loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con đã hiểu được vấn đề tại sao càng hành càng thấy rõ được tham sân si và những phiền não khởi lên ngày càng rõ ràng như vậy. Có nhiều người lại sợ chúng, giờ đây con hoàn toàn đã nhận thức được chúng. Nó khởi sanh lên rõ ràng là giúp cho mình thấu hiểu rõ ràng về chúng, thấy rõ được hương vị và mùi vị của chúng. <p>
Ví dụ khi 1 đứa trẻ chưa từng ăn ớt thì chỉ biết đó là trái ớt qua khái niệm nhưng không biết vị của nó như thế nào nên nghe mà không hiểu. Chỉ khi đứa bé đó ăn vào thì mới hiểu được ớt có vị cay nồng như thế nào. Về sau đưa trái ớt chúng sẽ không dám ăn nữa vì sợ cay. Vấn đề tham sân si cũng tương tự như thế. Khi mình chưa thấy rõ chúng hoàn toàn thì chúng luôn khởi sanh để cho mình chiêm nghiệm và nhận thức thật rõ về hương vị của chúng coi mình có thích những hương vị đó không, nếu thích thì tiếp tục cuộc hành trình của nó, nếu không thì ngay lập tức chúng sẽ diệt. Không cần mình phải mong cầu gì để diệt chúng. Giống như Thầy đã nói "sân thì biết sân", giờ đây con đã hoàn toàn hiểu ra được vấn đề này, thì ra là như thế. Con luôn luôn đặt câu hỏi tại sao mình càng hành mà lại thấy rõ tham sân si như vậy, có khi nào mình hành sai không? Nhưng cuối cùng sáng nay con thấy mình không sai. Vì nó sanh lên càng rõ để cho mình hiểu biết về nó rõ hơn, càng thấy rõ về chúng thì mình mới nhận thức rõ về sự khổ. Rồi dần dần mình mới buông được chúng mà không còn sân nữa. <p>
Con xin trình sự nhận thức của con đến Thầy. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2015

Câu hỏi:

Trước hết xin cho con được kính lễ Thầy! <p>

Khi ngồi chợt nghĩ lại những đau buồn đã qua, bất chợt con mỉm cười rồi thốt lên rằng, “Thì ra cuộc sống này vốn dĩ luôn tuyệt vời chứ không đau khổ như mình vẫn hằng lầm tưởng”, Thầy ạ! <p>

Trước đây con vẫn thường cảm thấy bực mình và khó chịu khi trong đầu luôn xuất hiện những câu hỏi đại loại như: “tại sao anh ta/chị ta lại có thể cư xử với một thái độ như vậy; tại sao một người như vậy mà lại có thể thốt ra được những lời như thế, thiệt là khó nghe làm sao; tại sao mình chả có đụng chạm gì mà lại cứ vô cớ chửi mình hoài?… Nhưng thưa Thầy, tất cả những gì mà con cho là “nó phải như thế này” hay “nó phải như thế kia” hay “tại sao nó lại không như vậy” thì đều là những “ý niệm” do con tự vẽ lên để rồi cũng lại tự mình chuốc lấy đau khổ từ đó. <p>

Nhìn tổng thể thì Vạn Pháp được sinh ra trong vũ trụ này đều phải có một cái “tên gọi” để nhằm phân biệt cái này với cái kia, người này với người nọ hầu tránh sự nhầm lẫn mà thôi còn chung quy thì những cái tên ấy cũng chỉ là những “khái niệm” mang tính chất giả định không hơn không kém. <p>

