊ THA. Bạch THẦY, Phật tử An Giang chúng con muốn thực hành thiền bằng cách quét dọn BẢO THÁP, cúng dường, hỗ trợ khóa thiền ngày chủ nhật, chúng con phải làm sao cho hợp PHÁP. KÍNH THẦY, từ bi chỉ dạy. Con kính đảnh lễ THẦY.
Ngày gửi: 30-05-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy cho con hỏi Tánh biết trùm khắp là như thế nào ạ? Có phải mỗi người đều có tánh biết và tất cả các tánh biết này đều giống nhau? Khi không còn vô minh ái dục thì mình sẽ nhận thấy ai cũng như ai là do sự giống nhau của tánh biết này và thậm chí có thể hiểu được người kia đang suy nghĩ gì (Tha Tâm Thông)? Mong Thầy giải đáp và chúc Thầy sức khỏe.
Ngày gửi: 30-05-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy. Quả là hiểu và thấy có khoảng cách quá xa. Mà thấy rồi và buông bỏ còn khó hơn nữa. Bất cứ sự việc gì đến, đi, và con làm gì đó con đều nhìn tâm mình. Có khi nó khởi lên những điều mình không ngờ, và thấy ra rằng thì ra mình còn tệ vậy đó. Có phải đó là "tập khí" mà Thầy thường đề cập không ạ? Con kính xin đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 30-05-2012
Câu hỏi:
Con xin kính đảnh lễ Thầy! Bạch Thầy, con có vấn đề này mong Thầy chỉ bảo giúp con! Con xin kính cảm ơn Thầy!<p>
Thưa Thầy, bản thân con đã nhận ra được rằng việc ăn chay ăn mặn không phải là vấn đề, đó chỉ là phương tiện giúp cho ta nuôi dưỡng thân để qua thân ta có thề thề nghiệm đạo giác ngộ, ăn gì cốt để không dính mắc, không chấp trước, không sát sanh, không tham sân là được phải không thưa Thầy? Hiện bản thân con bây giờ đang ở ngoài đời, tiếp xúc và va chạm nhiều, khả năng làm chủ tham sân si chưa có, nhận thấy mình chưa có đủ khả năng để chiến thắng cái tham trong con, vẫn muốn ăn cái này ngon cái kia ngon. Vậy con chọn ăn chay với mục đích thiểu dục, tri túc có thuận pháp không thưa Thầy? Đến lúc con thấy mình làm chủ được cái tham ăn trong con thì con có thề ăn uống tùy duyên, con nghĩ như vậy không biết con có bị dính mắc vào chấp kiến thủ không thưa Thầy?<p>
Con xin tri ân và kính chào Thầy!
Ngày gửi: 30-05-2012
Câu hỏi:
Kính bạch hòa thượng con mạo muội có một câu hỏi kính xin hòa thượng hoan hỷ giải đáp giúp con!<p>
Con tu tập thiền đã lâu kết hợp phương pháp quán tưởng chấm đỏ trên đảnh của đức Phật A-di-đà và niệm Phật. Xin hòa thượng cho con hỏi làm cách nào để dễ chứng được các tầng thiền ví dụ từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền vì con cũng rất cố gắng nhưng chẳng tiến tu được!<p>
Con xin cảm ơn hòa thượng! A-di-đà Phật.
Ngày gửi: 30-05-2012
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy!<p>
Nhờ hôm trước Thầy chỉ cho con bài kinh Jivaka, hôm nay con xin trình bày chỗ hiểu của con về bài kinh này mong Thầy xem xét giúp con!<p>
Con đã thấy được việc không cần phân biệt giữa ăn chay và ăn mặn. Ăn chay có đúng có sai, mà ăn mặn cũng có đúng có sai. Người ăn chay giác ngộ được thì người ăn mặn cũng giác ngộ được. Cái quan trọng không phải chỗ ăn gì mà là ăn với tâm như thế nào, chỗ này con thấy rất khó nếu không khéo người ăn chay dính mà người ăn mặn cũng dính! Bài kinh này không những đúng với tinh thần Phật giáo mà sâu thẳm bên trong là cả cốt tủy của Phật giáo!<p>
Sáng nay con chợt nhận ra rằng đời sống thật ra chỉ là sự vay mượn, chuyển hóa của các chuỗi năng lượng ở đó chẳng có gì khác ngoài những nhân duyên tiếp nối nhau và tâm thức con cũng vậy, trong tấm thân của con chẳng có thứ gì cũng như chẳng có vật gì là con cả và bên ngoài cũng vậy. Chẳng có gì để con phải chạy đuổi tìm kiếm hay phải phục dịch cho nó cả!<p>
Con cũng vừa nhận ra rằng vào sự cũng chẳng có gì là khó, cái sai của con là con không chịu chấp nhận và cứ đòi hỏi mình phải giải quyết được việc này với trí tuệ vừa tiếp nhận được, nhưng thật ra trí tuệ đâu phải dùng để giải quyết những việc này, nó chỉ có tác dụng giúp mình thấy rõ là không có gì ở đó để phải dính mắc, để phải như thế này hoặc không được như thế này! Cuối cùng thì bây giờ con mới thực sự hiểu được lời Đức Phật dạy: "Như Lai chỉ dạy có một điều thôi: Đó là khổ đau và sự chấm dứt khổ đau."<p>
Thầy ơi cái sai của rất nhiều người hiện nay là đã có cái hiểu sai lệch về Niết-bàn trầm trọng, nó thực sự không phải là khuôn vàng thước ngọc như lý tưởng đã ăn sâu vào tâm thức của họ!<p>
Con xin đảnh lễ tri ân Thầy!
