loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-07-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, bây giờ con thấy, dù bất cứ chuyện gì thì pháp đã sẵn sàng một cách hoàn hảo, dù có thấy bị sắp đặt cũng là hoàn hảo. Ai còn chấp và chống đối theo bản ngã hay theo ý mình thì còn đau khổ. Còn những điều mình làm mà thấy đúng lúc thì cũng thuận theo vận hành đó do pháp đã thúc đẩy mình làm, còn mình thấy mình còn làm sai và khó chịu vì cái sai đó hoặc thấy ai đó gây ra đau khổ cho mình thì pháp đang cố chỉ cho mình thấy cái mình "cho là" đó là sai.
Đó cũng là sống theo sự tương giao, nếu dòng nước bị chặn lại thì nó tự hòa vào đất hoặc bốc hơi chứ không cần đối kháng làm gì.
Con xin trình thầy. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-07-2020

Câu hỏi:

Dạ con kính đảnh lễ Thầy.
1. Thưa thầy, con thấy nhiều vị hay dùng cụm từ "thực tập vô ngã", mặc dù con hiểu là không nên chấp vào ngôn từ, nhưng con thấy việc sử dụng cụm từ đó dễ gây hiểu nhầm. Vô ngã là tánh chất của các pháp, vậy chỉ có thấy ra vô ngã, thực chứng vô ngã chứ không thể "thực tập". Bởi thực tập hàm ý giống như vận dụng kinh điển, giáo lý nhằm rèn luyện bản thân để "trở nên vô ngã", trong khi vô ngã là Sự Thật hiển nhiên đâu cần trau dồi mới có. Và như con thấy, cũng bởi cách hiểu như vầy mà bao nhiêu người đã tu sai hướng.
2. Thực chứng vô thường, khổ, vô ngã nghĩa là: khi trải nghiệm thuận cảnh hay nghịch cảnh trong cuộc sống; khi có các cảm thọ khổ, lạc hay xả mà tâm mình vẫn rỗng lặng, trong sáng, thấy biết rõ ràng mà không bị trói buộc bởi các duyên đó. Đúng không ạ?
Con xin cảm tạ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-07-2020

Câu hỏi:

Con kính chào thầy!
Thầy ơi con nghĩ như thế này có phải không thầy.
1. Có phải mục đích của việc tu tập cuối cùng chính là để thấy được sự thật lý do đâu mà khiến mình lại đau khổ, hay để thấy ra được cái ảo tưởng, cái bản ngã nhìn nhận mọi thứ không đúng với sự thật rốt ráo phải không ạ?
2. Khi thấy ra được sự thật thì cái ảo tưởng sai lầm (bản ngã đó) liền bị phá tung nên sẽ không còn cái ngã ảo tưởng mà đi tái sinh nữa nên chấm dứt luân hồi sinh tử phải không ạ?
3. Vậy lời dạy của đức Phật là để giúp mọi người thấy ra được điều đó. Mà quan trọng là phải biết được bản thân mình bị kẹt ở đâu, cải ảo tưởng nào đang che lấp so với sự thật mà đức Phật giác ngộ ra phải không ạ?
4. Chánh niệm, tỉnh giác như ngọn đuốc giúp mình khám phá ra sự thật đó bên trong chính mình phải không ạ?
5. Khi cái sự thật đó được thấy ra hoàn toàn thì người đó vẫn có thể đau, bệnh nhưng không còn khổ ảo nữa phải không ạ?
Con xin cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-07-2020