Đơn giản như khi nhìn một trái mít và một trái xoài thì dễ dàng phân biệt rõ ràng được đâu là trái mít và đâu là trái xoài, vì trái mít thì có mùi vị đặc trưng riêng của nó và trái xoài cũng vậy. Vậy thì tại sao ta lại cứ ước muốn “trái mít phải giống trái xoài”? Cũng như chị A thì có những đặc điểm và tính cách riêng của chị A, còn chị B thì cũng có những đặc điểm và tính cách riêng của chị B. Vậy thì tại sao lại cứ muốn rằng "chị A phải giống chị B ở điểm này hay ở điểm kia?" Nhìn thật kỹ, thật sâu sẽ thấy rằng mỗi loài hoa, mỗi cái cây, mỗi cọng cỏ… đều có một vẻ đẹp đặc trưng riêng của nó và con người cũng vậy. Mỗi người đều có những tính cách, những đặc điểm riêng khác nhau không ai giống ai cả, mà nếu có giống nhau đi chăng nữa thì cũng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi. Vậy tại sao lại cứ ước muốn viễn vông rằng “phải chi anh A hay chị B được như thế này thì sẽ tốt biết mấy?” mà không chịu thấy rằng, “anh A là anh A”, “chị B thì là chị B” thế thôi. <p>

Nhìn xa hơn nữa, Vạn Pháp tồn tại trong vũ trụ này đều là tuỳ duyên biến hiện như một dòng chảy liên tục và bất tận. Khi đủ duyên nó xuất hiện còn khi hết duyên nó biến mất, cứ thế mà xoay vần liên tục mãi. Cái cây chỉ xuất hiện khi người ta có ý muốn trồng nó, còn không thì nó sẽ biến mất khi người ta có ý muốn chặt nó đi. Con người cũng vậy, khi đủ duyên thì được sinh ra còn khi hết duyên thì cũng lại chết đi, là thế. Có rồi lại Không, Không rồi lại Có. Ta không thật Có mà cũng không thật Không vì tất cả chỉ là trùng trùng Duyên khởi.<p>

Vậy thì hãy luôn Tỉnh Thức để đừng sống trong những vọng tưởng hảo huyền để rồi tự mình phải chuốc lấy khổ đau mà hãy “sống thật sự Trọn Vẹn với Thực Tại như nó Đang Là” để rồi luôn Ung Dung, Tự Tại giữa dòng đời đầy thiên biến vạn hoá đến tuyệt vời và đó cũng chính là mục đích tìm cầu duy nhất và cuối cùng của chúng ta ở cuộc đời này vậy. <p>

Con chỉ muốn kính gởi vài dòng cảm nghĩ đến Thầy và quý bạn đạo, như một bài thu hoạch kết quả tu học của con để Thầy chứng minh cho ạ. <p>

Con kính chúc Thầy "Thân tâm thường lạc"! <p>

Con Hương Tuệ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-07-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, <p>

Như sự chiêm nghiệm của con thì chân pháp mà Sư thường hay đề cập trong các bài pháp không gì hơn là duyên sinh. <p>
Vì trái đất quay quanh mặt trời và quay chính nó nên có ngày có đêm, có các mùa, các nhân và duyên thuộc sắc pháp khác cũng lặng lẽ xảy ra như vậy. <p>
Còn với tâm pháp, trong các hoàn cảnh như vậy, với tâm như vậy thì hiện tượng như thế chắc chắn sẽ xảy ra. <p>
Cũng như khi với các vị ngọt, kẻ tham, sân hay si sẽ đam mê, vướng mắc và sẽ chuốc lấy khổ đau không tránh khỏi.<p>
Kẻ tu hành thấy sự nguy hiểm của các vị ngọt, vị ngọt của sắc pháp, vị ngọt của thân kiến, tà kiến, sân hận, vị ngọt của ngã mạn, vị ngọt của sở tri, sở đắc, người ấy không nhiễm đắm vì biết rằng duyên như vậy thì quả sẽ như vậy, vì yếm ly, người đó sẽ sống tỉnh thức trong từng phút giây và từng bước đều chỉnh nhận thức và hành vi và sẽ thoát khỏi đau khổ, chánh trí, giác ngộ. <p>
Cuộc đời thật sự nằm trong tay của chính mình, khổ đau hay an lạc thì do mình quyết định, khi đôi tay buông bỏ thì chỉ còn lại khói sương, làm gì còn đau khổ.<p>
Sự chiêm ngiệm và kiến thức con chỉ được nông cạn. Mong Sư chỉ dạy con thêm để con không bị vướng mắc vào tà kiến, đi xa chánh pháp. <p>