Ngày gửi: 29-05-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con biết ơn Thầy đã nhanh chóng giải đáp thắc mắc của con. Xin Thầy hoan hỉ giải đáp tiếp thắc mắc nầy cho tới rốt ráo. <p>
Xin chép lại giải đáp của Thầy để xin hỏi tiếp:<p>
"Trả lời:
Khi ngồi chưa quen thì cảm giác tê mỏi sẽ đến rất nhanh và rất khó chịu, ngồi quen thì thời gian tê mỏi đến chậm dần và nếu ngồi thường thì không còn thấy tê mỏi nữa. Lúc mới vào tu bất cứ khi nào làm việc gì với tư thế ngồi thì thầy đều tập ngồi kiết già, như ngồi học, ngồi ăn, ngồi nói chuyện, ngồi tụng kinh v.v... cho quen để khi ngồi thiền ít chịu đựng cảm giác tê hơn, nhờ vậy ngồi khoảng 45 phút mới thấy tê. Có mấy trường hợp sau đây xảy ra vơi thầy:
- Cơn tê đến khi tâm đã an tịnh thì cơn tê không gây khó chịu gì cả.
- Cơn tê đến khi tâm chưa an tịnh nhưng vẫn thản nhiên chịu đựng thì nó qua rất nhanh.
- Cơn tê đến khi tâm chưa an tịnh nhưng không quan tâm chỉ chuyên chú vào đối tượng thiền thì không cảm thấy khó chịu lắm.
- Cơn tê đến khi tâm chưa an tịnh và khởi tâm muốn loại bỏ nó thì sự đối kháng làm cho gia tăng cảm giác khó chịu lên thêm.
Như vậy, con không chịu được vì 2 lý do: Một là chưa quen ngồi lâu, hai là con có ý chống lại nó, dù con theo cách của bạn là "ghi nhận" nó thì con vẫn thấy cảm giác tê gia tăng chứ không giảm như bạn ấy nói, vì khi "ghi nhận" con vẫn có ý chống lại nó. Thực ra không phải "ghi nhận" gì cả, chỉ cần biết một cách vô tâm thì đúng hơn. Biết một cách vô tâm tức là chỉ biết mà không có cái ta đối kháng trong đó. Nếu chưa làm được như vậy thì lúc đó con không nên niệm thọ như bạn ấy chỉ mà nên niệm thân hay niệm tâm thì tốt hơn."<p>
1/ Thưa Thầy, trong trường hợp thứ nhất và thứ hai của Thầy nói, thì hành giả có thể ngồi bao lâu tùy thích, ba, bốn giờ..., mà hoàn toàn không bị cảm giác tê mỏi làm trở ngại? Và trong trường hợp nầy thì ngay sau khi xả thiền, xả kiết già thì có còn cảm giác tê mỏi, kéo dài một thời gian sau đó, như bình thường không? Và do rằng khi trở lại trạng thái tâm bình thường, thì cảm giác tê mỏi có phải sẽ vô cùng dữ dội, vì ngồi kiết già kéo dài quá lâu hơn bình thường? <p>
Con thắc mắc vì muốn biết tác động của tâm trên hiện tượng vật lý, sinh lý. Hành giả không bị tê mỏi làm khó chịu, nhưng sự lưu thông của máu có thay đổi gì chăng? <p>
Trong chừng mực nào đó, cảm giác khó chịu, như đau đớn là dấu hiệu báo động cơ thể có thể bị đe dọa tổn hại, hành giả “không nhận” nó không bị “khổ”, nhưng có phải làm mất hệ thống báo động của cơ thể sinh vật lý?<p>
2/ Có phải con phải tu tập khá lên tới một trình độ nào đó, mới có thể “biết” một cách vô tâm như Thầy dạy? Con trước giờ chỉ siêng năng tụng kinh, niệm Phật, gần đây nhờ cơ duyên mới tìm hiểu Vipassana.<p>
Xin Thầy hoan hỉ giúp con. Cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 29-05-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Con có gởi câu hỏi cho Thầy vào ngày 18-05-2012 nhưng tới nay vẫn chưa nhận được Câu Trả Lời của Thầy. Xin hỏi con có nói điều gì làm buồn lòng Thầy không ạ? Nếu có con xin Sám hối!
Ngày gửi: 29-05-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy, tánh biết của tâm và Niết-bàn giống nhau hay khác nhau?
Ngày gửi: 29-05-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, xin Thầy hoan hỉ cho con hỏi, với một người mang thân bệnh trầm trọng, không có dấu hiệu nhận biết một điều gì, đã nằm đời sống thực vật trong 3 năm rưỡi. Gia đình con đã rất tiếc thương và đến nay vẫn cố gắng không mệt mỏi chăm sóc cho người bệnh. Bác sĩ bảo, tình trạng của người bệnh đã chết não. Kính xin Thầy cho con hỏi, con là vợ của người bệnh, con có nên cầu nguyện cho anh ấy được lìa khỏi xác thân, để khỏi chịu những đau khổ cho chính bản thân người bệnh và gia đình? Mặc dầu con biết rằng, con cầu nguyện bằng chính sự thông cảm, chia sẻ, nhưng sao con vẫn cảm thấy không đành lòng vì người bệnh còn rất trẻ (hiện tại 37 tuổi). Con vẫn thường chiêm nghiệm rằng, cuộc sống là vô thường, mọi chuyện đều tùy duyên. Kính Thưa Thầy, khi con viết thư hỏi Thầy như vậy, con đã chảy nước mắt rất nhiều, kính xin Thầy từ bi cho con lời khuyên.