Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 05-06-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, chiều nay con dự buổi học thiền đầu tiên của khóa 7, con nhớ Thầy có giảng là chính cái bản ngã, cái "ta" ảo tưởng đưa đến luân hồi sinh tử. Theo hiểu biết còn nông cạn của con thì với luân hồi sinh tử, tự thân mọi sự vật, hiện tượng đều như thế. Cho nên khi nghe Thầy giảng như vậy, con thắc mắc là có cần phải có cái "ta" xuất hiện thì mới dẫn đến luân hồi sinh tử không? Con hiểu như vậy không đúng ở chổ nào mong Thầy chỉ dẫn cho con!
Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 04-06-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, xin thầy từ bi chỉ giáo cho con rõ hơn về chức năng của ý môn hướng tâm vì có nhiều ý kiến rất khác nhau về loại tâm này. Và tâm này có thể xác định nhiều khía cạnh khác nhau của đối tượng như ý kiến dưới đây không thầy:
“In the five-door thought process, mano-dvāravajjana performs determining function (votthapana). It determines the agreeable or disagreeable nature of object. In the mind-door thought process, manodvāravajjana determines the agreeable or disagreeable nature of object as well as mind, matter, cause, effect, impermanence, suffering, non-self, loathsomeness. It can also determine as permanence, pleasure, self, and beauty. This determination of manodvāravajjana gets the name yonisomanasikāra and ayonisomanasikāra.”
Con thành kính tri ân Thầy.
Kính bái,
Con. Liên Thủy.
Ngày gửi: 04-06-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy con xin được hỏi về điều này, con thấy ngoài đời các bạn trẻ tiến tới hôn nhân xây dựng gia đình thường xem tuổi coi có hợp hay xung khắc không... Theo con hiểu thì một góc độ nào đấy điều này cũng đúng một phần nhưng cũng không biết là điều này có nên và quan trọng quá không?
Con xin được thầy chỉ giúp về câu hỏi hơi buồn cười này của con. Con tin ở thầy nhiều.
Con xin thành kính tri ân tới thầy và chúc thầy mạnh khỏe .
Ngày gửi: 03-06-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, Rằm tháng 4 vừa rồi, sau khi nghe thầy hướng dẫn ngồi thiền, con thư giản thân và buông xả tâm như thầy dạy thì tâm con rất trong sáng và thấy hơi thở ra vào rất rõ ràng tự nhiên, không cần phải chú niệm gì cả. Thật ra trước đây mỗi lần ngồi thiền con thường chọn đề mục niệm ARAHAM mà con thích, lần này đề mục hơi thở tự đến. Thưa thầy, như vậy khi buông xả thì nên để đề mục tự đến hay nên chọn đề mục mình thích? Trong trường hợp vừa rồi của con đề mục tự đến là đúng hay sai? Kính xin thầy chỉ dẫn thêm cho con. Thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 02-06-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, hôm trước ở chùa Hòe Nhai con cùng người bạn ngồi bên hè nghe Thầy giảng, con thấy người bạn con như muốn thưa hỏi Thầy rằng: Thế nào là Sáng suốt Định tĩnh Trong lành? Vài phút trước trong lúc đọc cuốn Cửa thiền hé mở, con chợt nhận ra câu trả lời với hình ảnh thầy nâng cốc nước lên. Thầy ơi, câu trả lời cho câu hỏi trên là: khi không có bóng dáng của cái ta xen vào thì ngay đó là Sáng suốt Định tĩnh Trong lành, phải không Thầy?
Ngày gửi: 01-06-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy! Những giấc mơ đã liên tục cho con thấy, con vẫn đang đem bản ngã ra để tu. Hay nói cách khác, bản ngã vẫn âm thầm giấu mặt điều khiển sự tu hành, bí mật tìm đến sở đắc... Con phải làm sao thưa thầy?
Ngày gửi: 31-05-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy. Thầy dạy là quan sát thấy tâm sinh ra sao, tâm diệt như thế nào và nguyên nhân sinh diệt của tâm ấy. Nhưng mỗi lần con phát hiện ra thì tâm đó liền biến mất rất nhanh và trở về trạng thái Xả. Hoặc có trường hợp tâm sinh diệt nhanh quá, con không phát hiện ra. Do đó con chưa học được quan sát thấy pháp trọn vẹn như thầy dạy. Con muốn tham cứu thêm ạ. Con cảm ơn thầy nhiều!
Ngày gửi: 30-05-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, vậy là con đã có duyên lành được gặp thầy ở nhà bà Mỹ Thọ và chùa Linh Thông trong dịp thầy ra giảng pháp tại Hà Nội vừa qua. Gặp thầy trong đầu con có rất nhiều điều muốn hỏi, nhưng khi nghe thầy giảng con chỉ muốn lắng nghe, vì những điều thầy giảng thật dễ lãnh hội, thầy dùng những phương tiện ngôn ngữ, ví dụ thật đơn giản cho Phật tử chúng con dễ hiểu, dễ nắm bắt nhất. Con xin tri ân thầy.
Bạch thầy, hàng ngày con chánh niệm tỉnh giác thì tâm con trong trạng thái an lạc, vậy bây giờ con phải tu tập thế nào để tiến thêm nữa ạ? Kính mong thầy bi mẫn chỉ dẫn cho con. Thành kính đảnh lễ thầy.
Ngày gửi: 29-05-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, có lần con sân quá đến nối bị ép tim, khó thở, không ngủ được. Con tự nhốt mình trong phòng mục đích để tránh né đối tượng nhưng khổ nỗi là thân thì ở trong phòng mà tâm thì thấy đối tượng dễ sân thêm. Kéo dài gần nửa đêm tự nhiên con suy nghĩ, sắc pháp mình tệ như thế này rồi mà còn sân nữa thì xấu sao chịu nổi. Ngay tức thì con buông xả ra, lập tức thân tâm khỏe lại, tuy nhiên còn trạo cử và con buông ra tiếp cho đến lúc ngủ hồi nào không biết. Sau lần đó, mỗi khi sân, tâm con cứ nhắc nhở, sân là sắc pháp xấu lắm nha! Con tu như vậy có lạ quá không, xin thầy cho con lời khuyên. Thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 28-05-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, vậy là con đã được gặp Thầy. Con thấy mình thật may mắn vì con có ba câu hỏi trong đầu định đến hỏi thầy nhưng con chưa cất tiếng hỏi thì Thầy đã ân cần trả lời cả ba câu hỏi đó ngay khi lần đầu gặp Thầy ở nhà chị Trang hai tối 24 và 25/5/2011. Rồi con được ngồi nghe Thầy giảng ở chùa Linh Thông và chùa Hòe Nhai nữa.
Có lúc nghe Thầy giảng con thấy rất cảm động mặc dù từ Thầy chỉ toát ra những hành động và lời nói rất giản dị. Con chú ý thấy Thầy ho nhiều trong sáng nay và sáng qua. Con cũng chú ý thấy con tham lam muốn ngồi nghe Thầy giảng tất cả các buổi và muốn hỏi Thầy thật nhiều. Con chợt hiểu ra tham nghe Pháp cũng vẫn là tham. Vậy nên tối nay con chọn cách viết thư để lúc nào Thầy rảnh Thầy đọc những dòng này con viết để cảm ơn Thầy và xin Thầy tha thứ cho sự tham lam nghe Pháp của chúng con, đồng thời con xin Thầy hãy chú ý giữ sức khỏe. Thầy làm việc quá sức rồi.
Con xin phép được cảm ơn Thầy vì tất cả những gì Thầy đã từ bi chỉ dạy cho chúng con trong những ngày Thầy tới Hà Nội.