loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-04-2016

Câu hỏi:

Dạ con chào thầy ạ. <p>

Khoảng hơn 1 tháng dạo gần đây việc chánh niệm chỉnh giác trên thân tâm của con diễn ra khá tốt. Con đã có thể chánh niệm gần như cả ngày và thấy được diễn biến thân và tâm mình hoạt động như thế nào. Nhưng con không hiểu sao từ khi con chánh niệm được như vậy thì con rất hay cảm thấy mình bị hôn trầm, trì trệ, chậm chạp, thiếu động lực hứng thú với mọi thứ. Dạ con xin thầy hãy hướng dẫn con cách khắc phục tình trạng này ạ. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-04-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Thưa thầy cho con hỏi là khi con nhắm mắt (dù đứng hay ngồi hay nằm) con hay nhìn thấy những hình ảnh rất lạ. Nó không phải là hình ảnh thế giới thế thực tại mà nó là ở thế giới khác. Cứ mỗi lần con nhìn và nhận biết hình ảnh đó được vài giây thì nó chuyển sang hình ảnh khác, cứ liên tục như vậy làm con rất mệt mỏi và căng thẳng vì không thể nào ngủ yên được, và những hình ảnh như thế chúng chẳng liên quan gì đến nhau cả, điều này làm con rất mệt mỏi. Chỉ có lúc con tập trung công việc thì con không nhìn thấy hình ảnh lung tung ấy nữa. Như vậy là con bị làm sao? Và con phải làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin cho con được hỏi, <p>

Từ khi có duyên lành được nghe pháp bảo con thường quay lại quan sát thân tâm theo lời Thầy dạy và quy y với cái sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Con thấy các pháp sanh khởi có lúc thì vần vũ mưa giông, có lúc thì hiền hoà như dòng sông tĩnh lặng. Câu hỏi của con là, con thấy trong con không còn những cảm xúc (buồn, vui, giận, ghét...) khi đối diện với những điều trông thấy. Như vậy là sao hả Thầy? Xin Thầy từ bi giảng dạy cho con được rõ. <p>

Con xin thành tâm đảnh lễ Thầy, vô vàn biết ơn công đức của Ân Sư ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-04-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>

Có một lần con gửi câu hỏi tới thầy. Con hỏi thầy rằng làm thế nào để mình chăm chỉ hơn, cố gắng hơn, nỗ lực hơn để đạt được điều mà mình mong muốn. Nhưng thầy chỉ bảo còn phải xem cái điều mà mình muốn là điều gì, có đáng để nỗ lực không. <p>

Khi ấy con đang đau khổ. Con thấy mình không tốt, không chăm chỉ, không có ý chí nên con đau khổ. Hôm nay con vẫn đau khổ. Nhưng con nhận ra mình đau khổ bởi vì mình có cái ý muốn đó. Muốn mình phải chăm chỉ, muốn mình phải có ý chí. <p>

Rồi con cũng thấy là từ trước đến giờ, con vẫn luôn cố gắng nỗ lực đạt được điều này hoặc điều kia bởi vì con nghĩ như thế là tốt, như thế là hạnh phúc, người ta sẽ phải nhìn con bằng con mắt khác, người ta sẽ phải ngưỡng mộ con. Nhưng khi đạt được những điều đó rồi, con cũng không thấy mình hạnh phúc hơn là bao. Con lại tiếp tục muốn đạt thêm cái này, cái khác để được hơn người, để cảm thấy mình quan trọng. Con nghĩ đấy là lý do mà con luôn khổ sở vật vã với những điều mà con muốn đạt được. Chưa đạt được thì lo lắng, bồn chồn. Đạt được rồi thì cũng không hạnh phúc, muốn đạt được cái khác nữa. <p>

Thế rồi con cũng nghĩ, giá như mình không muốn nữa thì mình sẽ không khổ. Nhưng khi ý nghĩ đó hiện ra thì con biết là con lại vướng vào một cái khổ khác rồi. Đấy là MUỐN "mình không còn muốn gì nữa". Lúc ấy thì con thấy mình bị bế tắc. Tiến không được mà lui cũng không được. <p>