Kính tri ơn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-07-2015

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy. Con có đọc thấy câu hỏi của một bạn đạo trên trang web về niềm tin Tam Bảo. Con muốn hỏi rõ hơn để có hướng tu đúng cho bản thân. <p>
Trường hợp của con giống trường hợp của ba bạn đạo này. Trước đây, con cũng là người có niềm tin ở Tam Bảo. Nhưng sau này, càng tu, càng điều chỉnh nhận thức, con càng thấy niềm tin ban đầu của mình sai lạc, làm mình lạc hướng. Con nói thật với Thầy, con không phỉ báng người xuất gia, nhưng trong tâm thì không kính nể. Những người trí thức tại gia, nhiều người cả về nhận thức lẫn cách sống đều vượt xa hẳn những người xuất gia. Con không nói Thầy và cũng không dám đánh đồng hết tất cả. Bên ngoài con im lặng, nhưng tự nhiên trong tâm con rất xem thường những người không chân chính đó. <p>
Trong 10 điều răn của Chúa, điều đầu tiên là không được thờ tự bất kỳ ai ngoài Chúa. Con không phải đạo Chúa, nhưng con hiểu câu nói đó. Giữ được điều này là giữ được 9 điều còn lại. Còn Lão Tử thì nói "Đạo khả đạo phi thường Đạo". Còn Thầy thì dạy sống thuận pháp. Do đó, con lấy lẽ đời chân thật mà sống. Nhưng tự nhiên tâm con chỉ kính trọng những người đáng kính. Nhiều lúc đó chỉ là một người lao động, một cô lao công, hay một đứa bé, nhưng lại có nét gì rất cao quý trong tâm hồn. Ở nhà con cũng nói con là không nên có cái tâm đó. Vì mấy cô trên Chùa nói là có tâm đó thì sẽ bị đọa địa ngục. Nhưng nếu mình thờ tự một ai khác ngoài Chúa thì cũng "bị đày vào hỏa ngục đời đời" phải không Thầy?
Một vị sư nói nhiều về giáo lý của Đức Phật cũng không phải là Phật. Một đức cha giảng về giáo lý của Chúa cũng không phải là Chúa. Phật đã nhập diệt cách đây mấy ngàn năm, và Chúa cũng ra đi cách đây cũng lâu rồi. Chỉ có lẽ thật là muôn đời còn mãi. Và cũng chính "sự thật giải phóng chúng ta", chứ không phải những ảo tưởng giải phóng chúng ta ra khỏi những ảo tưởng. <p>
Nên điều đầu tiên Thầy dạy con khi con quy y Thầy là sáng suốt. Và từ đó đến nay, con chỉ quay về quy y sự sáng suốt ấy nơi tâm mình. Con đã không đặt niềm tin nơi Thầy. Nhưng con đặt niềm tin vào sự sáng suốt ấy. Khi con nổi sân, con cũng đặt niềm tin vào sự sáng suốt ấy. Chứ không tin vào bản ngã đang nổi sân ở trong con. Khi con tham, con cũng không tin vào cái bản ngã đang tham lam trong con, mà chỉ tin vào sự sáng suốt đang thấy cái tham ấy. Rồi tham cũng qua đi, rồi sân cũng qua đi. Những cái đó đến chỗ cùng cực rồi cũng biến mất. <p>
Con thấy sống như vậy có nhiều niềm vui, vì mình chiến thắng được chính mình, chiến thắng lại sự ngu ngốc ở trong mình. Không giống như người nhà con nói là "bị đọa vào địa ngục". <p>
Con còn nhỏ và trải nghiệm ít. Mong Thầy chỉ dẫn thêm cho con. Con kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy mấy hôm nay con có cảm nhận được rằng con trở nên lặng lẽ hơn. Con chỉ biết quan sát tất cả các pháp đến rồi đi, và khi chiêm nghiệm những pháp đến đi con nhận thấy được rằng tất cả những phiền não thật là muôn màu muôn vẻ nó ngụy trang thật tinh tế làm sao. Nếu không có chánh niệm thật khó nhận biết được và bị nó lôi cuốn theo dòng chảy của nó, khi nhận biết được chúng thì mọi thứ đều được chuyển hoá (tùy theo pháp mà chuyển hoá, chẳng hạn như ác pháp thì tự biến mất, còn thiện pháp thì tự duy trì phát huy). <p>

