loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-07-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy con xin phép trình bày: <p>
1. Trước đây trong lúc con đang chạy xe thì nghĩ rằng mình sống nếu không suy nghĩ thật là uổng phí thời gian làm sao. Sau này khi đã tỉnh giác chú tâm con lại thấy ngược lại, nếu mình suy nghĩ, chạy đuổi theo vọng tưởng, thì con cảm nhận rằng mình như đã mất hút, đã chết đi trong cái khoảng sống trong ảo tưởng đó. Và có cái trực nhận khi con tỉnh giác sống trong thực tại con thấy mình mới thật sự hiện hữu. Điều con cảm nhận vậy là đã hành đúng pháp chưa thầy? <p>

2. Khi con tỉnh giác chú tâm sống trong đời, con thấy rằng cái đau thân thể trong công việc chỉ là nhỏ thôi. Cái đau khổ phiền não ở tâm mới ghê gớm làm sao. Cái tâm phi thời gian, làm việc mà không trông chờ giờ nghỉ, chỉ trọn vẹn làm thôi, cái tâm đó thật là an bình mà phản ứng với mọi thứ đều suôn sẻ. <p>

3. Con nhận ra mỗi đau khổ trong khi ứng xử, tiếp xúc, quan hệ trong cuộc sống, là mỗi trải nghiệm cho thấy 1 cái tâm thiếu tỉnh giác sẽ tự giam mình trong địa ngục. Rồi con thấy yếu tố tỉnh giác mới quan trọng làm sao. <p>

Vài điều trên con chia sẻ với thầy. Có gì sai con xin thầy chỉ dạy con thêm.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2015

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy. Sau một thời gian nghe pháp của thầy và tu tập con nhận ra 4 vấn đề then chốt: <p>
1. Nghe pháp để hiểu đạo, nắm vững nguyên lý là buông xuống mọi dính mắc để trở về thực tánh chứ không phải là tìm kiếm tạo tác để trở thành hay sở đắc điều gì. <p>
2. Thực hành buông xả sự tìm kiếm lý tưởng bên ngoài để trở về phát huy tánh biết. <p>
3. Tu tập là khám phá ra đâu là hành trình của bản ngã và đâu là sự vận hành của pháp, mà thầy nói là trò chơi trốn tìm giữa tánh biết và bản ngã. <p>
4. Phiền não khổ đau mà pháp mang đến để giúp con thấy ra. Thực tế đúng như thầy đã dạy, con chỉ có thể giải quyết vấn đề nội tâm khi con thấy ra hết bản chất thật của thân thọ tâm pháp, nếu thấy ra chưa hết thì phiền não khổ đau vẫn còn. <p>
Con xin cám ơn thầy và con chúc thầy mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, tối nay con tiếp tục buông xả. Vài phút đầu thì trong đầu con nghĩ hết cái này cái kia, con vẫn nhận biết được điều này, sau vài phút con tự nói trong đầu thử mình buông hết toàn bộ coi sao, từ khái niệm, ý niệm, việc lăng xăng tạo tác theo ý đồ của bản ngã coi tâm mình như thế nào. Khi trong đầu con chấm dứt sự nói như vậy thì ngay lặp tức con thấy tâm mình buông xuống hết hoàn toàn chỉ còn lại cái tâm hoàn toàn thanh tịnh và rỗng lặng ngay tại giây phút con đang ngồi buông xả luôn, ngay giây phút đó con chỉ còn cảm nhận được sự thở và nhịp đập của tim mà thôi, con thấy rất hoan hỉ, vì khi mình buông xuống hoàn toàn thì ngay lúc đó tâm mình sẽ trở về trạng thái hoàn toàn thanh tịnh. Không cần phải mất công chạy tìm sự thanh tịnh chỗ nào khác cả. Con nghĩ nếu tâm không thanh tịnh dù mình có tìm kiếm 1 nơi nào đó vắng vẻ hoàn toàn thì tâm vẫn không thanh tịnh. Vì con thấy được rằng sở dỉ tâm mất đi sự thanh tịnh chính vì do mình hướng ngoại và bị tác động của bên ngoài chi phối và muốn nắm bắt mọi thứ để trở thành kiến thức và kinh nghiệm của mình... nên làm mất đi sự thanh tịnh và trong sáng của tâm vốn có sẵn. Nếu ngay tại đây và bây giờ mình buông xuống hết hoàn toàn thì ngay lặp tức tâm sẽ trở về trạng thái ban đầu là thanh tịnh rỗng lặng và trong sáng. Tối nay con thấy được như vậy con xin trình pháp với Thầy. Vì con thích xem tâm mình như thế nào nên con tinh tấn chánh niệm để học thêm những bài học của pháp. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Hôm nay qua trải nghiệm, trong khi con đang nằm buông xả con nhận thức thêm là: trong lúc tâm đang trạng thái thanh tịnh thì trong đầu con khởi lên 1 ý niệm gì đó làm cho tâm con không còn thanh tịnh nữa. Qua điều trải nghiệm này con nhận thức được lời Thầy dạy "khi tâm trong trạng thái thanh tịnh rỗng lặng và trong sáng chỉ cần khởi lên 1 ý niệm hay 1 khái niệm thì sẽ mất đi sự trong sáng như nó đang là", qua nhiều trải nghiệm dần dần con đã lãnh hội được lời giảng của Thầy. Trước đây con chỉ nghe Thầy giảng thì chỉ có khái niệm qua lý thuyết mà thôi, nhưng nhờ pháp luân chuyển trong trải nghiệm thì đã giúp con hiểu được lời Thầy đã dạy. Con đang khám phá ra dần dần cái tâm của mình. Giờ con đã thấy và hiểu về nó chút đỉnh rồi thưa Thầy! Con sẽ khám phá tiếp tục. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-06-2015