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. Con xin được sám hối Thầy từ xa, quả thực con từ khi được Thầy đồng ý chấp thuận cho con vào chùa và sẽ cho con tiếp tục con đường đông y của mình, con cũng vui lắm nhưng thực sự nó cũng kèm theo ko ít những sự phiền não, lúc thì con nghĩ cách này cách kia để nói dối cha mẹ để cho đạt được mục đích của mình, lúc thì con tưởng tượng ra cái này cái kia đẹp đẽ cho con đường của mình, con thấy mình làm như vậy khiến tâm không yên mà chỉ làm cho thêm sự phiền não, con biết không phải dễ dàng gì để được Thầy đồng ý cho tập sự xuất gia, con cũng hiểu đó là Phúc nhiều đời của con, cho nên mặc dù con đã đặt vé rồi nhưng con lại huỷ chuyến đi, vì cho dù con có đi được vào trong chùa đi chăng nữa mà tâm chất chứa đầy phiền não thì cũng sẽ không yên, vì thế con nghĩ trong cuộc sống này sẽ không trốn tránh được bài học nào cả, vấn đề là mình học bài học đó theo cách nào, và trước sau bài học nào cũng sẽ phải đối diện, nên giờ con sẽ làm những gì con cảm thấy phù hợp với bản thân con, và con sẽ đối diện với từng bài học của mình. Nên hôm nay con xin gửi đến Thầy lời sám hối từ đáy lòng của con, con sẽ không mơ tưởng cao xa nữa, mà con sẽ đi từng bước từng bước, từng bài học ngay trong chính cuộc sống này của con.
Một lần nữa con xin cúi đầu trước Thầy, tuy con không được ở gần Thầy nhưng Thầy mãi ở trong con vì nhờ những gì Thầy dạy mà con thấy ra được bản thân con, thấy ra được những ảo tưởng, thấy ra được những nhận thức sai lầm trong từng giai đoạn của cuộc sống.
Con có nhớ có một lời Đức Phật nói người ở gần Như Lai mà không thấy ra được những lời dạy của ngài thì cũng như chưa từng thấy ngài, còn người sống đúng Chánh Pháp là người thấy được Như Lai. Nên con mạn phép cũng được nói là cho dù con ở cạnh Thầy mà không hiểu được những lời chỉ dạy của Thầy thì cũng chưa hiểu được Thầy, còn người tuy không ở gần Thầy mà biết sống tuỳ duyên thuận pháp theo những lời chỉ dạy của Thầy là người đó luôn có Thầy soi sáng.
Con cũng không biết nói gì hơn, con xin được tri ân và đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-07-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, con đã phân biệt được giữa định là cố định một vị trí mà nhắm mục tiêu và cưỡi ngựa mà nhắm mục tiêu cũng di động.
Khi dồn tâm trí vào một đối tượng đến nỗi xung quanh không còn biết gì thì quả thật hiệu suất rất cao trên đối tượng đó và có gì đó không được tự do, nhưng khi cái gì cũng rõ biết một cách tự nhiên thì hiệu suất tăng lên rất nhiều lần, có cái thấy biết thật rộng lớn và không bị căng thẳng hay bó buộc nữa.
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2020

Câu hỏi:

Con chào Thầy!
Hiện tại con đang có 1 suy ngẫm như thế này không biết có đúng với quan điểm của đạo Phật mình hay không? Nhờ Thầy giúp con sáng tỏ.
Thời điểm hiện tại dịch covid 19 đang xảy ra khắp nơi trên trái đất. Hàng trăm nghìn người tử vong và con số đó chưa có dấu hiệu dừng lại. Dù chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị nhưng chúng ta tốt nhất vẫn thực hiện theo hướng dẫn của bộ y tế như rửa tay, hạn chế tiếp xúc... để ngăn chặn dịch bệnh.

Ở 1 góc độ nào đó nếu loài virut kia không phải do con người tạo ra, mà tự nhiên mà có thì thực ra con nghĩ đó cũng là 1 món quà mà mẹ thiên nhiên gửi tặng cho tất cả chúng ta. Nhờ món quà này mà bản chất cuộc sống được lật tẩy, về giá trị tiền bạc không phải là đích sống, tiếp đó là sự bình đẳng chúng ta giàu nghèo hay dù màu da có khác nhau cũng đều có nguy cơ bị như nhau. Nó cảnh tỉnh chúng ta về những gì chúng ta đang đối xử với thiên nhiên như tàn phá rừng, sát hại động vật hoang dã... Bên cạnh đó nó cũng cho ta thấy những bản chất tiêu cực của xã hội khi mọi người chỉ lo cho cá nhân mình mà không quan tâm đến người khác như mải tích trữ đồ ăn để rồi các kệ hàng trống rỗng, người có trong tay biết bao đồ ăn người không thể mua được. Trong bát nhã tâm kinh dạy chúng ta rằng chúng ta do nhân duyên hợp thành và tất cả chúng ta cùng với vũ trụ bao la này đều có sự liên kết với nhau. Chúng ta tưởng chừng không mà lại có, điển hình như cả thế giới chưa hết bệnh thì Việt Nam chúng ta có cố gắng như thế nào đi nữa vẫn có nguy cơ bệnh. Hơn hết lúc này là giúp người cũng là giúp ta phải không Thầy?