Thưa Thầy các pháp thật là tuyệt vời làm sao, mọi thứ sanh lên mình không cần phải diệt chúng vì chúng tự sanh rồi tự diệt. Lúc trước con chưa thấy được điều này cứ hấp tấp muốn diệt chúng, nhưng càng muốn diệt thì chúng càng gây cho mình nhiều sự khó chịu trên thân (chẳng hạn như căng thẳng thần kinh, mình mẩy bức rức khó chịu làm sao). Mọi thứ đều để thật tự nhiên giống như lời Thầy dạy "cứ tự nhiên mà nhìn pháp". Khi thực hành theo lời Thầy dạy trở về trọn vẹn với chính mình thì mới thấy và hiểu được chính mình. Có những lúc tiếp xúc với người khác con nhận thấy họ thường sống theo những ý đồ của bản ngã tạo nên (con không có ý đánh giá người khác, đánh giá người khác là con sai) nhưng con chỉ ví dụ nhỏ về nhìn thấy sự tạo tác của bản ngã vô cùng lớn mà thôi. Giờ đây con thấy tâm con trở nên điềm tĩnh hơn trước rất nhiều (con chưa điềm tĩnh hoàn toàn nhưng so với trước là con đã có tiến bộ lắm Thầy ơi). Con tiếp tục giữ chánh niệm trong những ngày còn lại. Con xin cám ơn Thầy đã dạy bảo cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy tối nay khi ngồi buông xả con nghiệm ra được bài học như vầy con trình lên Thầy mà con không biết đúng hay sai mong Thầy hướng dẫn cho con. <p>
Thí dụ, khi con ngồi buông xả, có phiền não nào khởi sanh con vẫn nhận biết phiền não như nó đang là, không tham không sân chỉ nhận biết vậy thôi. Sau đó tâm con phóng "không biết ngày mai mình nấu gì cho gia đình ăn, hoặc ngày mai con cái ăn gì đây, v.v..." thì tánh biết trong con nhận biết tất cả điều này là do tâm si khởi sanh lên. Thưa Thầy có phải lúc đó tâm trong sáng như tấm gương chỉ nhận biết rõ những sự kiện mà không cần lưu giữ lại bất kỳ hình ảnh nào hết phải không thưa Thầy? Tâm chỉ cần nhận biết rõ đối tượng như vậy thôi thì sẽ không bị đối tương lôi đi quá xa đúng không thưa Thầy? Khi con hành thì con hiểu được nhưng viết thành lời thì con diễn tả lủng củng quá con không biết nói sao cho Thầy dễ hiểu, mong Thầy thông cảm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, con có một câu hỏi, mong Sư giúp con. <p>
Từ khi tu Thiền ngay khi chưa theo chỉ dẫn của Sư, con đã từ bỏ báo chí, sách vở, phim ảnh, phim tài liệu về đói nghèo, chiến tranh, về sự huỷ hoại của thân này khi bệnh, chết..., tâm trở nên bình lặng với hiện tại. <p>
Con ghi nhớ lời dạy, sống là chiêm nghiệm và để học hỏi chứ không để thiện nghệ cái gì hay đạt cái gì. Nhưng cái chiêm nghiệm đó mình có thể "xài ké" không Sư, ví dụ, khi con nghe chuyện về Ni Sư Patacara, con cảm nhận được rất nhiều điều, hay giở một trang báo ra là thấy chiến tranh, đâm chém, khủng hoảng, phóng dật, tham đắm, có thể cũng học hỏi được nhiều thứ, như con ngựa, không phải đợi con dao đâm vào tim mới sợ hãi và biết tự giác tu. Hay đó cũng chỉ là một hình thức phóng dật của tâm thức, cái "đang là" hiện tiền trước mắt là đủ rồi, đời dù gì cũng chỉ là tham sân si theo các hình thức khác nhau mà thôi, tuỳ duyên, biết thêm cái gì thì biết cái đó, không thì cũng không sao, không cần chủ động chiêm nghiệm làm gì. <p>

Con kính tri ơn Sư.