Thưa thầy, trong tình trạng này, con phải làm sao ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con xin trình pháp xin thầy nhận xét: <p>
Chiều nay khoản tầm 3h không khí trong lành mát mẻ, yên bình, cảm giác thân tâm thoải mái, thế là con ngồi thiền một cách tự nhiên, tịch tịnh như thầy chỉ dạy, mắt ,hơi nhắm mắt mà không nhắm nhìn trước mặt tầm một thước, không chú ý cũng không chú tâm, con ngồi một lúc với tâm tĩnh lặng trong sáng thì con thấy xuất hiện ánh sáng nhiều màu sắc trước mặt, thật đẹp và lạ, một cảm giác mát mẻ, con thấy thì chỉ có thấy và biết vậy, một lúc sau thì mất. <p>
Như vậy là thế nào thầy? Con thấy lạ lạ. Kính bạch thầy nhận xét chỉ dạy!
Con thành kính cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2016

Câu hỏi:

Con kính lễ Thầy! Hôm nay tâm con có chút lo lắng bất an về chuyện trong gia đình con có người thân bị tai nạn xe, con rất lo lắng, con thấy được ngay khi tâm con bất an là sai rồi, nhưng con không thoát được tâm trạng ấy. Ngay đó con liền mở pháp của Thầy giảng để có cơ trở về với TÂM THỰC TẠI HIỆN TIỀN mà con đang đánh mất, bỗng con nghe đúng đoạn Thầy giảng là SỐNG VỚI TÁNH BIẾT ĐỪNG XEN DỰ BẢN NGÃ VÀO THÌ MỌI VẤN ĐỀ SẼ SÁNG TỎ. Con rất biết ơn Thầy, chính nhờ Thầy đã giúp con thoát khỏi cái ngã ảo tưởng lo lắng. Ngay đó tâm con thật an lạc, giải quyết vấn đề thật tốt, các pháp để nó tự vận hành không cần xen vào cái tôi, chỉ ngay đó lặng tâm sống với tánh biết thì thật là hạnh phúc. <p>
Một lần nữa con rất tri ân Thầy, con xin thành tâm đảnh lễ Thầy, con kính chúc Thầy luôn là ngọn đèn sáng để soi đường dẫn lối cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Hôm nay có duyên lành đọc đươc phần hỏi đáp của thầy, con có một số vướng mắc trong lúc tu tập kính xin thầy khai thị cho con. <p>
Khoảng một năm trước, khi con ngồi thiền thì con an trú trọn vẹn trong nguồn tâm, tất cả các niệm sanh diệt con đều thấy rất rõ và sau khi xả thiền thì mọi sinh hoạt của con cũng gần như trong chánh niệm hết. Con kiểm soát cảm xúc của con rất tốt, thời gian đó con rất thảnh thơi và tự tại. <p>
Rồi thời gian trôi đi, khi nhiều chuyện đến với con, con đã bị trôi theo dòng cuốn lúc nào không hay! Đến một ngày khi phiền não bao vây lấy con thì con giật mình nhận ra mình đã không còn là mình nữa, không còn thảnh thơi an lạc như trước nữa, lúc này cố dừng lại nhưng không sao dừng được, cứ ngồi xuống là trôi theo vọng tưởng điên đảo. Con rất khổ tâm, con cảm thấy rất bất an và tiếc nuối, không sao lấy lại được cái thảnh thơi tự tại như trước nữa. <p>
Con kính xin thầy khai thị mở cho con một hướng đi mới.
Kính, Đức Nhã.