Về phần con, nếu thực sự covid 19 có tới hay bị nhiễm con cũng sẽ chấp nhận tất cả, kể cả cái chết tới chúng ta vẫn có thể có được bình an. Dĩ nhiên chết chóc là điều không mong muốn, nhìn số ca tử vọng trên thế giới hằng ngày tăng đều chúng ta không thể không đau lòng, nhưng chuyện gì tới sẽ tới. Chúng ta hãy học lấy bài học từ covid mang lại để thức tỉnh lẫn nhau.

Con cám ơn Thầy đã lắng nghe và xin thầy cho con ý kiến về chia sẻ này.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-07-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

Sau một thời gian nghe pháp và thực hành con có hiểu biết như sau. Tất cả các hành động của con từ NÓI NĂNG, ĐI, ĐỨNG, NẰM, NGỒI đều có sự tác ý dù con có nhận ra nó hay không (có lúc con nhận ra có lúc không). Và con cũng nhận ra là Sự tác Ý này cũng không phải là con, mà do duyên sinh hay do nhân quả v.v... gì đó. Cho nên con chẳng ở trong Thân mà cũng chẳng ở trong Tâm, công việc của con bây giờ chỉ là thường sáng suốt biết mình thôi, nếu không thì các suy nghĩ hay hành động dù có tốt đẹp, hay xấu vẫn do Vô Minh chi phối. Và con thật sự nhẹ nhàng.
Mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con thêm.
Con kính tri ân Thầy. Nguyên mong Thầy được nhiều sức khỏe để chúng con được nương nhờ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2020

Câu hỏi:

Kính thầy,
Con xin trình bày trải nghiệm của con qua việc tìm đọc tử vi. Con đang trong thời gian dần nhận ra bản chất sự thật của tình yêu và hạnh phúc thực sự trong cuộc đời. Tuy nhiên vì còn tham ái nên còn tìm đọc tử vi của mình để hiểu rõ, xác nhận lại cuộc đời mình và mong ngóng về một tương lai tốt đẹp. Trong quá trình đọc, con nhận ra ý muốn loại bỏ những đau khổ và chấp giữ những điều tốt trong, tự nhiên, một cảm giác đọc rất bình thản xuất hiện. Tử vi vẫn đúng một cách tương đối nhưng đau khổ hay hạnh phúc cũng đều là bài học thật sự. Con thấy rõ mình đã làm sai gì và đã sống khác đi ra sao như thế nào trong suốt thời gian qua. Lần đầu tiên trong đời con, đọc tử vi mà chẳng còn lo sợ tương lai hay oán trách quá khứ nữa. Con lại còn phát hiện ra những mộng mị con còn thêu dệt trên những điều con hướng tâm đọc. Đúng là không có gì giỏi hơn việc sống ảo tưởng với đầy đủ tham sân si cuộn lại. Rồi sau đó mọi thứ ra mất, cảm giác bình lặng xuất hiện mà con cũng chẳng biết mô tả ra sao. Con vẫn còn đi đúng hướng phải không thầy?
Con bắt đầu nghe pháp thoại của thầy nhiều hơn. Con cũng đang dần quay về với con được. Thật sự thời gian qua con thấy rõ học bài học pháp mang lại và buông bỏ đi nhiều ảo tưởng của chính mình thêu dệt. Cảm giác cô đơn và mong tìm điểm tựa cũng giảm dần đi. Con vùng vẫy và còn nhiều ý muốn bỏ khổ tìm lạc lắm thầy. May mắn rằng con vẫn đủ khả năng để thấy biết mọi thứ rõ ràng. Con vẫn tiếp tục học bài học của con.
Tạ ơn thầy thật nhiều đã chỉ lối cho chúng đệ tử, tiếp thêm can đảm cho chúng con để sống "Tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh Phúc là tự tại giữa khổ đau" trong một cuộc đời bể dâu này.
Con
Tuệ Liễu Hạnh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Trong 1 lần trình Pháp trước, con còn lăn lăn về sự “triệt để” của sự buông bỏ cái Ta. Thầy có động viên con và Thầy nói về cái “Mật Hạnh” của bản ngã. Thầy dạy, bản ngã như là một giả thiết khoa học mà từ đó các nhà khoa học tìm ra những định luật. Đến nay hơn 1 tháng, hàng ngày trong cuộc sống con vẫn thực hành những Nguyên lý Thiền mà Thầy khai ngộ, và chiêm nghiệm thêm về cái Ta, cái Ngã, sự Vô Minh.
Đúng là buông ngay, buông hoàn toàn cái Ta là giải thoát rốt ráo, là mọi sự hoàn thành, nhưng không thể. Vì chính cái “ý muốn” buông bỏ cái Ta cũng đã khởi lên 1 cái Ta khác rồi rồi. Cái Ta nó chỉ tự biến mất khi nó đủ điều kiện – đó là khi Thấy Ra thực tại như nó đang là, là Chánh Kiến, là Tuệ Tri, là trọn vẹn với thực tại… Trong ngôn từ có hàng trăm cách diễn đạt tình trạng nhận diện được sự thật này, nếu bám vào cuộc chơi ngôn từ mà không có thực hành, không sống Đạo thì sẽ hiểu lầm hết - như ánh sáng xuất hiện thì bóng tối tự biến đi, như mây trôi thì mặt trăng hiển lộ. Cái mầu nhiệm của “công dụng” cái Ta, của cái “Muốn” là chính nó đã dẫn mình tới giải thoát.
Ngày xưa con cứ thắc mắc tại sao trong vô thỉ, cái Tâm nó vốn rỗng lặng, trong sáng, vốn tự hoàn hảo, vốn tự chiếu soi,… vậy mà nó khởi lên vô minh làm chi rồi bị ngăn che, rồi trôi lăn trong luân hồi sinh tử.
Nhưng nay con đã hiểu, ánh sáng tự nó không biết nó sáng cho đến khi bóng tối xuất hiện, đó là cái mầu nhiệm của bóng tối. Cái Minh vốn thường hằng nhưng nó cần có cái “Vô Minh” để cái Minh hiển lộ, để mình biết có một cái Minh đang tồn tại. Pháp thật nhiệm mầu, thật tráng lệ, huy hoàng, để rồi khi con cảm nhận được Pháp con cảm động như muốn ngộp thở. Con mới hiểu tại sao Thầy lặp đi lặp lại sự hoàn hảo của Pháp, Thầy luôn dạy phải tôn trọng sự vận hành của Pháp.
Con trôi lăn đến kiếp này, mắc bao nhiêu sai lầm trong học Đạo, nghiên cứu kinh sách, để rồi gặp Thầy, nghe Thầy, đọc Thầy, từng chữ, từng chữ,... con không cần suy nghĩ, chỉ nghe thôi mà “thấm mà dung nạp ngay lời ấy, như là Thầy giảng riêng cho con vậy”. Cho đến cả cái cách diễn đạt miền Trung của Thầy con cũng thấy quen thuộc, cũng như con biết chắc Thầy cũng đã trải qua những khổ đau, sai lầm,… để Thầy có những cái Thấy như vậy, và Đức Phật Gotama cũng vậy. Vì nếu không trải qua làm sao Thầy nói được như vậy? Mỗi bài Pháp của thầy con nghe không cần tư duy, nghe đi nghe lại vẫn không chán và mỗi lần nghe thêm là thêm một lần tươi mới trong khám phá, mặc dù ngôn từ giản dị.
Những khổ đau, những dằn vặt, những thao thức tìm hiểu Đạo của con khi nghe thầy giảng như một mảnh đất đã sẵn sàng và đã có hạt giống nhưng chỉ thiếu nước. Và Pháp đã vận hành để những giọt nước pháp thoại đến đúng thời điểm.
Những điều kì diệu như trên là Pháp vận hành phải không Thầy? Như vậy, nhiệm vụ của con quá đơn giản sao? Bỏ hết các gánh nặng xuống, ngay bây giờ, trở về, trọn vẹn, tỉnh thức cảm nhận thực tại. Tùy duyên để hành động cho Thuận Pháp. Con không cần băn khoăn làm như thế này có đúng hay sai, chỉ cần Làm mà đừng để cái Ta nó xen vô, thì làm gì cũng đúng (không cần ray rứt về kết quả).
Khi làm mà chỉ làm thôi thì mọi sự trên đời này đã hoàn thành rồi, Pháp đã bố trí cho con một cái công trình quá vĩ đại rồi, tại sao con lại muốn cái công trình nào nữa?
Con thành kính đảnh lễ và tri ân Thầy. Cho con gọi Thầy là Ân Sư nha Thầy!
Con - Nguyễn Triết
--------------

CON ĐÍNH KÈM DƯỚI ĐÂY LÀ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CŨ
Câu hỏi:
Kính gửi Thầy,
Con 40 tuổi, trước khi biết Pháp của Thầy, từ năm 15 tuổi con đã tha thiết muốn tìm hiểu và thực hành Phật Pháp nên con nghiên cứu lý thuyết Phật học rất nhiều, con tìm hiểu tất cả các Tông phái. Con cũng là người đọc rất nhiều các thể loại khác nên khá tự cao về kiến thức của mình.
Đọc kinh sách Đại thừa con “nạp” vô không nổi những thông tin về Phật như vừa sinh ra đã đi 7 bước, Phật sinh ra từ nách của Hoàng hậu,... con nghĩ Phật vốn đã vĩ đại không cần các chi tiết đó Phật vẫn vĩ đại. Rồi các lời hù dọa trong kinh như: trì 1 câu kinh này phước đức vô lượng, phỉ báng kinh này thì tội vô lượng,... nó làm cho khó tin kinh sách Đại thừa.

Rồi con tìm về Nguyên Thủy để tìm được chính xác hơn lời dạy của Phật, nhưng trong những kinh điển Nguyên thủy cũng chứa đựng đầy các thuyết hoang đường làm con hoang mang nữa. Nào là vừa cúng dường 1 vị A-la-hán xong đất hóa thành vàng ròng,... Con đi tham dự những khóa Thiền 10 ngày cũng không đi tới đâu.

Sau những trăn trở, tìm kiếm, sai lầm trong Đạo hàng chục năm, kiến thức sâu dày lên nhưng ngã mạn ngày càng lớn, dậm chân tại chỗ trong việc Tu cộng với những tham vọng trong đời dọc ngang tìm kiếm công danh sự nghiệp lên bờ xuống ruộng. Con trải qua quá nhiều khó khăn, thảm nhục, thất bại, cay đắng lẫn thành công ngọt ngào.
Pháp đã dẫn con đến gặp Thầy, tìm được qua những bài pháp thoại, những bài Hỏi đáp, Thư thầy trò, sách của Thầy, con uống từng chữ, ngày nào cũng phải “nạp” vô người lời Thầy, trong lúc làm việc máy tính, lái xe,...
Con vỡ ra từng mảng từng mảng, rồi khoảng 5-6 tháng nay con ứng dụng những cái Thấy đó trong cuộc sống hàng ngày, con thấy mình mới thật là tu, mới thật là đối diện với cái Tâm, mới đang học bài học Giác Ngộ, con thấy có tiến bộ.

Con xin trình bày việc Tu của riêng con để Thầy cho thêm lời khuyên nếu con hiểu sai ạ.
1. Mọi Gánh nặng của cuộc sống, mọi đau khổ, mọi phức tạp, mọi ganh ghét, sân hận,... đều có thể kết thúc ngay lập tức nếu đặt nó xuống ngay bây giờ. Chỉ cần không gắn nó vô là Ta, là của Ta, không có cái gì của ta hết, mọi thứ chỉ là Thân Thọ Tâm Pháp, các diễn biến là Pháp đang vận hành.

2. Con trở về là trở về ngay tại đây, ngay tại bây giờ, không cần nỗ lực “làm cuộc cách mạng cuộc đời” mà lấy ngay hoàn cảnh thực tại để trở về. Con hiện điều hành 3 dự án kinh doanh, có cái thuận lợi, có cái khó khăn, nó không chỉ của riêng con mà ảnh hưởng tới nhiều người. Những người liên quan đến các dự án của con là do Duyên, họ cùng con liên quan để học bài học Giác Ngộ. Con cứ lấy ngay thực tại của con hiện giờ và tiếp tục Tùy Duyên cùng nó để học bài học của Pháp vận hành, để thấy ra cái Tâm, cái Thân,... của mình trong mỗi hoạt động điều hành để từ đó Tu bài tu Thận trọng, Chú tâm, Quan sát; Trở về, Trọn vẹn, Tỉnh thức,...

3. Những khó khăn, những xao động trong việc kinh doanh càng làm cho con thấy rõ mình, thấy rõ người, thấy rõ Pháp.

4. Thiên kinh vạn quyển của Phật nói, lưu lại, thực ra chỉ để nói lên sự thật ngay tại bây giờ của con thôi, hiểu được nó rồi con không cần đọc kinh nữa. Nếu có thì cũng chỉ để kiểm chứng lại sự Giác Ngộ của mình thôi. Bài Kinh Đại Niệm xứ là đủ. Bài kinh cần tụng hàng ngày là cứ XEM DIỄN BIẾN THÂN THỌ TÂM PHÁP,... VỚI TƯ CÁCH MỘT KHÁN GIẢ XEM PHIM. Với trình độ của công nghệ thông tin hiện nay, sự lưu trữ kinh điển đã có Điện Toán đám mây lưu trữ và có quyền truy xuất bất cứ lúc nào. Học kinh nhiều sẽ lãng phí thời gian va chạm để giác ngộ, như ngài Anan vậy! Lời của Phật mà đem ra bàn là hiểu lầm, lời của Thầy cũng vậy, nếu ai ác ý cắt ra để bôi xấu Thầy là sẽ diễn đạt lung tung; nếu con mà chưa Thấy, chưa thấm, chưa nhận ra thì cũng sẽ hiểu lầm lời Thầy nghiêm trọng.

5. Đạo của Phật nói quá đơn giản, thấy ra, Vô Ngã một cái là gánh nặng buông xuống ngay, mọi việc như hoàn thành, nó dễ đến mức làm con kinh ngạc và sợ hãi. Nhưng vận dụng hàng ngày thì nó không dễ như lúc Thấy. Cứ chấp việc đó là Ta, của Ta một cái là, (do phóng dật, do thấy đã an lạc rồi,...) dù là chuyện rất nhỏ, ngay lập tức trùng trùng duyên khởi nổi lên, dẫn theo hàng loạt việc khác, phiền não khác. Điều này làm cho con càng hiểu rõ hơn khái niệm Uẩn của thầy dạy (khác với Uẩn mà con học được từ trước). Uẩn nó chỉ khởi lên từ khi cái Ta gắn vào.

6. Đôi lúc con hoang mang, mặc dù con cảm nhận được rằng những cái Thấy của Thầy đang chia sẻ cho con nó mới đúng là cái Phật muốn chia sẻ. Nhưng nó triệt để quá, nó quyết liệt quá mặc dù ngôn từ Thầy rất nhẹ nhàng. Nó là thép, là gươm, là bom nguyên tử: Buông hết, bỏ hết, học hết, chấp nhận hết, tận cùng thảm nhục cũng nhận luôn, tận cùng đớn đau cũng học,... nó làm cái Ta, của Ta trong con nó sợ hãi, cái Ta cố giữ lại cái gì đó mà con mơ hồ không hiểu, rồi nó làm con chậm tiến bộ.

Nguyên lý có sẵn, bỏ hết bỏ ngay chấp nhận hết, chấp nhận ngay cho tới tận mảy may thì là xong mọi sự, nhưng cái Ta vẫn muốn giữ cái gì đó. Rồi con tự hỏi, không biết Thầy dạy như vậy nhưng Thầy dám bỏ hết không? Thầy đã bỏ đã buông chưa? Tận cùng cái ngã sâu thẳm Thầy có buông được không? Con xin lỗi vì đã có những suy nghĩ bất kính như vậy và thắc mắc. Con hiểu lời Thầy và thấu nhưng còn thế thì những người không có Duyên làm sao nạp nổi lời Thầy!

Con còn muốn hỏi nữa, nói nữa, chia sẻ nữa, có lẽ cả quyển sách cũng chưa nói hết được những cái chiêm nghiệm về cái Thấy của con từ khi tiếp nhận Pháp của Thầy. Nhưng cũng có thể nói một câu cũng xong. Xin Thầy tha lỗi vì cái sự lủng củng của con trong tư duy và ngôn từ.
Con xin cảm ơn Thầy đã khai ngộ cho con, cho con được thoát ra, tự do, khoáng đạt, nhẹ bẫng,... (dù chỉ là trong những lúc tinh tấn). Con xin cầu chúc Thầy sức khỏe để tiếp tục miệt mài chia sẻ Pháp cho những người có Duyên.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thật hy hữu con đã thấy khá rõ những điều thầy nói và diễn đạt thấy biết của con rất mạch lạc. Có điều con chưa thấy "mật hạnh" của bản ngã. Đúng là chỉ cần buông cái "Ta" và "của Ta" là ngay đó giải thoát, nhưng mặt khác bản ngã ví như những giả thiết giúp các nhà khoa học tìm ra những định luật. Giả thiết không thật nhưng nhờ đó tìm ra định luật lại là thật. Cái ngã cũng vậy, nó không thật, nó vọng tưởng tìm tòi để tự thoả mãn tính cách muốn biết, muốn được sai lầm của nó, nhưng chính nhờ cái sai của nó đã giúp giác ngộ cái đúng sự thật, và khi toàn bộ sự thật đã được hiển bày thì cái ngã tự biến mất chứ không phải vội vàng buông bản ngã để mong được giải thoát. Đó chính là bí mật kỳ diệu của Pháp.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2020

Câu hỏi:

https://m.cafef.vn/nam-duoi-muc-nuoc-bien-va-dang-chim-dan-nhung-quoc-gia-nay-van-song-khoe-va-con-kiem-tien-tu-lu-lut-20200714172017799.chn
Con xin phép sư ông được chia sẻ bài viết này. Nội dung nói về người Hà Lan đối diện với biến đổi khí hậu, thay vì ở các nước khác người ta sẽ chọn phương án xây đập xây đê ngày càng cao lên để ngăn nước tràn vào thì Hà Lan lại chọn "thuận theo Mẹ thiên nhiên, để cho nước chảy vào bất cứ nơi nào có thể, sống chung với nước chứ không phải cố gắng chống lại sức nước. Những ao hồ, công viên, quảng trường và thậm chí là những bãi đỗ ô tô có thể dễ dàng trở thành những nơi trữ nước khổng lồ khi có lũ. Không ít người tin rằng nước biển dâng chỉ là tin vịt được phát tán bởi giới khoa học và báo chí, hay chúng ta có thể đối phó lại đơn giản bằng cách xây dựng tầng tầng lớp lớp rào chắn. Nhưng người Hà Lan cho rằng sự thực là đến cuối cùng thì không có cách nào để chống lại thiên nhiên."
Mấy trăm năm trước người Hà Lan cũng đi theo chiến lược xây đập và đê để chặn đứng những con sông và kênh rạch, nhưng suy nghĩ của họ đã thay đổi sau khi những cơn lũ buộc hàng trăm nghìn người phải di tản trong suốt những năm 1990. Theo Harold van Waveren, cố vấn cao cấp của chính phủ Hà Lan, những trận lũ "là lời cảnh tỉnh kêu gọi chúng tôi phải trả lại lãnh thổ cho các con sông".
"Chúng tôi không thể cứ xây những bức tường chắn ngày càng cao mà phải cho những con sông nhiều không gian hơn để chảy. Công tác bảo hộ trước biến đổi khí hậu chỉ có sức mạnh tương đương với điểm yếu nhất trong sợi dây xích, mà sợi dây của chúng tôi không chỉ bao gồm những con đập khổng lồ mà đó là quy hoạch đồng bộ, xử lý khủng hoảng, giáo dục, các ứng dụng online và không gian công cộng."

Như sư ông thường dạy bản thân Pháp đã vốn hoàn hảo, chúng sinh vì vô minh nên mãi theo đuổi phương tiện hay các pháp đối trị mà không biết sự thật ở chính tại đây và bây giờ mà những ai còn bụi nhiều trong mắt mãi đi tìm qua lý trí và khái niệm của họ để rồi kẹt trong dính mắc của bản ngã tạo ra. Con thành kính tri ân sư ông với tâm từ rộng lớn của mình mà khai thị biết bao năm qua không chỉ ở ngoài bằng các buổi trà đạo, các khóa giảng hàng năm mà còn là kho Phật học rộng lớn trên trang trungtamhotong, là những câu trả lời trên mục hỏi đáp mà sư ông trả lời gần như đều đặn hằng ngày mà mỗi câu trả lời là mỗi bài pháp để tất cả mọi người tự thắp đuốc mà đi trên bước đường tâm linh của chính mình.

Xem Câu Trả Lời »