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy con đã hiểu nếu mình cố gắng tìm kiếm, theo dõi thì mình sẽ bị căng thẳng. Con chỉ nhận biết như vậy thôi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2015

Câu hỏi:

Dạ con xin cám ơn câu trả lời của Thầy và con đã hiểu được thế nào đừng để mình bị dính mắc trong hiện tại, quá khứ và tương lai. Ví dụ như khi mình bị đau 1 chỗ nào đó trên thân thì mình đừng tập trung vào chỗ đau đó mình chỉ nhận biết sự đau như nó đang là thôi, khi mình tập trung vào thì mình sẽ bị dính mắc và bị kẹt vào đó làm cho sự khổ càng gia tăng thêm. Hôm nay qua trải nghiệm con đã nhận thức được điều này. Giống như Đức Phật đã nói "sống không nương tựa và không bám víu vào bất kì thứ gì trong cuộc sống". Càng bám víu thì càng sinh ra khổ đau mà thôi. Đúng là càng trải nghiệm thì càng thấy ra những cái sai từ chính mình.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, hôm nay con xin trình pháp và xin thầy chỉ bày cho con: <p>
Thực và ảo: Cái gì không phải thực tức là ảo. Cái gì do tham, sân, si tô vẽ đều là ảo. Bản ngã vô minh ái dục là tác giả tạo nên những quan điểm, tín ngưỡng, đạo đức, chuẩn mực, mục tiêu, ý nghĩa cuộc sống… kể cả sự đúng sai, tốt, xấu. Những điều con học được từ thầy thì rất nhiều nhưng những điểm then chốt con xin được trình bày theo cái biết của con: <p>
- Đau khổ là người thầy: vì đau khổ đã dạy cho con biết phải sống như thế nào, con cũng biết rõ tự con phải thắp đuốc lên mà đi. Chính đau khổ là người thầy giúp con nhận ra những gì con đã học và đã hành. Nếu nghĩ rộng hơn thì đau khổ là sự hoàn hảo của cuộc sống, nếu không có đau khổ con người vĩnh viễn không bao giờ giác ngộ. <p>
- Nghiệp mệnh: Nghiệp mệnh của mỗi người là môi trường hoàn hảo để mỗi người học ra bài học giác ngộ. Càng nhiều vấn đề đến với con thì con càng có nhiều cơ hội để thấy ra tâm mình ứng tiếp với hoàn cảnh thế nào. <p>
- Thực và ảo: Cái ảo mà như con thấy chỉ có một đó là tâm sinh ảo tưởng, ví dụ như nhà đang mở cửa trời bỗng dưng mưa lớn, gió mạnh con liền vội vàng đóng cửa lại, nhìn bên ngoài chỉ thấy con đang vội vàng đóng cửa nhưng bên trong tâm con đang hành động theo sự tưởng tượng về những hậu quả của trời mưa to, gió lớn. Mưa có to, gió có lớn nhưng nó chỉ vậy thôi còn tâm ảo tưởng thì tạo ra hình ảnh, hậu quả… khác đi quá nhiều so với thực tế. Ý con muốn nói là nếu không sống trong thực tại thì dù mình nghĩ gì, nói gì hay làm gì thì đều là ảo. Khi tâm con tĩnh lặng và sáng suốt thì không ảo nhưng từ trong vô thức tâm sinh khởi hay ứng tiếp với hoàn cảnh mà không tĩnh lặng sáng suốt thì cái ảo liền khởi sinh che lấp. Còn cái thực thì không thể giải bày khi tâm muốn giải bày cái thực thì cái thực liền biến mất, cái ảo liền xuất hiện. <p>
- Theo kinh nghiệm của con thì một người sống trong cái thực thì mọi chuyện trong đời vẫn vậy, không có gì thay đổi. Nếu tìm kiếm một nơi nào đó yên tĩnh để tu tập là một sai lầm vì làm như vậy là trái với tự nhiên. Theo con cứ tiếp tục sống để thấy ra những bài học mà pháp đem đến cho mình. <p>
- Tâm tham, sân, si không thể loại trừ: Tâm tham, sân, si là tâm ảo, thấy ra cái thực và sống trong cái thực, tâm thường vắng lặng, sáng suốt thì thấy ra tâm ảo khi nó khởi sinh và mất đi chứ nó không phải là đối tượng để nỗ lực loại trừ. <p>
- Trước đây con có học Yoga theo kinh nghiệm của con thì thiền định gần giống như chạy trốn thực tại. Thiền định có thể tạo ra trạng thái nhưng nó sẽ làm tê liệt khả năng của tánh biết. Thiền với con bây giờ là sự tĩnh lắng và soi chiếu: con thường buông xuống sự nỗ lực mà tĩnh lặng bóc ra từng lớp vi tế của bản ngã vô minh ái dục để thấy ra cái thực. Với kinh nghiệm của con thiền đúng là lúc mình không thiền nữa thì mình vẫn vậy nếu thiền xong mà thấy tâm an vui hay tâm định thì con tự thấy có vấn đề. <p>
Con xin tóm lại nội dung: Cuộc sống là môi trường tu tập. Đau khổ là người thầy nhắc nhở khi con sai lầm, thiếu sót. Lời dạy của thầy là sự chỉ bày để con biết phải đi như thế nào cho đúng. Còn bản thân con phải tự mình thắp đuốc lên là đi. Ứng dụng lời dạy của thầy con từng bước bóc ra từng lớp vi tế của bản ngã vô minh ái dục để được gần hơn thực tại đang là. <p>
Con cám ơn thầy đã đọc thư con. Con xin chúc thầy mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-05-2015

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy, <p>

Thật đúng như Thầy nói trước đây, ranh giới giữa đúng sai thật khó phân biệt và không thể nào tuyệt đối. Khi xưa giúp được một học sinh mổ tim thành công, con tự hào mình làm công đức lớn và bản thân em đó còn cho là con đã đem lai mạng sống lần thứ hai cho em ấy. Nhưng sau đó con sáng ra biết rằng mình chỉ là cái duyên kết nối nhiều người lại với nhau trong việc này. Và điều quan trọng nhất là mạng em ấy ở cõi trần này chưa hết. Và như vậy là con đã làm việc cần phải làm trong phạm vi mình có khả năng và chấm hết. <p>

Cũng có lần con giúp một em học sinh của con bị tai nạn đi bệnh viện trong khi ai cũng phản đối vì sau này em ấy xì ke và nhiều lần làm điêu đứng gia đình. Tuy nhiên con không thể nào nhìn người máu me mà không giúp. Ngay như phạm nhân trong tù người ta cũng còn phải cho chữa bệnh khi cần thiết. Việc gia đình và em ấy như thế nào là nghiệp duyên của họ, con không thể nào vì vậy bỏ mặc một mạng người. <p>

Việc đánh giá một người trước khi họ chết là còn quá sớm. Không ai có thể nói chắc rằng cho tới cuối đời mình đúng hay sai. Có những vĩ nhân phải bao nhiêu thế kỷ sau mới được công nhận đúng và ngược lại. <p>

Cuối cùng việc mình cần làm ngay tại giây phút đó và lúc đó làm với cái tâm gì mới là quan trọng. Và cũng như Thầy đã nói, nếu sai mình học lại. <p>

Càng nghe Thầy giảng chúng con càng sáng ra nhiều điều. Chúng con chân thành cám ơn Thầy. <p>
Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2015

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy, con không có câu hỏi gì hết. Con chỉ trình bày sự nhận thấy của con. <p>
Đúng như những gì Thầy đã dạy "không nên mong cầu bất kì điều gì". Nếu cứ căn cứ trên lí thuyết mà không có thực hành trải nghiệm thực tế thì dù cho có nghe nhiều hay đọc sách nhiều cũng khó mà hiểu nổi những gì Thầy dạy. Con thì đa phần thực hành trên thân thọ tâm pháp này mà hiểu ra lời Thầy đã dạy là chủ yếu. Qua mấy ngày nay con bị bệnh, trước tiên là con đã nhìn thấy thân này là khổ rồi, sau đó con theo dõi luôn tâm thì con đã thấy tâm bắt đầu phóng dật và lăng xăng tạo tác rất nhiều, con không biết lý do tại sao mà tâm lại tạo tác nhiều như vậy và bắt đầu con chú ý lại. Từ từ sau mấy ngày thì con nhìn thấy rõ là tâm tạo tác quá nhiều là do con quá mong cầu mau hết bệnh, con nhận thức thêm được nếu tâm mong cầu theo ý đồ của bản ngã nếu được toại nguyện thì đã có tham trong đó rồi, nếu không được thì trở nên sân. Con nhìn thấy tâm con quá lộn xộn, con thử buông hết thử 1 phút coi sao thì con cảm nhận được tâm con rất dễ chịu. Con nhận thức được rằng mong cầu là khổ. Tuy buông thử, tuy thân cảm thọ khó chịu nhưng tâm thì không khó chịu. Con học được thêm bài học cho mình mặc dù các pháp phát sanh lên thân này đều khổ, chủ yếu đừng để tâm mình bị dính mắc vào trạng thái khổ đó là được. Tâm cứ bình tĩnh để nhìn thấy cảm thọ khổ đó là được giống như Sư Thúc nói: "thân bịnh nhưng tâm không bịnh". <p>

Qua những lời dạy của Thầy theo con nghĩ không biết có đúng không là chúng con cần phải thực hành thì mới hiểu rõ lời Thầy dạy, nói dễ thì không dễ, nói khó thì không khó lắm. Vì mọi pháp đều nằm ngay trong chúng ta mà có được. Con chỉ cần đơn giản nhìn lại chính mình mà thấy ra. Con hầu như mỗi ngày đều lên trang web của Thầy để xem giờ con giống như bệnh nghiện trang web của Thầy vậy. Sao con thấy nhiều người luôn luôn hỏi về lý thuyết quá nhiều. Có những ngôn từ con đọc mà con không hiểu nổi nữa. Theo con trải nghiệm thì con thì con cảm thấy mình chỉ cần thận trọng chú tâm quan sát thân thọ tâm pháp này mình sẽ khám phá ra rất nhiều điều mình sẽ hiểu ra được nguyên nhân nào dẫn tới tham, sân, si. <p>

Theo con khám phá và hiểu được là khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tiếp xúc với sắc thinh hương vị xúc mà tâm phản ứng sai sự thật là nguyên nhân dẫn tới sự khổ đau. Tuy đơn giản nhưng thiếu thận trọng chú tâm quan sát sẽ không hiểu nổi. Tương tự khi tham sân nổi lên thì cứ bình tĩnh mà quan sát sanh diệt của chúng. <p>
Con xin có đôi lời trình pháp với Thầy có chỗ nào con sai sót xin Thầy hoan hỉ tha lỗi cho con. Con xin cám ơn Thầy. Con nghĩ vì con thường hay bệnh nên con dễ theo dõi thân tâm con nhiều hơn. Càng theo dõi thân tâm thì con càng học nhiều bài học hơn. Nhờ có lời Thầy dạy mà con mới quay đầu về ngôi nhà này. Chứ trước đây con luôn luôn bỏ ngôi nhà này trở nên hiu quạnh. Một lần nữa con xin cám ơn Thầy. <p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-04-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!<p>
Hành thiền với thái độ tự nhiên không mong cầu, không tạo ra hay không ước vọng điều gì, với giây phút thực tại ghi nhận và hay biết những gì đang diễn ra như nó đang là, khi con có chánh niệm thì tham khởi hay sân khởi lên ngay lúc đó tâm hay biết liền có mặt, con chỉ đơn thuần ghi nhận và hay biết mà thôi. Ví dụ như khi ai nói gì đó khiến con nổi sân và có sự không chấp thuận thì ngay lúc đó sự hay biết liền có mặt quan sát tâm sân, sau tâm quan sát thì tâm từ có mặt, lại có ý nghĩ khác khởi lên và nghĩ đó chỉ là những hiện tượng tự nhiên, không nên chống cự và xua đuổi bởi đó chỉ là sự vận hành tự nhiên của pháp mà thôi. Và sau đó con lại trở về quan sát thân tâm. Nhưng lạ quá thưa thầy, con không hiểu cái cảm giác không "tôi", không "ta", không "tự ngã" thật lạ trong khi con quan sát, những cảm giác này hay xuất hiện trong sự quan sát, con không diễn tả được cảm giác lạ lùng này, diễn ra chỉ vài phút thôi rồi mất, con thực sự không hiểu được. Có phải con quá chú trọng vào quan sát, quá chấp ngã vào tiến trình quan sát không thưa thầy, hay đây chỉ là tiến trình tâm đang sinh hoạt thưa thầy, bởi bây giờ con trở nên ít nói, ít hoà chung với mọi người, ít nhộn nhịp như trước kia, chỉ lẳng lặng mà đi, lẳng lặng là làm việc sinh hoạt, lẳng lặng quay về mình. Thưa thầy, con không biết có phải con quá tự ti mặc cảm không với hoàn cảnh bên ngoài hay với người xung quanh. Con không biết phải nói gì ngoài im lặng lắng nghe mà trở về. Con kính mong thầy chỉ dạy thêm cho con. Con tri ân thầy.<p>

Xem Câu Trả Lời »