Học trò nhỏ Angulimala

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2015

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy, đã trải qua nhiều tháng thực hành theo lời Thầy dạy bảo con đã phát hiện trong tâm mình có 1 tấm lòng thương người vô cùng. Cũng như con đã trình pháp với Thầy con là người có thân thường hay bệnh hoạn tối ngày, trước đây con thật sự rất đau khổ với thân này, ngoại trừ thân này tâm con cũng có rất nhiều điều khổ đau vì con chưa hiểu được pháp, nhưng giờ đây mọi việc đã thật sự đều thay đổi hoàn toàn, tuy thân vẫn như vậy cũng thường bệnh nhưng tâm con đã bớt hẳn đi những sự khổ đau rất nhiều vì con đã thấy được sự sanh diệt liên tục của các pháp đều là vô thường, khổ và vô ngã, nên con không còn chấp vào nó nữa con cứ để các pháp đến đi 1 cách tự nhiên không còn can thiệp vào nó nữa, càng can thiệp vào thì con thấy thân tâm mình càng mệt mỏi vô cùng chẳng được lợi ích gì. Rồi từ đó con buông xuống và vui vẻ sống chung với nó, và con luôn luôn nhắc nhở chính minh cứ sống trọn vẹn với hiện tại đi còn ngày mai như thế nào thì không ai biết được và dần dần con đã sống được trong hiện tại cứ như thế mà tâm con dần dần bớt đi sự lo âu và giảm hẳn sự nặng nề trong tâm. <p>
Sau 1 thời gian tự nhiên trong tâm bắt đầu hình thành sự thương người khác vô cùng khi nghe họ bị bệnh, chẳng hạn như anh chị con trong nhà khi nghe họ bị đau đớn về thể xác và tinh thần con thường mua thuốc cho họ uống và hướng dẫn cho họ thêm về nguyên lý mà Thầy đã chỉ dạy để giúp họ đở bớt đau khổ về tâm, nhưng đa phần họ không tin, họ chỉ thấy những gì trước mắt họ chẳng hạn như tiền bạc, và những gì cho là, sẽ là, như thế này là... thì họ rất tin, tin vào những gì cầu nguyện... Con thấy thương cho họ nhưng con cũng đành bó tay vì pháp học con rất ít nên con không dám nói nhiều. Con chỉ nói những gì con đã trải nghiệm mà thôi. Vô tình con đã nhận ra được lòng thương người của mình hình thành từ lúc nào không biết. Thương cho họ đang chạy theo những cái ảo ảnh bên ngoài, thương cho họ mỗi lần bị bệnh là đổ thừa may rủi, nhưng họ không nghĩ cái bệnh là 1 pháp tuyệt vời để giúp mình trở về chính mình để nhìn thấy rõ sự vô thường hơn. Khi con thấy được sự vô thường thì con không còn dám dễ duôi nữa, giúp mình tinh tấn hơn trong sự tu tập. Mỗi lần thấy họ lăng xăng tìm hết cái này cái kia mà con thấy thương cho họ. Khi chạy tìm thì đã quá mệt mỏi lắm rồi vì con đã từng trải như vậy. <p>
Nhờ có trải nghiệm theo lời Thầy dạy giờ đây dường như con đã trưởng thành trong sự tu tập của con. Mọi sự tham sân si con đều nhận biết cả khi chúng khởi sanh lên. Đôi lúc tâm khởi sanh lên sân mạnh quá vì tâm con yếu con biết được con liền né đi 1 chỗ khác để không làm mích lòng người khác và lặng lẽ nhìn chúng cho đến khi chúng diệt. Nhờ thế mà vợ chồng con giờ đây ít xung đột hơn, gia đình cũng đỡ cãi cọ về những chuyện vô bổ hơn. Từ đó con học ra 1 câu "thà để mình đau đừng để người khác đau vì mình" cái đau này con đủ sức chịu đựng vì con đã có pháp Thầy chỉ dạy nên con biến nỗi đau đó thành sức mạnh để tiến bước trên con đường tu tập. <p>
Thưa Thầy hôm nay con xin trình pháp với Thầy những gì Thầy đã dạy con không quên mà nhờ có Thầy con mới thấy ra được bản chất thực của các pháp. Nhờ đó con có thêm được tấm lòng vị tha hơn đối với chúng sanh nói chung và đối với gia đình con nói riêng. Chỉ cần trọn vẹn trên thân thọ tâm và cảnh sẽ hiểu ra toàn bộ vấn đề những lời dạy của Thầy không sai. Con xin chân thành cám ơn Thầy rất nhiều đã giúp con tìm lại chính mình ngay trong thực tại đang là.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, con là một người sinh ra trong gia đình không có tôn giáo. Nhưng do cơ duyên, con may mắn tiếp xúc được với Phật pháp trong năm nay, khi đã 23 tuổi. Con dành nhiều thời gian nghiên cứu về pháp và thấy rằng điều này đã mang đến cho con nhiều an lạc trong cuộc sống, chứng trầm cảm của con gần như khỏi hẳn và con thấy mình bắt đầu tiếp xúc được với sự tươi đẹp. Tuy nhiên, trí tưởng tượng và những ký ức xưa cũ của con hay khởi lên rất mạnh, nhất là sự tức giận về một điều đã từng xảy ra trong quá khứ hoặc 1 hồi ức đau buồn. Có lúc con quan sát được sự tiến triển và diệt mất của chúng nhưng có lúc con bị chúng lôi đi liên tục và phải suy nghĩ, phân tích liên tục và mỗi lần như vậy con không còn sáng suốt nữa, rất bấn loạn. Con nên tập thiền định hay đọc pháp thêm hay phải làm gì để làm giảm tình trạng này? <p>

Con xin cảm ơn thấy đã đọc câu hỏi của con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-07-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Đêm nay trong khi nằm buông xả con ngộ ra rằng, trong giáo pháp Đức Phật truyền dạy chỉ tóm gọn trong 1 chữ "KHÔNG". Nói về giới luật cho hàng tại gia cư sĩ thì "không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uông rượu, không ăn sái giờ, không nghe đờn kèn thoa vật thơm, không nằm nơi cao và xinh đẹp". Trong thiền Thầy hướng dẫn mà con nhận ra qua trải nghiệm tối nay cũng là chữ "KHÔNG". Không theo 1 phương pháp nào, không nắm bắt đối tượng, không nương tựa, không nắm giữ bất kì thứ gì dù đó là trạng thái hỷ lạc, thậm trí là niết-bàn thì cũng không nương tựa nên vẫn là chữ "KHÔNG". Trong nghe chỉ có nghe, trong thấy chỉ có thấy, trong biết chỉ biết pháp như nó đang là mà thôi, trọn vẹn không có cái Ta, cái bản ngã gì trong đó thì vẫn là chữ "KHÔNG". <p>
Hôm nay con ngộ ra vì con thấy khi con tiếp xúc với cảnh, vô tình con chụp cái cảnh đó, đến tối nay con ngồi buông xả thì cảnh ấy hiện ra y nguyên (giống như máy chụp ảnh chụp vậy). Ngay lập tức con biết mình đã sai chỗ này vì mình đã bị dính mắc vào cảnh lúc chiều và bị đưa vào tiềm thức ẩn bên trong nay nó hiện ra. Nên con đã suy xét về tất cả lời dạy của Thầy thì con ngộ ra được chữ "KHÔNG" trong lời giáo huấn của Thầy. Không nắm bắt, không nương tựa bất kì thứ gì trong cuộc sống này thì không còn khổ. Con đã khám phá ra được nguyên lý này, con thật sự rất vui vì thuận lợi trên con đường tu tập của con. Con xin cám ơn Thầy đã đem lại ánh sáng cho con.

Xem Câu Trả Lời »