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, cách hành thiền của con trong các thư trước đã hỏi thầy và thầy có chỉ dạy cách thiền như vậy là nghiêng về định rồi, mấy hôm nay con buông xả hết, không quan sát hơi thở gì cả, không nỗ lực gì cả, chỉ ngồi tự nhiên, bình thản. Quá trình đó con có thể diễn tả qua 2 chữ: BUÔNG và CẢM NHẬN (hơi thở, tiếng động...). Không biết theo hướng như vậy đã đúng chưa thầy? Con chúc thầy sức khỏe, an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, đêm nay trong khi ngồi buông xả con đã nhìn thấy được pháp phát sanh lên từ trong thân tâm con khởi sanh lên sắc thọ tưởng hành thức, con tự nhiên cảm nhận được rất rõ ràng mà không nhìn thấy có cái ta ở đâu cả. Khi ngồi thì thấy sắc ngồi không có ta ngồi, thọ khởi sanh lên thì không thấy có ta khởi sanh lên, khi tưởng khởi sanh thì không thấy có ta khởi sanh lên, tương tự hành và thức cũng vậy, con không nhìn thấy cái gì mà bấy lâu mình cho là ta cả. Chính vì cái Ta này hình thành quá lâu nên sinh lên sự cố chấp và sanh ra đau khổ triền miên, hơn nữa cái Ta chỉ là ảo hoàn toàn không có thật. Đêm nay tự nhiên con thấy như vậy con xin trình sự trải nghiệm của con với Thầy. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy gần đây con trình pháp hơi nhiều, con sợ con phiền thầy. Hôm nay con xin trình pháp với thầy và con sẽ hạn chế lại để không quá phiền thầy. <p>
Đề tài mà con trình pháp hôm nay với thầy ngụ ý có phần muốn chia sẻ trải nghiệm của con với vợ của con. Nếu con sai thì đã có thầy chỉ ra cái sai, còn nếu đúng thì cũng hữu ích cho vợ con. <p>
Thưa thầy đề tài mà con trình bày là cách đối trị tâm sân. Vì những cách này không phải do con nghĩ ra rồi hệ thống lại mà là trải nghiệm tu tập của con. <p>
1. Tự kiềm chế mình khi sân khởi lên để không gây ra hậu quả xấu. <p>
Hạn chế: Tự đè nén được trong một số hoàn cảnh nhưng rồi sân sẽ khởi ra ở một hoàn cảnh khác hay ích nhất cũng mang thù hận trong lòng. <p>
2. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác để biết cảm thông <p>
Hạn chế: Không phải trường hợp nào cũng có thể cảm thông và cũng có những trường hợp không đáng phải cảm thông. <p>
3. Tự động viên mình đó là những bài học mà pháp mang đến. <p>
Hạn chế: Tự động viên tức là chưa thấy ra sự thực, cho nên thay vì thấy pháp rõ ràng thì khuynh hướng là chịu đựng những đắng cay cuộc đời. <p>
4. Rải tâm từ <p>
Hạn chế: Tâm từ như nước mát, giúp mình và giúp người nhưng chưa thể thấy ra bản chất tâm sân. <p>
5. Quan sát tâm sân sinh diệt <p>
Hạn chế: Vì chưa thông suốt được lời dạy của Thầy cho nên con hiểu và hành theo ý con, con đã kinh nghiệm hóa cách thức thấy sân như một phản xạ khi sân khởi lên (mặt dù con đã thấy ra được nguyên nhân của sân là do con nhận thức đánh giá sai lầm vấn đề). Cho nên sân thì cứ khởi, con thì cứ quan sát kết quả là sân thì vẫn còn, còn con thì lại bày ra cho mình một kinh nghiệm vô ích. <p>
6. Không có hoàn thiện bản thân, không có tu, không có quan sát tâm sân gì cả, tất cả chỉ là những khái niệm, kinh nghiệm do con cho là, phải là, sẽ là mà thôi. Nhận ra mình đang lập trình cuộc sống, nhận ra mình đang lập trình cách tu. Khi sân khởi lên, tâm không thêm, không bớt, không đánh giá, xem xét, không gì cả. Trong thấy chỉ có thấy (con mượn câu “trong thấy chỉ có thấy” trong các bài giảng của thầy chứ con còn lâu mới sự lý dung thông được). Quan sát sân hay quan sát pháp chỉ là một. <p>
Con cảm ơn thầy đã bỏ thời gian đọc trình pháp của con. Con thành kính cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »